montoan.com.vn xin giới thiệu Đề thi giữa kì 2 Toán 6 Kết nối tri thức - Đề số 7. Đề thi được biên soạn bám sát chương trình học, giúp học sinh làm quen với cấu trúc đề thi và rèn luyện kỹ năng giải toán.
Đề thi bao gồm các dạng bài tập khác nhau, từ trắc nghiệm đến tự luận, giúp học sinh đánh giá toàn diện kiến thức đã học. Đi kèm với đề thi là đáp án chi tiết, giúp học sinh tự kiểm tra và khắc phục những điểm còn yếu.
Trong cách viết sau, cách viết nào cho ta phân số?
Số đối của phân số \( - \frac{{16}}{{25}}\) là:
Phân số nào sau đây bằng phân số \(\frac{3}{4}\)?
Tìm số nguyên \(y\) biết \(\frac{2}{{ - 3}} = \frac{6}{{ - y}}\).
Số \(3,148\) được làm tròn đến hàng phần chục?
Phân số \(\frac{{ - 31}}{{10}}\) được viết dưới dạng số thập phân?
Tính \(25\% \) của \(20\)?
Kết quả phép tính \(1,3 + 3,4 - 4,7 + 5,6 - 4,3\) là:
Cho hình vẽ
Số giao điểm tạo bởi 4 đường thẳng trong hình trên là:
Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau:
Qua 2 điểm phân biệt ta vẽ được:
Chohình vẽ. Hai tia nào đối nhau?
Trong hình vẽ sau đây có bao nhiêu đoạn thẳng?
Thực hiện các phép tính (tính hợp lí nếu có thể):
a) A = \(\frac{1}{2}\)+\(\frac{1}{3}\)
b) \(B = \;6,3 + \left( { - {\rm{ }}6,3} \right) + 4,9\)
c) \(C = \frac{{ - 3}}{7} + \frac{5}{{14}} - \frac{4}{7} + \frac{3}{{12}} + \frac{9}{{14}}\)s
Tìm x, biết: \(\)
a) \(x - 5,01 = 7,02 - 3\;\)
b) \(\,\frac{1}{5} - \left( {\frac{2}{3} - x} \right) = \frac{{ - 3}}{5}\)
Một đám đất hình chữ nhật có chiều rộng 60m, chiều dài bằng \(\frac{4}{3}\) chiều rộng. Người ta để \(\frac{7}{{12}}\)diện tích đám đất đó trồng cây, \(30\% \) diện tích còn lại đó để đào ao thả cá. Diện tích ao bằng bao nhiêu phần trăm diện tích cả đám đất?
Cho \(Ox\) và \(Oy\) là hai tia đối nhau. Trên tia \(Ox\) lấy điểm \(A\) sao cho \(OA = 6cm\). Trên tia \(Oy\) lấy điểm \(B\) sao cho \(OB = 3cm\). Gọi \(M,N\) lần lượt là trung điểm của \(OA,OB\).
a) Tính \(OM,{\rm{ }}ON\)?
b) Tính độ dài đoạn thẳng \(MN\)?
a) Tính tổng \(A = \frac{1}{3} + \frac{1}{6} + \frac{1}{{10}} + \frac{1}{{15}} + ... + \frac{1}{{45}}\).
b) Chứng minh \(M = \frac{{n - 1}}{{n - 2}}\,\,\,\left( {n \in {\rm Z}\,;\,n \ne 2} \right)\) là phân số tối giản.
Trong cách viết sau, cách viết nào cho ta phân số?
Đáp án : A
Dựa vào khái niệm về phân số.
\(\frac{{0,25}}{{ - 3}}\) không phải phân số vì \(0,25 \notin \mathbb{Z}\).
\(\frac{5}{0}\) không phải phân số vì 0 nằm ở mẫu.
\(\frac{{6,23}}{{7,4}}\) không phải phân số vì \(6,23;7,4 \notin \mathbb{Z}\).
\(\frac{4}{7}\) là phân số vì \(4;7 \in \mathbb{Z};7 \ne 0\).
Đáp án A.
Số đối của phân số \( - \frac{{16}}{{25}}\) là:
Đáp án : A
Số đối của phân số \(\frac{a}{b}\) là phân số \( - \frac{a}{b}\).
Số đối của phân số \( - \frac{{16}}{{25}}\) là\(\frac{{16}}{{25}}\).
Đáp án A.
Phân số nào sau đây bằng phân số \(\frac{3}{4}\)?
Đáp án : C
Sử dụng quy tắc nhân cả tử và mẫu của một phân số: Nếu ta nhân cả tử và mẫu của một phân số với cùng 1 số nguyên khác 0 thì ta được một phân số bằng phân số đã cho.
Ta có: \(\frac{3}{4} = \frac{{3.2}}{{4.2}} = \frac{6}{8}\) nên phân số \(\frac{6}{8} = \frac{3}{4}\).
Đáp án C.
Tìm số nguyên \(y\) biết \(\frac{2}{{ - 3}} = \frac{6}{{ - y}}\).
Đáp án : D
Hai phân số \(\frac{a}{b} = \frac{c}{d}\) nếu ad = bc.
Ta có: \(\frac{2}{{ - 3}} = \frac{6}{{ - y}}\) nên
\(\begin{array}{l}2.\left( { - y} \right) = 6.\left( { - 3} \right)\\ - 2y = - 18\\y=(-18):(-2)\\y = 9\end{array}\)
Đáp án D.
Số \(3,148\) được làm tròn đến hàng phần chục?
Đáp án : B
Dựa vào quy tắc làm tròn số.
Số \(3,148\) được làm tròn đến hàng phần chục là 3,1.
Đáp án B.
Phân số \(\frac{{ - 31}}{{10}}\) được viết dưới dạng số thập phân?
Đáp án : D
Dựa vào kiến thức về số thập phân.
Phân số \(\frac{{ - 31}}{{10}}\) được viết dưới dạng số thập phân là -3,1.
Đáp án D.
Tính \(25\% \) của \(20\)?
Đáp án : B
Muốn tìm giá trị a% của số b, ta tính: \(b.a\% = b.\frac{a}{{100}}\).
25% của 20 là: \(20.25\% = 20.\frac{{25}}{{100}} = 20.\frac{1}{4} = 5\).
Đáp án B.
Kết quả phép tính \(1,3 + 3,4 - 4,7 + 5,6 - 4,3\) là:
Đáp án : A
Dựa vào quy tắc cộng, trừ số thập phân.
Ta có:
\(\begin{array}{l}1,3 + 3,4 - 4,7 + 5,6 - 4,3\\ = 1,3 + \left( {3,4 + 5,6} \right) - \left( {4,7 + 4,3} \right)\\ = 1,3 + 9 - 9\\ = 1,3\end{array}\)
Đáp án A.
Cho hình vẽ
Số giao điểm tạo bởi 4 đường thẳng trong hình trên là:
Đáp án : D
Quan sát hình vẽ để trả lời.
Có 4 giao điểm tạo bởi 4 đường thẳng trong hình trên.
Đáp án D.
Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau:
Qua 2 điểm phân biệt ta vẽ được:
Đáp án : A
Dựa vào kiến thức về điểm và đường thẳng.
Qua hai điểm phân biệt ta chỉ vẽ được 1 đường thẳng nên A đúng.
Đáp án A.
Chohình vẽ. Hai tia nào đối nhau?
Đáp án : A
Dựa vào kiến thức về tia.
Hai tia OA và OB là hai tia đối nhau.
Đáp án A.
Trong hình vẽ sau đây có bao nhiêu đoạn thẳng?
Đáp án : D
Dựa vào kiến thức về đoạn thẳng.
Có 6 đoạn thẳng trong hình vẽ, đó là: KJ, KL, KN, JL, JN, LN.
Đáp án D.
Thực hiện các phép tính (tính hợp lí nếu có thể):
a) A = \(\frac{1}{2}\)+\(\frac{1}{3}\)
b) \(B = \;6,3 + \left( { - {\rm{ }}6,3} \right) + 4,9\)
c) \(C = \frac{{ - 3}}{7} + \frac{5}{{14}} - \frac{4}{7} + \frac{3}{{12}} + \frac{9}{{14}}\)s
Dựa vào các quy tắc tính với phân số và số thập phân.
a) A = \(\frac{1}{2}\) + \(\frac{1}{3}\) = \(\frac{3}{6} + \frac{2}{6} = \frac{5}{6}\)
b) B = 6,3 + (-6,3) + 4,9 = [6,3 + (-6,3)] + 4,9 = 0 + 4,9 = 4,9
c) \(C = \frac{{ - 3}}{7} + \frac{5}{{14}} - \frac{4}{7} + \frac{3}{{12}} + \frac{9}{{14}}\)\( = \left( {\frac{{ - 3}}{7} - \frac{4}{7}} \right) + \left( {\frac{5}{{14}} + \frac{9}{{14}}} \right) + \frac{3}{{12}}\) \( = - 1 + 1 + \frac{3}{{12}}\) \( = \frac{3}{{12}}\) = \(\frac{1}{4}\)
Tìm x, biết: \(\)
a) \(x - 5,01 = 7,02 - 3\;\)
b) \(\,\frac{1}{5} - \left( {\frac{2}{3} - x} \right) = \frac{{ - 3}}{5}\)
Dựa vào quy tắc tính với phân số và số thập phân để tìm x.
a) x - 5,01 = 7,02 - 3
x - 5,01 = 4,02
x = 4,02 + 5,01
x = 9,03
Vậy \(x = 9,03\)
b) \(\frac{1}{5} - \left( {\frac{2}{3} - x} \right) = \frac{{ - 3}}{5}\)
\(\frac{2}{3} - x = \frac{1}{5} - \frac{{ - 3}}{5}\)
\(x = \frac{2}{3} - \frac{4}{5}\)
Vậy x = \(\frac{{ - 2}}{{15}}\)
Một đám đất hình chữ nhật có chiều rộng 60m, chiều dài bằng \(\frac{4}{3}\) chiều rộng. Người ta để \(\frac{7}{{12}}\)diện tích đám đất đó trồng cây, \(30\% \) diện tích còn lại đó để đào ao thả cá. Diện tích ao bằng bao nhiêu phần trăm diện tích cả đám đất?
Sử dụng các phép tính với phân số và tỉ số phần trăm để tìm tính chiều dài đám đất, diện tích trồng cây, diên tích ao cá.
Sử dụng công thức tính diện tích hình chữ nhật để tính diện tích đám đất.
Tính diện tích ao bằng bao nhiêu phần trăm diện tích cả đám đất bằng công thức:
Diện tích ao : diện tích cả đám đất . 100.
Chiều dài đám đất là: \(60.\frac{4}{3} = 80\)(m)
Diện tích đám đất là: \(60.80 = 4800\)(m2)
Diện tích trồng cây là: \(4800.\frac{7}{{12}} = 2800\)(m2)
Diện tích đất còn lại sau khi trồng cây là: \(4800 - 2800 = 2000\)(m)
Diện tích ao cá: \(2000.30\% = 600\)(m2)
Diện tích ao bằng: \(600:4800 = {\rm{ }}0,125{\rm{ }} = 12,5\% \).
Vậy diện tích ao bằng 12,5% diện tích đám đất
Cho \(Ox\) và \(Oy\) là hai tia đối nhau. Trên tia \(Ox\) lấy điểm \(A\) sao cho \(OA = 6cm\). Trên tia \(Oy\) lấy điểm \(B\) sao cho \(OB = 3cm\). Gọi \(M,N\) lần lượt là trung điểm của \(OA,OB\).
a) Tính \(OM,{\rm{ }}ON\)?
b) Tính độ dài đoạn thẳng \(MN\)?
Vẽ hình theo yêu cầu đề bài.
a) Sử dụng tính chất của trung điểm để tìm OM, ON.
b) Vì O nằm giữa MN nên MN = OM + ON.
a) Do \(M\) là trung điểm của \(OA\) nên ta có:
\(OM = MA = \frac{{OA}}{2} = \frac{6}{2} = 3(cm)\)
Do \(N\) là trung điểm của \(OB\) nên ta có:
\(ON = NB = \frac{{OB}}{2} = \frac{3}{2} = 1,5(cm)\)
b) Vì điểm \(O\) nằm giữa hai điểm \(M,N\) nên ta có: \(MN = OM + ON\)
Suy ra \(MN = 3 + 1,5 = 4,5(cm)\)
Vậy \({\rm{MN = 4,5 cm}}\).
a) Tính tổng \(A = \frac{1}{3} + \frac{1}{6} + \frac{1}{{10}} + \frac{1}{{15}} + ... + \frac{1}{{45}}\).
b) Chứng minh \(M = \frac{{n - 1}}{{n - 2}}\,\,\,\left( {n \in {\rm Z}\,;\,n \ne 2} \right)\) là phân số tối giản.
a) Nhân cả tử và mẫu của các phân số trong A với 2.
Rút 2 ra ngoài, biến đổi các phân số \(\frac{1}{{a\left( {a + 1} \right)}}\) thành \(\frac{1}{a} - \frac{1}{{a + 1}}\) (vì \(\frac{1}{{a\left( {a + 1} \right)}} = \frac{1}{a} - \frac{1}{{a + 1}}\))
Tính A.
b) Để chứng minh phân số tổi giản, ta chứng minh ƯCLN của tử số và mẫu số là 1.
a) Ta có \(A = \frac{1}{3} + \frac{1}{6} + \frac{1}{{10}} + \frac{1}{{15}} + ... + \frac{1}{{45}} = \frac{2}{6} + \frac{2}{{12}} + \frac{2}{{20}} + \frac{2}{{30}} + ... + \frac{2}{{90}}\)
\(\begin{array}{l} = 2\left( {\frac{1}{{2.3}} + \frac{1}{{3.4}} + \frac{1}{{4.5}} + \frac{1}{{5.6}} + ... + \frac{1}{{9.10}}} \right)\\ = 2\left( {\frac{1}{2} - \frac{1}{3} + \frac{1}{3} - \frac{1}{4} + \frac{1}{4} - \frac{1}{5} + \frac{1}{5} - \frac{1}{6} + ... + \frac{1}{9} - \frac{1}{{10}}} \right)\end{array}\)
\( = 2\left( {\frac{1}{2} - \frac{1}{{10}}} \right) = 2.\frac{4}{{10}} = \frac{4}{5}\).
Vậy \(A = \frac{4}{5}.\)
b) Gọi ƯCLN\(\left( {n - 1\,;\,n - 2} \right) = d\) suy ra \(n - 1 \vdots d\,\,\,,\,\,n - 2 \vdots d\)
suy ra \(\left( {n - 1} \right) - \left( {n - 2} \right) \vdots d\)suy ra \(1 \vdots d \Rightarrow d = 1\) với mọi \(n\)
Vậy với mọi \(n \in {\rm Z}\) thì \(M = \frac{{n - 1}}{{n - 2}}\) là phân số tối giản.
Đề thi giữa kì 2 Toán 6 Kết nối tri thức - Đề số 7 là một công cụ quan trọng giúp học sinh lớp 6 ôn tập và đánh giá kiến thức đã học trong nửa học kì 2. Đề thi này bao gồm các chủ đề chính như số nguyên, phân số, tỉ số, tỉ lệ, hình học cơ bản và biểu thức đại số đơn giản. Việc nắm vững các kiến thức này là nền tảng quan trọng cho việc học toán ở các lớp trên.
Đề thi thường được chia thành các phần sau:
Tỉ lệ điểm giữa phần trắc nghiệm và tự luận có thể khác nhau tùy theo quy định của từng trường. Tuy nhiên, phần tự luận thường chiếm trọng số lớn hơn, đòi hỏi học sinh phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng.
Để giải các bài tập về số nguyên, học sinh cần nắm vững các quy tắc cộng, trừ, nhân, chia số nguyên. Ví dụ:
Bài tập: Tính (-5) + 3 - (-2)
Lời giải: (-5) + 3 - (-2) = -5 + 3 + 2 = 0
Để giải các bài tập về phân số, học sinh cần nắm vững các quy tắc cộng, trừ, nhân, chia phân số. Ví dụ:
Bài tập: Tính 1/2 + 1/3
Lời giải: 1/2 + 1/3 = 3/6 + 2/6 = 5/6
Để giải các bài tập về tỉ số, tỉ lệ, học sinh cần hiểu rõ khái niệm tỉ số, tỉ lệ và cách giải bài toán về tỉ số, tỉ lệ. Ví dụ:
Bài tập: Tỉ số giữa số học sinh nam và số học sinh nữ của một lớp là 3/4. Biết lớp có 28 học sinh. Hỏi lớp có bao nhiêu học sinh nam, bao nhiêu học sinh nữ?
Lời giải: Tổng số phần bằng nhau là 3 + 4 = 7. Số học sinh nam là 28 : 7 x 3 = 12 học sinh. Số học sinh nữ là 28 - 12 = 16 học sinh.
montoan.com.vn cung cấp đầy đủ các tài liệu học tập, đề thi thử và bài giảng online chất lượng cao, giúp học sinh lớp 6 ôn tập và chuẩn bị tốt nhất cho các kỳ thi. Hãy truy cập website của chúng tôi để khám phá thêm nhiều tài liệu hữu ích khác!