1. Môn Toán
  2. Đề thi học kì 1 Toán 6 - Đề số 12 - Kết nối tri thức

Đề thi học kì 1 Toán 6 - Đề số 12 - Kết nối tri thức

Đề thi học kì 1 Toán 6 - Đề số 12 - Kết nối tri thức

Chào mừng các em học sinh đến với đề thi học kì 1 Toán 6 - Đề số 12 chương trình Kết nối tri thức. Đề thi này được thiết kế để giúp các em ôn luyện và đánh giá kiến thức đã học trong học kì.

montoan.com.vn cung cấp đề thi với cấu trúc bám sát chương trình học, đáp án chi tiết và lời giải dễ hiểu. Chúc các em làm bài tốt!

Đề bài

    I. Trắc nghiệm
    Câu 1 :

    Cho tập hợp M = {x ∈ N| 15 < x ≤ 20}. Hãy chọn khẳng định đúng:

    • A.
      M = {15; 16; 17; 18; 19}.
    • B.
      M = {15; 16; 17; 18;19; 20}.
    • C.
      M = {16; 17; 18; 19}.
    • D.
      M = {16; 17; 18; 19; 20}.
    Câu 2 :

    Số nào trong các số sau không là số nguyên tố?

    • A.
      2.
    • B.
      8.
    • C.
      5.
    • D.
      7.
    Câu 3 :

    Kết quả của phép tính 24: 2 bằng

    • A.
      2.
    • B.
      4.
    • C.
      8.
    • D.
      16.
    Câu 4 :

    Tìm các số nguyên âm trong các số sau: -5; 17; 0; -11; 12

    • A.
      -5; 17; -11; 12.
    • B.
      17; 12.
    • C.
      -5; -11.
    • D.
      -5; 0; -11.
    Câu 5 :

    Sắp xếp các số sau theo thứ tự giảm dần: -17; 30; - 29; -3; 14; 0; 24; -43. Kết quả đúng là:

    • A.
      -43; -29; -17; -3; 0; 14; 24; 30.
    • B.
      30; 24; 14; 0; -3; -17; -29; -43.
    • C.
      0; -3; -17; 14; 24; -29;30; -43.
    • D.
      -43; 24; -29; 14; -17; 30; -3; 0.
    Câu 6 :

    Kết quả của phép tính 59 – 70 là

    • A.
      11.
    • B.
      -11.
    • C.
      -129.
    • D.
      129.
    Câu 7 :

    Chọn phát biểu sai?

    • A.
      Hình vuông có bốn cạnh bằng nhau.
    • B.
      Hình vuông có bốn cặp cạnh đối song song.
    • C.
      Hình vuông có hai đường chéo bằng nhau.
    • D.
      Hình vuông có bốn góc bằng nhau.
    Câu 8 :

    Có bao nhiêu tính chất dưới đây là tính chất của hình thang cân?

    a) Trong hình thang cân có hai đường chéo bằng nhau và cắt nhau tại trung điểm mỗi đường.

    b) Trong hình thang cân có hai đường chéo bằng nhau.

    c) Trong hình thang cân có hai góc kề một đáy bằng nhau.

    d) Trong hình thang cân có hai cặp cạnh đối song song với nhau.

    • A.
      1.
    • B.
      2.
    • C.
      3.
    • D.
      4.
    Câu 9 :

    Kết luận nào sau đây không phải tính chất của hình thoi:

    • A.
      Hai đường cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.
    • B.
      Bốn góc bằng nhau.
    • C.
      Bốn cạnh bằng nhau.
    • D.
      Hai đường chéo vuông góc.
    Câu 10 :

    Cho hình vẽ. Hãy chọn đáp án đúng trong các đáp án sau:

    Đề thi học kì 1 Toán 6 - Đề số 12 - Kết nối tri thức 0 1

    • A.
      Hình chữ nhật vừa có trục đối xứng, vừa có tâm đối xứng.
    • B.
      Hình chữ nhật chỉ có trục đối xứng
    • C.
      Hình chữ nhật chỉ có tâm đối xứng.
    • D.
      Hình chữ nhật không có trục đối xứng, không có tâm đối xứng.
    Câu 11 :

    Hình nào dưới đây có tâm đối xứng

    Đề thi học kì 1 Toán 6 - Đề số 12 - Kết nối tri thức 0 2

    • A.
      Tam giác đều.
    • B.
      Cánh quạt.
    • C.
      Trái tim.
    • D.
      Cánh diều.
    Câu 12 :

    Biển báo nào sau đây không có trục đối xứng

    Đề thi học kì 1 Toán 6 - Đề số 12 - Kết nối tri thức 0 3

    • A.
      Biển d.
    • B.
      Biển c.
    • C.
      Biển b.
    • D.
      Biển a.
    II. Tự luận
    Câu 1 :

    Thực hiện phép tính

    a) 125 + (- 45) + 2023 + 45 + (- 125)

    b) \({\rm{ 5}}1.74{\rm{ }}-{\rm{ 5}}1.70{\rm{ }} - 51.4\)

    Câu 2 :

    Tìm số nguyên x, biết:

    a) 90 – x = 135

    b) 158 – 5x = 258

    Câu 3 :

    Số học sinh khối 6 của Trường Lữ Gia trong khoảng từ 400 đến 500 học sinh. Biết số học sinh này khi xếp hàng 15, hàng 18 đều vừa đủ. Tính số học sinh khối 6 của trường Lữ Gia.

    Câu 4 :

    Một công ty có hai cửa hàng A, B. Kết quả kinh doanh sau một năm của từng cửa hàng như sau:

    Cửa hàng A: lãi 425 triệu đồng.

    Cửa hàng B: lỗ 65 triệu đồng.

    Em hãy cho biết bình quân mỗi tháng công ty lãi hay lỗ bao nhiêu tiền từ hai cửa hàng đó?

    Câu 5 :

    Một chiếc bàn có mặt bàn là hình lục giác đều như hình dưới đây. Biết rằng độ dài đường chéo chính là 1,2m ; em hãy tính khoảng cách từ tâm đối xứng của mặt bàn đến mỗi đỉnh và chu vi của mặt bàn.

    Đề thi học kì 1 Toán 6 - Đề số 12 - Kết nối tri thức 0 4

    Câu 6 :

    Một thửa ruộng hình thang có đáy bé 26m, đáy lớn hơn đáy bé 8m, đáy bé hơn chiều cao 6m. Trung bình cứ 100m2 thu hoạch được 70kg thóc. Hỏi thu hoạch được bao nhiêu ki-lô-gam thóc trên thửa ruộng đó?

    Lời giải và đáp án

      I. Trắc nghiệm
      Câu 1 :

      Cho tập hợp M = {x ∈ N| 15 < x ≤ 20}. Hãy chọn khẳng định đúng:

      • A.
        M = {15; 16; 17; 18; 19}.
      • B.
        M = {15; 16; 17; 18;19; 20}.
      • C.
        M = {16; 17; 18; 19}.
      • D.
        M = {16; 17; 18; 19; 20}.

      Đáp án : D

      Phương pháp giải :

      Dựa vào cách biểu diễn tập hợp.

      Lời giải chi tiết :

      M = {x ∈ N| 15 < x ≤ 20} = {16; 17; 18; 19; 20}.

      Câu 2 :

      Số nào trong các số sau không là số nguyên tố?

      • A.
        2.
      • B.
        8.
      • C.
        5.
      • D.
        7.

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Dựa vào kiến thức về số nguyên tố: Số nguyên tố là số tự nhiên lớn hơn 1, chỉ có 2 ước là 1 và chính nó.

      Lời giải chi tiết :

      Ta có:

      Ư(2) = {1; 2}

      Ư(8) = {1; 2; 4; 8}

      Ư(5) = {1; 5}

      Ư(7) = {1; 7}

      => 8 không phải số nguyên tố.

      Câu 3 :

      Kết quả của phép tính 24: 2 bằng

      • A.
        2.
      • B.
        4.
      • C.
        8.
      • D.
        16.

      Đáp án : C

      Phương pháp giải :

      Sử dụng quy tắc chia hai lũy thừa cùng cơ số

      Lời giải chi tiết :

      Ta có: \({2^4}:2 = {2^{4 - 1}} = {2^3} = 8\).

      Câu 4 :

      Tìm các số nguyên âm trong các số sau: -5; 17; 0; -11; 12

      • A.
        -5; 17; -11; 12.
      • B.
        17; 12.
      • C.
        -5; -11.
      • D.
        -5; 0; -11.

      Đáp án : C

      Phương pháp giải :

      Số nguyên âm được nhận biết bằng dấu “ – “ ở trước số tự nhiên khác 0.

      Lời giải chi tiết :

      Các số nguyên âm là: -5; -11.

      Câu 5 :

      Sắp xếp các số sau theo thứ tự giảm dần: -17; 30; - 29; -3; 14; 0; 24; -43. Kết quả đúng là:

      • A.
        -43; -29; -17; -3; 0; 14; 24; 30.
      • B.
        30; 24; 14; 0; -3; -17; -29; -43.
      • C.
        0; -3; -17; 14; 24; -29;30; -43.
      • D.
        -43; 24; -29; 14; -17; 30; -3; 0.

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      - So sánh các số với 0.

      - So sánh các số nguyên âm với nhau, các số nguyên dương với nhau.

      Lời giải chi tiết :

      Ta có các số nguyên âm là: -17; -29; -3; -43.

      Các số nguyên dương là: 30; 14; 24.

      Vì 3 < 17 < 29 < 43 nên -3 > -17 > -29 > -43.

      30 > 24 > 14.

      Các số theo thứ tự giảm dần là: 30; 24; 14; 0; -3; -17; -29; -43.

      Câu 6 :

      Kết quả của phép tính 59 – 70 là

      • A.
        11.
      • B.
        -11.
      • C.
        -129.
      • D.
        129.

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Sử dụng quy tắc trừ hai số nguyên.

      Lời giải chi tiết :

      Ta có: 59 – 70 = - (70 – 59) = - 11.

      Câu 7 :

      Chọn phát biểu sai?

      • A.
        Hình vuông có bốn cạnh bằng nhau.
      • B.
        Hình vuông có bốn cặp cạnh đối song song.
      • C.
        Hình vuông có hai đường chéo bằng nhau.
      • D.
        Hình vuông có bốn góc bằng nhau.

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Dựa vào kiến thức về hình vuông:

      Một số yếu tố cơ bản của hình vuông

      - Bốn cạnh bằng nhau.

      - Bốn góc bằng nhau và bằng 900.

      - Hai đường chéo bằng nhau.

      Lời giải chi tiết :

      Hình vuông chỉ có hai cặp cạnh đối nên đáp án B sai.

      Câu 8 :

      Có bao nhiêu tính chất dưới đây là tính chất của hình thang cân?

      a) Trong hình thang cân có hai đường chéo bằng nhau và cắt nhau tại trung điểm mỗi đường.

      b) Trong hình thang cân có hai đường chéo bằng nhau.

      c) Trong hình thang cân có hai góc kề một đáy bằng nhau.

      d) Trong hình thang cân có hai cặp cạnh đối song song với nhau.

      • A.
        1.
      • B.
        2.
      • C.
        3.
      • D.
        4.

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Dựa vào kiến thức về hình thang cân:

      Hình thang cân có: 

      - Hai cạnh bên bằng nhau.

      - Hai đường chéo bằng nhau

      - Hai đáy song song với nhau

      - Hai góc kề một đáy bằng nhau.

      Lời giải chi tiết :

      Trong các ý trên, các ý là tính chất của hình thang là: b, c.

      Ý a sai vì hai đường chéo của hình thang cân không cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.

      Ý d sai vì hình thang cân chỉ có hai đáy song song với nhau, hai cạnh bên không song song với nhau.

      Câu 9 :

      Kết luận nào sau đây không phải tính chất của hình thoi:

      • A.
        Hai đường cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.
      • B.
        Bốn góc bằng nhau.
      • C.
        Bốn cạnh bằng nhau.
      • D.
        Hai đường chéo vuông góc.

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Dựa vào kiến thức về hình thoi:

      Một số yếu tố cơ bản của hình thoi

      - Bốn cạnh bằng nhau

      - Hai đường chéo vuông góc với nhau.

      - Các cạnh đối song song với nhau

      - Các góc đối bằng nhau

      Lời giải chi tiết :

      Bốn góc của hình thoi không bằng nhau nên B sai.

      Câu 10 :

      Cho hình vẽ. Hãy chọn đáp án đúng trong các đáp án sau:

      Đề thi học kì 1 Toán 6 - Đề số 12 - Kết nối tri thức 1 1

      • A.
        Hình chữ nhật vừa có trục đối xứng, vừa có tâm đối xứng.
      • B.
        Hình chữ nhật chỉ có trục đối xứng
      • C.
        Hình chữ nhật chỉ có tâm đối xứng.
      • D.
        Hình chữ nhật không có trục đối xứng, không có tâm đối xứng.

      Đáp án : A

      Phương pháp giải :

      Dựa vào kiến thức về trục đối xứng, tâm đối xứng của hình chữ nhật.

      Lời giải chi tiết :

      Mỗi đường thẳng đi qua trung điểm hai cạnh đối diện là một trục đối xứng của hình chữ nhật.

      Tâm đối xứng của hình chữ nhật là giao điểm của hai đường chéo.

      => Hình chữ nhật vừa có trục đối xứng, vừa có tâm đối xứng.

      Câu 11 :

      Hình nào dưới đây có tâm đối xứng

      Đề thi học kì 1 Toán 6 - Đề số 12 - Kết nối tri thức 1 2

      • A.
        Tam giác đều.
      • B.
        Cánh quạt.
      • C.
        Trái tim.
      • D.
        Cánh diều.

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Dựa vào kiến thức về hình có tâm đối xứng: Những hình có một điểm O sao cho khi quay nửa vòng quanh điểm O ta được vị trí mới của hình chồng khít với vị trí ban đầu (trước khi quay) thì được gọi là hình có tâm đối xứng và điểm O được gọi là tâm đối xứng của hình.

      Lời giải chi tiết :

      Hình có tâm đối xứng là hình cánh quạt.

      Đề thi học kì 1 Toán 6 - Đề số 12 - Kết nối tri thức 1 3

      Câu 12 :

      Biển báo nào sau đây không có trục đối xứng

      Đề thi học kì 1 Toán 6 - Đề số 12 - Kết nối tri thức 1 4

      • A.
        Biển d.
      • B.
        Biển c.
      • C.
        Biển b.
      • D.
        Biển a.

      Đáp án : B

      Phương pháp giải :

      Dựa vào kiến thức về hình có trục đối xứng: Có một đường thẳng d chia hình thành hai phần mà khi ta “gấp” hình theo đường thẳng d thì hai phần đó “chồng khít” lên nhau.

      Lời giải chi tiết :

      Hình c không có trục đối xứng.

      Đề thi học kì 1 Toán 6 - Đề số 12 - Kết nối tri thức 1 5

      II. Tự luận
      Câu 1 :

      Thực hiện phép tính

      a) 125 + (- 45) + 2023 + 45 + (- 125)

      b) \({\rm{ 5}}1.74{\rm{ }}-{\rm{ 5}}1.70{\rm{ }} - 51.4\)

      Phương pháp giải :

      a) Sử dụng tính chất của phép cộng để tính hợp lí.

      b) Sử dụng tính chất phân phối của phép nhân với phép trừ để tính hợp lí.

      Lời giải chi tiết :

      a) 125 + (- 45) + 2023 + 45 + (- 125)

      = (125 – 125) + (-45 + 45) + 2023

      = 0 + 0 + 2023

      = 2023.

      b) \({\rm{ 5}}1.74{\rm{ }}-{\rm{ 5}}1.70{\rm{ }} - 51.4\)

      = 51.(74 – 70 – 4)

      = 51.0

      = 0.

      Câu 2 :

      Tìm số nguyên x, biết:

      a) 90 – x = 135

      b) 158 – 5x = 258

      Phương pháp giải :

      Sử dụng các phép tính với số nguyên để tìm x.

      Lời giải chi tiết :

      a) 90 – x = 135

      x = 90 – 135

      x = - 45

      Vậy x = - 45.

      b) 158 – 5x = 258

      5x = 158 – 258 = - 100

      x = - 100: 5

      x = -20

      Vậy x = -20.

      Câu 3 :

      Số học sinh khối 6 của Trường Lữ Gia trong khoảng từ 400 đến 500 học sinh. Biết số học sinh này khi xếp hàng 15, hàng 18 đều vừa đủ. Tính số học sinh khối 6 của trường Lữ Gia.

      Phương pháp giải :

      Gọi x là số học sinh khối 6. (học sinh) (x là BC(15; 18) và 400 < x < 500).

      + Tìm BCNN(15; 18).

      + BC(15; 18) là tập hợp bội của BCNN(15; 18).

      + Chọn trong số đó bội thỏa mãn điều kiện đã cho.

      Lời giải chi tiết :

      Gọi x là số học sinh khối 6 (học sinh) => 400 < x < 500 và x là BC( 15; 18)

      Ta có: 15 = 3.5; 18 = 2.32 nên BCNN(15; 18) = 2.32.5 = 90

      BC (15; 18) = {0; 90; 180; 270; 360; 450; ....}

      Vì 400 < x < 500 nên x = 450.

      Vậy khối 6 có 450 học sinh.

      Câu 4 :

      Một công ty có hai cửa hàng A, B. Kết quả kinh doanh sau một năm của từng cửa hàng như sau:

      Cửa hàng A: lãi 425 triệu đồng.

      Cửa hàng B: lỗ 65 triệu đồng.

      Em hãy cho biết bình quân mỗi tháng công ty lãi hay lỗ bao nhiêu tiền từ hai cửa hàng đó?

      Phương pháp giải :

      Tính tổng số tiền thu được trong 1 năm của cả hai cửa hàng A và B.

      Một năm có 12 tháng nên lấy tổng số tiền chia cho 12 ta được số tiền bình quân mỗi tháng của công ty từ hai cửa hàng.

      Lời giải chi tiết :

      Số tiền thu được trong 1 năm từ cửa hàng A và cửa hàng B là

      425 + ( - 65) = 360 (triệu đồng)

      Số tiền thu được mỗi tháng từ cửa hàng A và B là:

       360 : 12 = 30 (triệu đồng)

      Vậy bình quân mỗi tháng công ty lãi 30 triệu đồng từ hai cửa hàng đó.

      Câu 5 :

      Một chiếc bàn có mặt bàn là hình lục giác đều như hình dưới đây. Biết rằng độ dài đường chéo chính là 1,2m ; em hãy tính khoảng cách từ tâm đối xứng của mặt bàn đến mỗi đỉnh và chu vi của mặt bàn.

      Đề thi học kì 1 Toán 6 - Đề số 12 - Kết nối tri thức 1 6

      Phương pháp giải :

      - Dựa vào tính chất của hình lục giác đều.

      - Dựa vào tính chất tâm đối xứng để tính khoảng cách từ tâm đối xứng đến mỗi đỉnh của hình lục giác.

      - Tính chu vi hình lục giác.

      Lời giải chi tiết :

      Đề thi học kì 1 Toán 6 - Đề số 12 - Kết nối tri thức 1 7

      Gọi O là tâm đối xứng của mặt bàn.

      Khoảng cách giữa tâm O đến mỗi đỉnh của mặt bàn hình lục giác đều là: OA = 1,2 : 2 = 0,6 (m).

      Tam giác OAB là tam giác đều nên cạnh của hình lục giác đều là: AB = OA = 0,6m.

      Chu vi của mặt bàn hình lục giác đều là: 0,6 . 6 = 3,6 (m).

      Vậy chu vi của mặt bàn là 3,6 m.

      Câu 6 :

      Một thửa ruộng hình thang có đáy bé 26m, đáy lớn hơn đáy bé 8m, đáy bé hơn chiều cao 6m. Trung bình cứ 100m2 thu hoạch được 70kg thóc. Hỏi thu hoạch được bao nhiêu ki-lô-gam thóc trên thửa ruộng đó?

      Phương pháp giải :

      Tính độ dài đáy lớn và chiều cao của thửa ruộng.

      Sử dụng công thức tính diện tích hình thang để tính diện tích thửa ruộng.

      Tính số kg thóc thu được.

      Lời giải chi tiết :

      Đáy lớn của thửa ruộng hình thang là:

      26 + 8 = 34 (m)

      Chiều cao của thửa ruộng hình thang là:

      26 – 6 = 20 (m)

      Diện tích thửa ruộng hình thang là:

      (34 + 26).20: 2 = 600 (m2)

      Vì trung bình cứ 100m2 thu hoạch được 70kg thóc nên số ki-lô-gam thóc thu hoạch được trên thửa ruộng đó:

      600 : 100 . 70 = 420 (kg)

      Vậy thu hoạch được 420 kg thóc trên thửa ruộng đó.

      Bạn đang tiếp cận nội dung Đề thi học kì 1 Toán 6 - Đề số 12 - Kết nối tri thức thuộc chuyên mục bài tập toán lớp 6 trên nền tảng toán học. Bộ bài tập toán trung học cơ sở này được biên soạn chuyên sâu và bám sát chặt chẽ khung chương trình sách giáo khoa hiện hành, nhằm tối ưu hóa toàn diện quá trình ôn luyện, củng cố kiến thức Toán lớp 6 cho học sinh thông qua phương pháp tiếp cận trực quan và mang lại hiệu quả vượt trội.
      Ghi chú: Quý thầy, cô giáo và bạn đọc có thể chia sẻ tài liệu trên MonToan.com.vn bằng cách gửi về:
      Facebook: MÔN TOÁN
      Email: montoanmath@gmail.com

      Đề thi học kì 1 Toán 6 - Đề số 12 - Kết nối tri thức: Tổng quan và Hướng dẫn Giải Chi Tiết

      Đề thi học kì 1 Toán 6 - Đề số 12 chương trình Kết nối tri thức là một công cụ quan trọng giúp học sinh lớp 6 ôn tập và củng cố kiến thức đã học trong nửa học kì đầu tiên. Đề thi bao gồm các dạng bài tập khác nhau, từ cơ bản đến nâng cao, giúp học sinh rèn luyện kỹ năng giải toán và làm quen với cấu trúc đề thi thực tế.

      Cấu trúc Đề thi học kì 1 Toán 6 - Đề số 12 - Kết nối tri thức

      Đề thi thường bao gồm các phần sau:

      • Phần trắc nghiệm: Kiểm tra kiến thức lý thuyết và khả năng vận dụng nhanh các công thức, định nghĩa.
      • Phần tự luận: Yêu cầu học sinh trình bày chi tiết lời giải cho các bài toán, thể hiện khả năng tư duy logic và giải quyết vấn đề.

      Các chủ đề thường xuất hiện trong đề thi bao gồm:

      • Số tự nhiên: Các phép toán, tính chất chia hết, ước và bội.
      • Phân số: Các phép toán, so sánh phân số, rút gọn phân số.
      • Số thập phân: Các phép toán, so sánh số thập phân, chuyển đổi giữa phân số và số thập phân.
      • Hình học: Các khái niệm cơ bản về điểm, đường thẳng, đoạn thẳng, góc.

      Hướng dẫn Giải Đề thi học kì 1 Toán 6 - Đề số 12 - Kết nối tri thức

      Để đạt kết quả tốt trong kỳ thi, học sinh cần:

      1. Nắm vững kiến thức lý thuyết: Hiểu rõ các định nghĩa, tính chất, công thức đã học.
      2. Luyện tập thường xuyên: Giải nhiều bài tập khác nhau để rèn luyện kỹ năng và làm quen với các dạng bài tập.
      3. Đọc kỹ đề bài: Hiểu rõ yêu cầu của đề bài trước khi bắt đầu giải.
      4. Trình bày lời giải rõ ràng, logic: Viết các bước giải một cách chi tiết, dễ hiểu.
      5. Kiểm tra lại kết quả: Sau khi giải xong, hãy kiểm tra lại kết quả để đảm bảo tính chính xác.

      Ví dụ Minh họa

      Bài 1: Tính giá trị của biểu thức: 12 + 3 x 4 - 5

      Lời giải:

      12 + 3 x 4 - 5 = 12 + 12 - 5 = 24 - 5 = 19

      Tầm quan trọng của việc luyện tập với Đề thi học kì 1 Toán 6 - Đề số 12 - Kết nối tri thức

      Việc luyện tập với đề thi giúp học sinh:

      • Đánh giá được trình độ hiện tại của mình.
      • Xác định được những kiến thức còn yếu để tập trung ôn tập.
      • Làm quen với cấu trúc đề thi thực tế.
      • Rèn luyện kỹ năng giải toán và làm bài thi.
      • Tăng sự tự tin khi bước vào kỳ thi.

      montoan.com.vn: Nguồn tài liệu học Toán 6 uy tín

      montoan.com.vn là một trang web cung cấp các tài liệu học Toán 6 chất lượng, bao gồm:

      • Đề thi học kì, đề kiểm tra.
      • Bài tập luyện tập.
      • Video bài giảng.
      • Đáp án và lời giải chi tiết.

      Hãy truy cập montoan.com.vn để có thêm nhiều tài liệu hữu ích và hỗ trợ cho việc học Toán 6 của bạn!

      Lời khuyên cho học sinh

      Hãy dành thời gian ôn tập và luyện tập thường xuyên để đạt kết quả tốt nhất trong kỳ thi học kì 1 Toán 6. Đừng ngần ngại hỏi thầy cô giáo hoặc bạn bè nếu gặp khó khăn trong quá trình học tập. Chúc các em thành công!

      Chủ đềMức độ quan trọng
      Số tự nhiênCao
      Phân sốTrung bình
      Số thập phânTrung bình
      Hình họcThấp
      Nguồn: montoan.com.vn

      Tài liệu, đề thi và đáp án Toán 6

      Tài liệu, đề thi và đáp án Toán 6