1. Môn Toán
  2. Đề thi giữa kì 1 Toán 6 - Đề số 1

Đề thi giữa kì 1 Toán 6 - Đề số 1

Đề thi giữa kì 1 Toán 6 - Đề số 1: Chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi

montoan.com.vn xin giới thiệu Đề thi giữa kì 1 Toán 6 - Đề số 1, một công cụ hữu ích giúp học sinh ôn luyện và đánh giá năng lực bản thân trước kỳ thi quan trọng. Đề thi được biên soạn theo chương trình học Toán 6 hiện hành, bao gồm các dạng bài tập thường gặp.

Với đề thi này, các em học sinh có thể tự kiểm tra kiến thức, rèn luyện kỹ năng giải bài tập và làm quen với cấu trúc đề thi thực tế. Đồng thời, đáp án chi tiết đi kèm sẽ giúp các em hiểu rõ phương pháp giải và khắc phục những sai lầm.

Phần I: Trắc nghiệm (3 điểm). Hãy chọn phương án trả lời đúng và viết chữ cái đứng trước đáp án đó vào bài làm.

Đề bài

    Phần I: Trắc nghiệm (3 điểm). Hãy chọn phương án trả lời đúng và viết chữ cái đứng trước đáp án đó vào bài làm.

    Câu 1:Cho M là tập hợp các tháng (dương lịch) trong năm có \(31\) ngày. Phần tử không thuộc tập hợp \(M\) là

    A. Tháng \(5\) B. Tháng \(6\) C. Tháng \(7\) D. Tháng \(8\).

    Câu 2:Tập hợp các chữ cái trong từ “\(TOÁN\)\(6\)” là

    A. {\(T;\)\(O;\)\(A;\)\(N;\)\(6\)} B. {\(T;\)\(O;\)\(A;\)\(N\)} C. {\(T;\)\(A;\)\(N\)} D. {\(T;\)\(O;\)\(A;\)\(N;\)\(S;\)\(U\)}.

    Câu 3: Giá trị của x trong phép tính \({2^{x + 1}}{.2^2} = {\rm{ }}16\) là

    A. \(4\) B. \(3\) C. \(2\) D. \(1\).

    Câu 4:Tập hợp tất cả các ước của 6 là

    A. {2; 3} B. {0; 1; 2; 3; 6} C. {1; 2; 6} D. {1; 2; 3; 6}.

    Câu 5: Nếu \(a\)⁝ 3; \(b\)⁝ 3; \(c\)⁝ 3 thì kết luận nào sau đây là đúng?

    A. \(\left( {a + b + c} \right) \vdots 3\) B. \(\left( {a + b + c} \right) \vdots 6\) C. \(\left( {a + b + c} \right) \vdots 9\) D. \(\left( {a + b + c} \right) \vdots 27\).

    Câu 6: Viết số \(27\) dưới dạng số La Mã ta được

    A. \(XIXI\) B. \(XVVII\) C. \(XXII\); D. \(XXVII\).

    Câu 7:Cho số M = \(\overline {1a7b} \). Giá trị của \(a\) và \(b\) để M  chia hết cho \(2;5;9\) là

    A. \(a = 4,{\rm{ }}b = 5\) B.\(a = 1,b = 0\) C. \(a = 5,b = 5\) D. \(a = 0,b = 1\).

    Câu 8: Cho tam giác đều \(MNP\) có \(MN\) = \(7cm\). Độ dài \(NP\) và \(MP\) là

    A. \(NP\; = {\rm{ }}6cm;MP = \;7cm\) B. \(NP = {\rm{ }}6cm;\;\;MP = {\rm{ }}6cm\)

    C. \(NP = 7cm;\;MP = {\rm{ }}7cm\) D. \(NP = {\rm{ }}7cm;\;MP = {\rm{ }}6cm\).

    Câu 9: Khẳng định sai trong những khẳng định dưới đây là:

    A. Trong hình thoi, hai đường chéo vuông góc

    B. Trong hình thoi, \(4\)cạnh bằng nhau

    C. Trong hình thoi, \(2\)đường chéo bằng nhau

    D. Trong hình thoi, các cạnh đối song song và bằng nhau.

    Câu 10: Chọn câu sai. Cho \(ABCD\) là hình bình hành. Khi đó:

    A.\(AB\) = \(CD\) B. \(AD\) =\(BC\) C.\(\angle A = \angle C\) D. \(AC\) = \(BD\).

    Câu 11: Một mảnh giấy hình chữ nhật có diện tích \(96c{m^2}\), độ dài một cạnh là \(12cm\). Chu vi của mảnh giấy là:

    A. \(20cm\) B. \(40cm\) C. \(60cm\) D. \(80cm\).

    Câu 12:Khi cắt 6 hình tam giác đều có cạnh bằng 6cm và ghép thành 1 lục giác đều (Hình vẽ). Độ dài đường chéo chính của lục giác đều là:

    A. \(12cm\)

    B. \(6cm\)

    C. \(12c{m^2}\)

    D. \(12dm\).

    Đề thi giữa kì 1 Toán 6 - Đề số 1 0 1

    Phần II. Tự luận (7 điểm):

    Bài 1: (1 điểm) Viết tập hợp sau bằng 2 cách và tính số phần tử của tập hợp đó.

    a) Tập hợp B gồm các số tự nhiên lớn hơn 9 và nhỏ hơn 12

    b) Tập hợp C gồm các số tự nhiên chẵn nhỏ hơn 10.

    Bài 2:(1 điểm)Thực hiện các phép tính sau (Tính nhanh nếu có thể):

    a) \(237 + 86 + 63 + 214\) b) \(45 + [32 - (4 + 3.5)]\)

    c) \(5.25.2.16.4\) d) \({10^4}:[4.({5^2} - 5){\rm{] + }}25\).

    Bài 3:(1 điểm)Tìm số tự nhiên x thỏa mãn.

    a) \(\left( {x - 45} \right).27 = 0\) b) \(3x - {2^4} = {5^3}.\)

    Bài 4: (1 điểm) Không tính, hãy xét xem tổng (hiệu) sau đây có chia hết cho 2 không? Có chia hết cho 5 không? Vì sao?

    a) \(125 + 360\) b) \(2.3.4.5.6 + 82\) c) \(2.3.4.5.6 - 95\).

    Bài 5:(1 điểm)Lan có \(50000\) đồng để mua vở và bút bi. Lan mua \(8\) quyển vở và \(5\)bút bi. Số tiền Lan còn thừa là \(8000\) đồng. Hỏi giá tiền mỗi quyển vở là bao nhiêu? Biết rằng giá mỗi chiếc bút bi là \(2000\) đồng.

    Bài 6: (1 điểm)

    a) Vẽ hình chữ nhật \(ABCD\) biết cạnh \(AB = 5cm\) và cạnh \(BC = 3cm\)

    b) Hãy chỉ ra các cặp cạnh bằng nhau trong hình vẽ

    c) Tính chu vi, diện tích của hình chữ nhật \(ABCD\) vừa vẽ;

    Bài 7:(1 điểm) Cho biết \(ABCD\) là hình chữ nhật và \(BEFC\) là hình vuông. Biết \(AB\) = 4cm và \(BE\) = 3cm. Tính diện tích hình chữ nhật \(ABCD\)

    Đề thi giữa kì 1 Toán 6 - Đề số 1 0 2

    Lời giải

      Phần I: Trắc nghiệm

      1. B

      2. B

      3. D

      4. D

      5. A

      6. D

      7. B

      8. C

      9. C

      10. D

      11. B

      12. A

      Câu 1

      Phương pháp:

      Dùng quy ước bàn tay để tính số ngày của 12 tháng trong năm.

      Cách giải:

      Tháng 6 là tháng có 30 ngày.

      Tháng 5,7,8 là tháng có 31 ngày.

      Chọn B.

      Câu 2

      Phương pháp:

      Sử dụng phương pháp liệt kê các phần tử của tập hợp: Liệt kê các phần tử trong dấu ngoặc { }, mỗi phần tử được liệt kê duy nhất 1 lần, theo thứ tự tùy ý, ngăn cách nhau bởi dấu ;

      Cách giải:

      Tập hợp các chữ cái là \(\left\{ {T;O;A;N} \right\}\). Số 6 không phải là chữ cái nên không được liệt kê.

      Chọn B.

      Câu 3

      Phương pháp:

      Sử dụng phép tính nhân hai lũy thừa cùng cơ số để tìm \(x.\)

      \({a^m}.{a^n} = {a^{m + n}}\)

      Nếu \({a^k} = {a^p}(a \ne 1) \Rightarrow k = p\)

      Cách giải:

      Ta có: \({2^{x + 1}}\;.{\rm{ }}{2^2} = {\rm{ }}16\)

      \({2^{x + 3}} = {2^4} \Rightarrow x + 3 = 4 \Rightarrow x = 1\)

      Chọn D.

      Câu 4

      Phương pháp:

      Viết các số tự nhiên là ước của 6.

      Cách giải:

      Tập hợp các ước của 6 là: \(\left\{ {1;2;3;6} \right\}\)

      Chọn D.

      Câu 5

      Phương pháp:

      Sử dụng quan hệ chia hết của một tổng: Nếu a, b chia hết cho m thì (a+b) cũng chia hết cho m.

      Cách giải:

      Ta có: \(a,b,c\) đều chia hết cho 3 nên tổng \(a + b + c\) chia hết cho 3.

      Chọn A.

      Câu 6

      Phương pháp

      Sử dụng bảng số La Mã.

      Cách giải:

      Số 27 viết dưới dạng số La Mã là \(XXVII\)

      Chọn D.

      Câu 7

      Phương pháp:

      Sử dụng dấu hiệu chia hết cho 2,5,9

      Cách giải:

      M = \(\overline {1a7b} \)

      Ta có: M  chia hết cho \(2;5\) nên \(b \in \left\{ {0;5} \right\}\). Mà M chia hết cho 2 nên \(b = 0\).

      Khi đó ta có \(M = \overline {1a70} \)

      Do M chia hết cho 9 nên \(1 + a + 7 + 0\) chia hết cho 9 \( \Rightarrow a + 8\) chia hết cho 9

      Suy ra \(a = 1\)

      Chọn B.

      Câu 8

      Phương pháp

      Sử dụng định nghĩa của tam giác đều.

      Cách giải

      Tam giác đều là tam giác có 3 cạnh bằng nhau nên \(NP = 7cm;\;MP = {\rm{ }}7cm\)

      Chọn C.

      Câu 9

      Phương pháp

      Sử dụng tính chất của hình thoi: bốn cạnh bằng nhau, hai cặp cạnh đối song song với nhau, hai đường chép vuông góc với nhau.

      Cách giải

      Khẳng định sai là: Trong hình thoi, \(2\)đường chéo bằng nhau.

      Chọn C.

      Câu 10

      Phương pháp

      Sử dụng tính chất của hình bình hành: hai cặp cạnh đối song song và bằng nhau, hai cặp góc đối bằng nhau

      Cách giải

      Khẳng định sai là \(AC = BD\) vì trong hình bình hành, hai đường chéo không bằng nhau.

      Chọn D.

      Câu 11

      Phương pháp

      Sử dụng công thức tính diện tích của hình chữ nhật để tính được độ dài của cạnh còn lại.

      Dùng công thức tính chu vi hình chữ nhật.

      Cách giải

      Do diện tích của hình chữ nhật là \(96c{m^2}\) và độ dài một cạnh là \(12cm\) nên độ dài cạnh còn lại là: \(96:12 = 8\left( {cm} \right)\)

      Chu vi của hình chữ nhật là: \(\left( {12 + 8} \right).2 = 40\,\left( {cm} \right)\)

      Chọn B.

      Câu 12

      Phương pháp

      Quan sát hình vẽ để rút ra mối liên hệ giữa đường chéo chính và cạnh của tam giác.

      Cách giải

      Đường chéo chính được tạo bởi 2 cạnh của tam giác đều cạnh 6cm nên có độ dài là: \(6 + 6 = 12\)(cm)

      Chọn A.

      Phần II: Tự luận

      Bài 1

      Phương pháp

      Sử dụng phương pháp liệt kê các phần tử của tập hợp: Liệt kê các phần tử trong dấu ngoặc { }, mỗi phần tử được liệt kê duy nhất 1 lần, theo thứ tự tùy ý, ngăn cách nhau bởi dấu ;

      Cách giải

      a) Tập hợp B gồm các số tự nhiên lớn hơn 9 và nhỏ hơn 12 là:

      C1: \(B = \left\{ {10;11} \right\}\)

      C2: \(B = \left\{ x \in N|9 < x < 12 \right\} \)

      Số phần tử của tập hợp B là 2.

      b) Tập hợp C gồm các số tự nhiên chẵn nhỏ hơn 10 là:

      C1: \(C = \left\{ {0;2;4;6;8} \right\}\)

      C2: \(C = \left\{x \in N| x \vdots 2; x <10\right\}\)

      Số phần tử của tập hợp C là 5.

      Bài 2

      Phương pháp

      Sử dụng các quy tắc về thứ tự thực hiện phép tính:

      Thực hiện tính trong ngoặc trước, nếu biểu thức chứa nhiều dấu ngoặc thì tính theo thứ tự ( ) => [ ] => { }

      Thực hiện phép tính theo thứ tự lũy thừa => nhân, chia => cộng, trừ

      Cách giải

      a) \(237 + 86 + 63 + 214\)

      \(\begin{array}{l} = \left( {237 + 63} \right) + \left( {86 + 214} \right)\\ = 300 + 300 = 600\end{array}\)

      b) \(\,45 + [32 - (4 + 3.5)]\)

      \(\begin{array}{l} = 45 + \left( {32 - 19} \right)\\ = 45 + 13 = 58\end{array}\)

      c)\(\,5.25.2.16.4\)

      \(\begin{array}{l} = \left( {5.2} \right).\left( {25.4} \right).16\\ = 10.100.16 = 16000\end{array}\)

      d) \({10^4}:[4.({5^2} - 5){\rm{] + }}25\)

      \(\begin{array}{l} = {10^4}:\left( {4.20} \right) + 25\\ = 10000:80 + 25\\ = 125 + 25 = 150\end{array}\)

      Bài 3

      Phương pháp

      Chuyển vế để tìm được \(x\).

      Sử dụng phép tính giá trị lũy thừa của một số.

      Cách giải

      a) \(\left( {x - 45} \right).27 = 0\)

      \(\begin{array}{l}x - 45 = 0\\x = 45\end{array}\)

      Vậy \(x = 45\)

      b) \(3x - {2^4} = {5^3}\)

      \(\begin{array}{l}3x - 16 = 125\\3x = 125 + 16\\3x = 141\\x = 141:3\\x = 47\end{array}\)

      Vậy \(x = 47\)

      Bài 4

      Phương pháp

      Sử dụng kiến thức về dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5 và tính chất chia hết của một tổng, hiệu, tích

      Cách giải

      +) Nhận xét câu a) ta có:

      \(125\) và \(360\) đều chia hết cho 5 nên \(125 + 360\) chia hết cho 5.

      \(125\) không chia hết cho \(2\) nên \(125 + 360\) không chia hết cho \(2\).

      +) Nhận xét câu b) ta có:

      \(2.3.4.5.6\) và \(82\) đều chia hết cho \(2\) nên \(2.3.4.5.6 + 82\) chia hết cho \(2\).

      \(82\) không chia hết cho \(5\) nên \(2.3.4.5.6 + 82\) không chia hết cho \(5.\)

      +) Nhận xét câu c) ta có:

      \(2.3.4.5.6\) và \(95\) đều chia hết cho \(5\) nên \(2.3.4.5.6 - 95\) chia hết cho \(5\).

      \(95\) không chia hết cho \(2\) nên \(2.3.4.5.6 - 95\) không chia hết cho \(2\).

      Bài 5

      Phương pháp

      Tính số tiền Lan mua cả vở và bút bi. Sau đó trừ đi số tiền Lan đã mua bút bi, ta tìm được số tiền Lan mua vở.

      Lấy tổng số tiền mua vở chia cho số quyển vở, ta tìm được giá của một quyển.

      Cách giải

      Số tiền Lan mua vở và bút bi là:

      \(50000 - 8000 = 42000\) (đồng)

      Số tiền Lan mua bút bi là:

      \(2000.5 = 10000\) (đồng)

      Số tiền Lan mua vở là:

      \(42000 - 10000 = 32000\) (đồng)

      Gía tiền mỗi quyển vở Lan mua là:

      \(32000:8 = 4000\) (đồng)

      Bài 6

      Phương pháp

      Sử dụng cách vẽ hình chữ nhật.

      Dựa vào các tính chất của hình chữ nhật để tìm ra được các cặp cạnh bằng nhau.

      Sử dụng công thức tính chu vi và diện tích của hình chữ nhật.

      Cách giải

      Đề thi giữa kì 1 Toán 6 - Đề số 1 1 1

      Các cặp cạnh bằng nhau: \(AB = CD;\,AD = BC;\,AC = BD\)

      Chu vi hình chữ nhật \(ABCD\) là: \(\left( {5 + 3} \right).2 = 16\left( {cm} \right)\)

      Diện tích hình chữ nhật \(ABCD\) là: \(5.3 = 15\left( {c{m^2}} \right)\)

      Bài 7

      Phương pháp

      Tính được chiều rộng của hình chữ nhật thông qua việc tính cạnh của hình vuông.

      Sử dụng công thức tính diện tích hình chữ nhật.

      Cách giải

      Do \(BEFC\) là hình vuông nên \(BE = BC = 3cm\)

      Diện tích hình chữ nhật \(ABCD\) là: \(4.3 = 12\left( {c{m^2}} \right)\)

      Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
      • Đề bài
      • Lời giải
      • Tải về

      Phần I: Trắc nghiệm (3 điểm). Hãy chọn phương án trả lời đúng và viết chữ cái đứng trước đáp án đó vào bài làm.

      Câu 1:Cho M là tập hợp các tháng (dương lịch) trong năm có \(31\) ngày. Phần tử không thuộc tập hợp \(M\) là

      A. Tháng \(5\) B. Tháng \(6\) C. Tháng \(7\) D. Tháng \(8\).

      Câu 2:Tập hợp các chữ cái trong từ “\(TOÁN\)\(6\)” là

      A. {\(T;\)\(O;\)\(A;\)\(N;\)\(6\)} B. {\(T;\)\(O;\)\(A;\)\(N\)} C. {\(T;\)\(A;\)\(N\)} D. {\(T;\)\(O;\)\(A;\)\(N;\)\(S;\)\(U\)}.

      Câu 3: Giá trị của x trong phép tính \({2^{x + 1}}{.2^2} = {\rm{ }}16\) là

      A. \(4\) B. \(3\) C. \(2\) D. \(1\).

      Câu 4:Tập hợp tất cả các ước của 6 là

      A. {2; 3} B. {0; 1; 2; 3; 6} C. {1; 2; 6} D. {1; 2; 3; 6}.

      Câu 5: Nếu \(a\)⁝ 3; \(b\)⁝ 3; \(c\)⁝ 3 thì kết luận nào sau đây là đúng?

      A. \(\left( {a + b + c} \right) \vdots 3\) B. \(\left( {a + b + c} \right) \vdots 6\) C. \(\left( {a + b + c} \right) \vdots 9\) D. \(\left( {a + b + c} \right) \vdots 27\).

      Câu 6: Viết số \(27\) dưới dạng số La Mã ta được

      A. \(XIXI\) B. \(XVVII\) C. \(XXII\); D. \(XXVII\).

      Câu 7:Cho số M = \(\overline {1a7b} \). Giá trị của \(a\) và \(b\) để M  chia hết cho \(2;5;9\) là

      A. \(a = 4,{\rm{ }}b = 5\) B.\(a = 1,b = 0\) C. \(a = 5,b = 5\) D. \(a = 0,b = 1\).

      Câu 8: Cho tam giác đều \(MNP\) có \(MN\) = \(7cm\). Độ dài \(NP\) và \(MP\) là

      A. \(NP\; = {\rm{ }}6cm;MP = \;7cm\) B. \(NP = {\rm{ }}6cm;\;\;MP = {\rm{ }}6cm\)

      C. \(NP = 7cm;\;MP = {\rm{ }}7cm\) D. \(NP = {\rm{ }}7cm;\;MP = {\rm{ }}6cm\).

      Câu 9: Khẳng định sai trong những khẳng định dưới đây là:

      A. Trong hình thoi, hai đường chéo vuông góc

      B. Trong hình thoi, \(4\)cạnh bằng nhau

      C. Trong hình thoi, \(2\)đường chéo bằng nhau

      D. Trong hình thoi, các cạnh đối song song và bằng nhau.

      Câu 10: Chọn câu sai. Cho \(ABCD\) là hình bình hành. Khi đó:

      A.\(AB\) = \(CD\) B. \(AD\) =\(BC\) C.\(\angle A = \angle C\) D. \(AC\) = \(BD\).

      Câu 11: Một mảnh giấy hình chữ nhật có diện tích \(96c{m^2}\), độ dài một cạnh là \(12cm\). Chu vi của mảnh giấy là:

      A. \(20cm\) B. \(40cm\) C. \(60cm\) D. \(80cm\).

      Câu 12:Khi cắt 6 hình tam giác đều có cạnh bằng 6cm và ghép thành 1 lục giác đều (Hình vẽ). Độ dài đường chéo chính của lục giác đều là:

      A. \(12cm\)

      B. \(6cm\)

      C. \(12c{m^2}\)

      D. \(12dm\).

      Đề thi giữa kì 1 Toán 6 - Đề số 1 1

      Phần II. Tự luận (7 điểm):

      Bài 1: (1 điểm) Viết tập hợp sau bằng 2 cách và tính số phần tử của tập hợp đó.

      a) Tập hợp B gồm các số tự nhiên lớn hơn 9 và nhỏ hơn 12

      b) Tập hợp C gồm các số tự nhiên chẵn nhỏ hơn 10.

      Bài 2:(1 điểm)Thực hiện các phép tính sau (Tính nhanh nếu có thể):

      a) \(237 + 86 + 63 + 214\) b) \(45 + [32 - (4 + 3.5)]\)

      c) \(5.25.2.16.4\) d) \({10^4}:[4.({5^2} - 5){\rm{] + }}25\).

      Bài 3:(1 điểm)Tìm số tự nhiên x thỏa mãn.

      a) \(\left( {x - 45} \right).27 = 0\) b) \(3x - {2^4} = {5^3}.\)

      Bài 4: (1 điểm) Không tính, hãy xét xem tổng (hiệu) sau đây có chia hết cho 2 không? Có chia hết cho 5 không? Vì sao?

      a) \(125 + 360\) b) \(2.3.4.5.6 + 82\) c) \(2.3.4.5.6 - 95\).

      Bài 5:(1 điểm)Lan có \(50000\) đồng để mua vở và bút bi. Lan mua \(8\) quyển vở và \(5\)bút bi. Số tiền Lan còn thừa là \(8000\) đồng. Hỏi giá tiền mỗi quyển vở là bao nhiêu? Biết rằng giá mỗi chiếc bút bi là \(2000\) đồng.

      Bài 6: (1 điểm)

      a) Vẽ hình chữ nhật \(ABCD\) biết cạnh \(AB = 5cm\) và cạnh \(BC = 3cm\)

      b) Hãy chỉ ra các cặp cạnh bằng nhau trong hình vẽ

      c) Tính chu vi, diện tích của hình chữ nhật \(ABCD\) vừa vẽ;

      Bài 7:(1 điểm) Cho biết \(ABCD\) là hình chữ nhật và \(BEFC\) là hình vuông. Biết \(AB\) = 4cm và \(BE\) = 3cm. Tính diện tích hình chữ nhật \(ABCD\)

      Đề thi giữa kì 1 Toán 6 - Đề số 1 2

      Phần I: Trắc nghiệm

      1. B

      2. B

      3. D

      4. D

      5. A

      6. D

      7. B

      8. C

      9. C

      10. D

      11. B

      12. A

      Câu 1

      Phương pháp:

      Dùng quy ước bàn tay để tính số ngày của 12 tháng trong năm.

      Cách giải:

      Tháng 6 là tháng có 30 ngày.

      Tháng 5,7,8 là tháng có 31 ngày.

      Chọn B.

      Câu 2

      Phương pháp:

      Sử dụng phương pháp liệt kê các phần tử của tập hợp: Liệt kê các phần tử trong dấu ngoặc { }, mỗi phần tử được liệt kê duy nhất 1 lần, theo thứ tự tùy ý, ngăn cách nhau bởi dấu ;

      Cách giải:

      Tập hợp các chữ cái là \(\left\{ {T;O;A;N} \right\}\). Số 6 không phải là chữ cái nên không được liệt kê.

      Chọn B.

      Câu 3

      Phương pháp:

      Sử dụng phép tính nhân hai lũy thừa cùng cơ số để tìm \(x.\)

      \({a^m}.{a^n} = {a^{m + n}}\)

      Nếu \({a^k} = {a^p}(a \ne 1) \Rightarrow k = p\)

      Cách giải:

      Ta có: \({2^{x + 1}}\;.{\rm{ }}{2^2} = {\rm{ }}16\)

      \({2^{x + 3}} = {2^4} \Rightarrow x + 3 = 4 \Rightarrow x = 1\)

      Chọn D.

      Câu 4

      Phương pháp:

      Viết các số tự nhiên là ước của 6.

      Cách giải:

      Tập hợp các ước của 6 là: \(\left\{ {1;2;3;6} \right\}\)

      Chọn D.

      Câu 5

      Phương pháp:

      Sử dụng quan hệ chia hết của một tổng: Nếu a, b chia hết cho m thì (a+b) cũng chia hết cho m.

      Cách giải:

      Ta có: \(a,b,c\) đều chia hết cho 3 nên tổng \(a + b + c\) chia hết cho 3.

      Chọn A.

      Câu 6

      Phương pháp

      Sử dụng bảng số La Mã.

      Cách giải:

      Số 27 viết dưới dạng số La Mã là \(XXVII\)

      Chọn D.

      Câu 7

      Phương pháp:

      Sử dụng dấu hiệu chia hết cho 2,5,9

      Cách giải:

      M = \(\overline {1a7b} \)

      Ta có: M  chia hết cho \(2;5\) nên \(b \in \left\{ {0;5} \right\}\). Mà M chia hết cho 2 nên \(b = 0\).

      Khi đó ta có \(M = \overline {1a70} \)

      Do M chia hết cho 9 nên \(1 + a + 7 + 0\) chia hết cho 9 \( \Rightarrow a + 8\) chia hết cho 9

      Suy ra \(a = 1\)

      Chọn B.

      Câu 8

      Phương pháp

      Sử dụng định nghĩa của tam giác đều.

      Cách giải

      Tam giác đều là tam giác có 3 cạnh bằng nhau nên \(NP = 7cm;\;MP = {\rm{ }}7cm\)

      Chọn C.

      Câu 9

      Phương pháp

      Sử dụng tính chất của hình thoi: bốn cạnh bằng nhau, hai cặp cạnh đối song song với nhau, hai đường chép vuông góc với nhau.

      Cách giải

      Khẳng định sai là: Trong hình thoi, \(2\)đường chéo bằng nhau.

      Chọn C.

      Câu 10

      Phương pháp

      Sử dụng tính chất của hình bình hành: hai cặp cạnh đối song song và bằng nhau, hai cặp góc đối bằng nhau

      Cách giải

      Khẳng định sai là \(AC = BD\) vì trong hình bình hành, hai đường chéo không bằng nhau.

      Chọn D.

      Câu 11

      Phương pháp

      Sử dụng công thức tính diện tích của hình chữ nhật để tính được độ dài của cạnh còn lại.

      Dùng công thức tính chu vi hình chữ nhật.

      Cách giải

      Do diện tích của hình chữ nhật là \(96c{m^2}\) và độ dài một cạnh là \(12cm\) nên độ dài cạnh còn lại là: \(96:12 = 8\left( {cm} \right)\)

      Chu vi của hình chữ nhật là: \(\left( {12 + 8} \right).2 = 40\,\left( {cm} \right)\)

      Chọn B.

      Câu 12

      Phương pháp

      Quan sát hình vẽ để rút ra mối liên hệ giữa đường chéo chính và cạnh của tam giác.

      Cách giải

      Đường chéo chính được tạo bởi 2 cạnh của tam giác đều cạnh 6cm nên có độ dài là: \(6 + 6 = 12\)(cm)

      Chọn A.

      Phần II: Tự luận

      Bài 1

      Phương pháp

      Sử dụng phương pháp liệt kê các phần tử của tập hợp: Liệt kê các phần tử trong dấu ngoặc { }, mỗi phần tử được liệt kê duy nhất 1 lần, theo thứ tự tùy ý, ngăn cách nhau bởi dấu ;

      Cách giải

      a) Tập hợp B gồm các số tự nhiên lớn hơn 9 và nhỏ hơn 12 là:

      C1: \(B = \left\{ {10;11} \right\}\)

      C2: \(B = \left\{ x \in N|9 < x < 12 \right\} \)

      Số phần tử của tập hợp B là 2.

      b) Tập hợp C gồm các số tự nhiên chẵn nhỏ hơn 10 là:

      C1: \(C = \left\{ {0;2;4;6;8} \right\}\)

      C2: \(C = \left\{x \in N| x \vdots 2; x <10\right\}\)

      Số phần tử của tập hợp C là 5.

      Bài 2

      Phương pháp

      Sử dụng các quy tắc về thứ tự thực hiện phép tính:

      Thực hiện tính trong ngoặc trước, nếu biểu thức chứa nhiều dấu ngoặc thì tính theo thứ tự ( ) => [ ] => { }

      Thực hiện phép tính theo thứ tự lũy thừa => nhân, chia => cộng, trừ

      Cách giải

      a) \(237 + 86 + 63 + 214\)

      \(\begin{array}{l} = \left( {237 + 63} \right) + \left( {86 + 214} \right)\\ = 300 + 300 = 600\end{array}\)

      b) \(\,45 + [32 - (4 + 3.5)]\)

      \(\begin{array}{l} = 45 + \left( {32 - 19} \right)\\ = 45 + 13 = 58\end{array}\)

      c)\(\,5.25.2.16.4\)

      \(\begin{array}{l} = \left( {5.2} \right).\left( {25.4} \right).16\\ = 10.100.16 = 16000\end{array}\)

      d) \({10^4}:[4.({5^2} - 5){\rm{] + }}25\)

      \(\begin{array}{l} = {10^4}:\left( {4.20} \right) + 25\\ = 10000:80 + 25\\ = 125 + 25 = 150\end{array}\)

      Bài 3

      Phương pháp

      Chuyển vế để tìm được \(x\).

      Sử dụng phép tính giá trị lũy thừa của một số.

      Cách giải

      a) \(\left( {x - 45} \right).27 = 0\)

      \(\begin{array}{l}x - 45 = 0\\x = 45\end{array}\)

      Vậy \(x = 45\)

      b) \(3x - {2^4} = {5^3}\)

      \(\begin{array}{l}3x - 16 = 125\\3x = 125 + 16\\3x = 141\\x = 141:3\\x = 47\end{array}\)

      Vậy \(x = 47\)

      Bài 4

      Phương pháp

      Sử dụng kiến thức về dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5 và tính chất chia hết của một tổng, hiệu, tích

      Cách giải

      +) Nhận xét câu a) ta có:

      \(125\) và \(360\) đều chia hết cho 5 nên \(125 + 360\) chia hết cho 5.

      \(125\) không chia hết cho \(2\) nên \(125 + 360\) không chia hết cho \(2\).

      +) Nhận xét câu b) ta có:

      \(2.3.4.5.6\) và \(82\) đều chia hết cho \(2\) nên \(2.3.4.5.6 + 82\) chia hết cho \(2\).

      \(82\) không chia hết cho \(5\) nên \(2.3.4.5.6 + 82\) không chia hết cho \(5.\)

      +) Nhận xét câu c) ta có:

      \(2.3.4.5.6\) và \(95\) đều chia hết cho \(5\) nên \(2.3.4.5.6 - 95\) chia hết cho \(5\).

      \(95\) không chia hết cho \(2\) nên \(2.3.4.5.6 - 95\) không chia hết cho \(2\).

      Bài 5

      Phương pháp

      Tính số tiền Lan mua cả vở và bút bi. Sau đó trừ đi số tiền Lan đã mua bút bi, ta tìm được số tiền Lan mua vở.

      Lấy tổng số tiền mua vở chia cho số quyển vở, ta tìm được giá của một quyển.

      Cách giải

      Số tiền Lan mua vở và bút bi là:

      \(50000 - 8000 = 42000\) (đồng)

      Số tiền Lan mua bút bi là:

      \(2000.5 = 10000\) (đồng)

      Số tiền Lan mua vở là:

      \(42000 - 10000 = 32000\) (đồng)

      Gía tiền mỗi quyển vở Lan mua là:

      \(32000:8 = 4000\) (đồng)

      Bài 6

      Phương pháp

      Sử dụng cách vẽ hình chữ nhật.

      Dựa vào các tính chất của hình chữ nhật để tìm ra được các cặp cạnh bằng nhau.

      Sử dụng công thức tính chu vi và diện tích của hình chữ nhật.

      Cách giải

      Đề thi giữa kì 1 Toán 6 - Đề số 1 3

      Các cặp cạnh bằng nhau: \(AB = CD;\,AD = BC;\,AC = BD\)

      Chu vi hình chữ nhật \(ABCD\) là: \(\left( {5 + 3} \right).2 = 16\left( {cm} \right)\)

      Diện tích hình chữ nhật \(ABCD\) là: \(5.3 = 15\left( {c{m^2}} \right)\)

      Bài 7

      Phương pháp

      Tính được chiều rộng của hình chữ nhật thông qua việc tính cạnh của hình vuông.

      Sử dụng công thức tính diện tích hình chữ nhật.

      Cách giải

      Do \(BEFC\) là hình vuông nên \(BE = BC = 3cm\)

      Diện tích hình chữ nhật \(ABCD\) là: \(4.3 = 12\left( {c{m^2}} \right)\)

      Bạn đang tiếp cận nội dung Đề thi giữa kì 1 Toán 6 - Đề số 1 thuộc chuyên mục bài tập toán lớp 6 trên nền tảng môn toán. Bộ bài tập toán trung học cơ sở này được biên soạn chuyên sâu và bám sát chặt chẽ khung chương trình sách giáo khoa hiện hành, nhằm tối ưu hóa toàn diện quá trình ôn luyện, củng cố kiến thức Toán lớp 6 cho học sinh thông qua phương pháp tiếp cận trực quan và mang lại hiệu quả vượt trội.
      Ghi chú: Quý thầy, cô giáo và bạn đọc có thể chia sẻ tài liệu trên MonToan.com.vn bằng cách gửi về:
      Facebook: MÔN TOÁN
      Email: montoanmath@gmail.com

      Tổng quan về Đề thi giữa kì 1 Toán 6 - Đề số 1

      Đề thi giữa kì 1 Toán 6 - Đề số 1 là một bài kiểm tra đánh giá kiến thức và kỹ năng của học sinh sau một nửa học kỳ đầu tiên của chương trình Toán 6. Đề thi thường bao gồm các chủ đề chính như:

      • Số tự nhiên: Các khái niệm cơ bản về số tự nhiên, tập hợp số tự nhiên, thứ tự trên trục số, phép cộng, trừ, nhân, chia số tự nhiên.
      • Ước và bội: Tìm ước và bội của một số, các tính chất của ước và bội, bài toán chia hết.
      • Phân số: Khái niệm phân số, so sánh phân số, các phép toán trên phân số (cộng, trừ, nhân, chia).
      • Số thập phân: Khái niệm số thập phân, so sánh số thập phân, các phép toán trên số thập phân.
      • Hình học: Điểm, đường thẳng, đoạn thẳng, góc, các loại góc, hình tam giác, hình vuông, hình chữ nhật.

      Cấu trúc đề thi giữa kì 1 Toán 6 - Đề số 1

      Cấu trúc đề thi có thể khác nhau tùy theo từng trường và giáo viên, nhưng thường bao gồm các dạng bài tập sau:

      1. Trắc nghiệm: Các câu hỏi trắc nghiệm kiểm tra kiến thức cơ bản và khả năng hiểu bài.
      2. Tự luận: Các bài toán tự luận yêu cầu học sinh trình bày lời giải chi tiết và vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề.
      3. Bài tập thực tế: Các bài tập ứng dụng kiến thức Toán 6 vào các tình huống thực tế, giúp học sinh hiểu rõ hơn về tính ứng dụng của môn học.

      Lợi ích của việc luyện tập với Đề thi giữa kì 1 Toán 6 - Đề số 1

      Việc luyện tập với đề thi giữa kì 1 Toán 6 - Đề số 1 mang lại nhiều lợi ích cho học sinh:

      • Kiểm tra kiến thức: Giúp học sinh tự đánh giá mức độ nắm vững kiến thức đã học.
      • Rèn luyện kỹ năng: Giúp học sinh rèn luyện kỹ năng giải bài tập, tư duy logic và khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế.
      • Làm quen với cấu trúc đề thi: Giúp học sinh làm quen với cấu trúc đề thi thực tế, giảm bớt áp lực và căng thẳng trong quá trình làm bài thi.
      • Tìm ra điểm yếu: Giúp học sinh xác định những kiến thức còn yếu và tập trung ôn luyện để cải thiện.

      Mẹo làm bài thi giữa kì 1 Toán 6 hiệu quả

      Để đạt kết quả tốt trong kỳ thi giữa kì 1 Toán 6, học sinh cần lưu ý một số mẹo sau:

      • Đọc kỹ đề bài: Đọc kỹ đề bài trước khi bắt đầu giải, đảm bảo hiểu rõ yêu cầu của bài toán.
      • Lập kế hoạch giải bài: Lập kế hoạch giải bài, phân bổ thời gian hợp lý cho từng câu hỏi.
      • Trình bày lời giải rõ ràng: Trình bày lời giải rõ ràng, mạch lạc, dễ hiểu.
      • Kiểm tra lại bài làm: Sau khi làm xong bài, kiểm tra lại bài làm để phát hiện và sửa chữa những sai sót.
      • Ôn tập kiến thức: Ôn tập kiến thức thường xuyên, nắm vững các khái niệm cơ bản và các công thức quan trọng.

      Tại sao nên chọn luyện thi tại montoan.com.vn?

      montoan.com.vn cung cấp một nền tảng học toán online uy tín và hiệu quả, với nhiều ưu điểm:

      • Đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm: Đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm, tận tâm, nhiệt tình.
      • Hệ thống bài giảng khoa học: Hệ thống bài giảng được thiết kế khoa học, dễ hiểu, phù hợp với từng đối tượng học sinh.
      • Đa dạng đề thi: Cung cấp đa dạng các đề thi, bài tập từ cơ bản đến nâng cao.
      • Đáp án chi tiết: Cung cấp đáp án chi tiết, giúp học sinh hiểu rõ phương pháp giải.
      • Học mọi lúc mọi nơi: Học toán online mọi lúc mọi nơi, tiết kiệm thời gian và chi phí.

      Kết luận

      Đề thi giữa kì 1 Toán 6 - Đề số 1 là một công cụ hữu ích giúp học sinh ôn luyện và chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi. Hãy luyện tập thường xuyên và áp dụng những mẹo làm bài hiệu quả để đạt kết quả tốt nhất. Chúc các em học sinh thành công!

      Tài liệu, đề thi và đáp án Toán 6

      Tài liệu, đề thi và đáp án Toán 6