Chào mừng các em học sinh đến với bài trắc nghiệm Toán 6 Bài 31: Một số bài toán về tỉ số và tỉ số phần trăm. Bài trắc nghiệm này được thiết kế để giúp các em ôn luyện và củng cố kiến thức đã học trong bài.
Montoan.com.vn cung cấp bộ câu hỏi trắc nghiệm đa dạng, bao gồm nhiều dạng bài tập khác nhau, từ cơ bản đến nâng cao, giúp các em làm quen với các dạng bài thường gặp trong các bài kiểm tra và thi.
Chọn câu sai. Viết dưới dạng tỉ số của hai số tự nhiên.
\(\dfrac{{2\dfrac{{11}}{{12}}}}{{6\dfrac{1}{8}}} = \dfrac{{10}}{{21}}\)
\(66\dfrac{2}{3}\% = \dfrac{{11}}{{25}}\)
\(0,72:2,7 = \dfrac{4}{{15}}\)
\(0,075:5\% = \dfrac{3}{2}\)
Tìm một số biết \(\dfrac{3}{5}\% \) của nó bằng $0,3.$
\(100\)
\(60\)
\(30\)
\(50\)
Tỉ số giữa học sinh nam và học sinh nữ là $80\% .$ Tìm số học sinh nam, biết lớp $6A$ có $36$ học sinh?
$20$ học sinh.
$17$ học sinh.
$19$ học sinh.
$16$ học sinh.
Hiệu của hai số là \(21.\) Biết \(37,5\% \) số lớn bằng \(0,6\) số nhỏ. Hai số đó là
\(56;35\)
\(45;56\)
\(60;39\)
\(56;45\)
Sắp xếp theo thứ tự tăng dần \(23\% ;\,\dfrac{{12}}{{100}}; - 1\dfrac{1}{{12}}; - \dfrac{{31}}{{24}};5\dfrac{1}{2}\) ta được
\( - \dfrac{{31}}{{24}} < - 1\dfrac{1}{{12}} < \dfrac{{12}}{{100}} < 5\dfrac{1}{2} < 23\% \)
\( - \dfrac{{31}}{{24}} < - 1\dfrac{1}{{12}} < 23\% < \dfrac{{12}}{{100}} < 5\dfrac{1}{2}\)
\( - \dfrac{{31}}{{24}} < - 1\dfrac{1}{{12}} < \dfrac{{12}}{{100}} < 23\% < 5\dfrac{1}{2}\)
\( - 1\dfrac{1}{{12}} < - \dfrac{{31}}{{24}} < \dfrac{{12}}{{100}} < 23\% < 5\dfrac{1}{2}\)
Tìm \(x\) biết \(\dfrac{{\left( {1,16 - x} \right).5,25}}{{\left( {10\dfrac{5}{9} - 7\dfrac{1}{4}} \right).2\dfrac{2}{{17}}}} = 75\% \)
$0$
\(\dfrac{6}{5}\)
\(\dfrac{4}{{25}}\)
\(1\)
Tìm \(y\) biết \(2y + 30\% y = - 2,3\).
\(1\)
\(2\)
\( - 1\)
\(-2\)
Lời giải và đáp án
Chọn câu sai. Viết dưới dạng tỉ số của hai số tự nhiên.
\(\dfrac{{2\dfrac{{11}}{{12}}}}{{6\dfrac{1}{8}}} = \dfrac{{10}}{{21}}\)
\(66\dfrac{2}{3}\% = \dfrac{{11}}{{25}}\)
\(0,72:2,7 = \dfrac{4}{{15}}\)
\(0,075:5\% = \dfrac{3}{2}\)
Đáp án : B
Thực hiện rút gọn các biểu thức đưa về dạng phân số tối giản rồi kiểm tra tính đúng sai của từng đáp án.
Đáp án A: \(\dfrac{{2\dfrac{{11}}{{12}}}}{{6\dfrac{1}{8}}} = 2\dfrac{{11}}{{12}}:6\dfrac{1}{8}\)\( = \dfrac{{35}}{{12}}:\dfrac{{49}}{8} = \dfrac{{35}}{{12}}.\dfrac{8}{{49}} = \dfrac{{10}}{{21}}\) nên A đúng.
Đáp án B: \(66\dfrac{2}{3}\% = \dfrac{{200}}{3}:100 = \dfrac{{200}}{3}.\dfrac{1}{{100}} = \dfrac{2}{3}\) nên B sai.
Đáp án C: \(0,72:2,7 = \dfrac{{72}}{{100}}:\dfrac{{27}}{{10}} = \dfrac{{18}}{{25}}.\dfrac{{10}}{{27}} = \dfrac{4}{{15}}\) nên C đúng.
Đáp án D: \(0,075:5\% = \dfrac{{75}}{{1000}}:\dfrac{5}{{100}} = \dfrac{{75}}{{1000}}.\dfrac{{100}}{5} = \dfrac{3}{2}\) nên D đúng.
Tìm một số biết \(\dfrac{3}{5}\% \) của nó bằng $0,3.$
\(100\)
\(60\)
\(30\)
\(50\)
Đáp án : D
Công thức tìm một số biết giá trị một phân số của nó:
Muốn tìm một số biết \(\dfrac{m}{n}\) của nó bằng \(a\) thì số đó được tính bằng \(a:\dfrac{m}{n}\) \(\left( {m,n \in {\mathbb{N}^*}} \right)\)
Đổi \(\dfrac{3}{5}\% = \dfrac{3}{5}:100 = \dfrac{3}{{500}}\)
Số đó là: \(0,3:\dfrac{3}{{500}} = \dfrac{3}{{10}}.\dfrac{{500}}{3} = 50\)
Vậy số cần tìm là \(50\)
Tỉ số giữa học sinh nam và học sinh nữ là $80\% .$ Tìm số học sinh nam, biết lớp $6A$ có $36$ học sinh?
$20$ học sinh.
$17$ học sinh.
$19$ học sinh.
$16$ học sinh.
Đáp án : D
- Đổi \(80\% \) ra phân số để tìm tỉ số của hai số học sinh.
- Áp dụng dạng toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ để tìm số học sinh.
Đổi \(80\% = \dfrac{4}{5}\), tức là số học sinh nam bằng \(\dfrac{4}{5}\) số học sinh nữ.
Tổng số phần là: $4 + 5 = 9$ (phần)
Lớp $6A$ có số học sinh nam là: \(36:9.4 = 16\) (học sinh)
Vậy lớp có \(16\) học sinh nam.
Hiệu của hai số là \(21.\) Biết \(37,5\% \) số lớn bằng \(0,6\) số nhỏ. Hai số đó là
\(56;35\)
\(45;56\)
\(60;39\)
\(56;45\)
Đáp án : A
- Đổi \(37,5\% \) và \(0,6\) qua phân số.
- Tính tỉ số giữa số lớn và số nhỏ.
- Áp dụng dạng toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ để tìm hai số.
Đổi \(37,5\% = \dfrac{3}{8};0,6 = \dfrac{3}{5}\)
Tỉ số giữa số lớn và số nhỏ là: \(\dfrac{3}{5}:\dfrac{3}{8} = \dfrac{8}{5}\)
Hiệu số phần bằng nhau là: \(8 - 5 = 3\) (phần)
Số lớn là: \(21:3 \times 8 = 56\)
Số nhỏ là: \(56 - 21 = 35\)
Vậy hai số đó là \(56;35\)
Sắp xếp theo thứ tự tăng dần \(23\% ;\,\dfrac{{12}}{{100}}; - 1\dfrac{1}{{12}}; - \dfrac{{31}}{{24}};5\dfrac{1}{2}\) ta được
\( - \dfrac{{31}}{{24}} < - 1\dfrac{1}{{12}} < \dfrac{{12}}{{100}} < 5\dfrac{1}{2} < 23\% \)
\( - \dfrac{{31}}{{24}} < - 1\dfrac{1}{{12}} < 23\% < \dfrac{{12}}{{100}} < 5\dfrac{1}{2}\)
\( - \dfrac{{31}}{{24}} < - 1\dfrac{1}{{12}} < \dfrac{{12}}{{100}} < 23\% < 5\dfrac{1}{2}\)
\( - 1\dfrac{1}{{12}} < - \dfrac{{31}}{{24}} < \dfrac{{12}}{{100}} < 23\% < 5\dfrac{1}{2}\)
Đáp án : C
Đổi các số thập phân, hỗn số về các phân số, chia thành hai nhóm phân số dương và phân số âm rồi so sánh các phân số trong cùng một nhóm.
Chú ý: Phân số âm luôn nhỏ hơn phân số dương.
Ta có: \(23\% = \dfrac{{23}}{{100}};\) \( - 1\dfrac{1}{{12}} = - \dfrac{{13}}{{12}};\) \(5\dfrac{1}{2} = \dfrac{{11}}{2}\)
Ta chia thành hai nhóm phân số là: \(\dfrac{{23}}{{100}};\dfrac{{12}}{{100}};\dfrac{{11}}{2}\) và \( - \dfrac{{13}}{{12}}; - \dfrac{{31}}{{24}}\)
Nhóm 1:
\(\dfrac{{12}}{{100}} < \dfrac{{23}}{{100}} < 1 < \dfrac{{11}}{2}\) nên \(\dfrac{{12}}{{100}} < \dfrac{{23}}{{100}} < \dfrac{{11}}{2}\)
Nhóm 2: \( - \dfrac{{13}}{{12}}; - \dfrac{{31}}{{24}}\)
\( - \dfrac{{13}}{{12}} = \dfrac{{ - 26}}{{24}} > \dfrac{{ - 31}}{{24}}\) nên \( - \dfrac{{13}}{{12}} > - \dfrac{{31}}{{24}}\)
Vậy \( - \dfrac{{31}}{{24}} < - \dfrac{{13}}{{12}} < \dfrac{{12}}{{100}} < \dfrac{{23}}{{100}} < \dfrac{{11}}{2}\) hay \( - \dfrac{{31}}{{24}} < - 1\dfrac{1}{{12}} < \dfrac{{12}}{{100}} < 23\% < 5\dfrac{1}{2}\)
Tìm \(x\) biết \(\dfrac{{\left( {1,16 - x} \right).5,25}}{{\left( {10\dfrac{5}{9} - 7\dfrac{1}{4}} \right).2\dfrac{2}{{17}}}} = 75\% \)
$0$
\(\dfrac{6}{5}\)
\(\dfrac{4}{{25}}\)
\(1\)
Đáp án : C
Đổi các số thập phân và hỗn số ra phân số rồi tìm \(x\) dựa vào các tính chất cơ bản của phân số, tìm thừa số chưa biết trong phép nhân, tìm số trừ trong phép trừ.
\(\dfrac{{\left( {1,16 - x} \right).5,25}}{{\left( {10\dfrac{5}{9} - 7\dfrac{1}{4}} \right).2\dfrac{2}{{17}}}} = 75\% \)
$\dfrac{{\left( {\dfrac{{116}}{{100}} - x} \right).\dfrac{{525}}{{100}}}}{{\left( {\dfrac{{95}}{9} - \dfrac{{29}}{4}} \right).\dfrac{{36}}{{17}}}} = \dfrac{{75}}{{100}}$
\(\dfrac{{\left( {\dfrac{{29}}{{25}} - x} \right).\dfrac{{21}}{4}}}{{\dfrac{{119}}{{36}}.\dfrac{{36}}{{17}}}} = \dfrac{3}{4}\)
\(\dfrac{{\left( {\dfrac{{29}}{{25}} - x} \right).\dfrac{{21}}{4}}}{7} = \dfrac{3}{4}\)
\(\left( {\dfrac{{29}}{{25}} - x} \right).\dfrac{{21}}{4}.4 = 7.3\)
\(\left( {\dfrac{{29}}{{25}} - x} \right).21 = 21\)
\(\dfrac{{29}}{{25}} - x = 21:21\)
\(\dfrac{{29}}{{25}} - x = 1\)
\(x = \dfrac{{29}}{{25}} - 1\)
\(x = \dfrac{4}{{25}}\)
Tìm \(y\) biết \(2y + 30\% y = - 2,3\).
\(1\)
\(2\)
\( - 1\)
\(-2\)
Đáp án : C
Đưa % và số thập phân về phân số và tìm \(y\).
\(\begin{array}{l}2y + 30\% y = - 2,3\\2y + \dfrac{3}{{10}}y = - \dfrac{{23}}{{10}}\\\dfrac{{23}}{{10}}y = - \dfrac{{23}}{{10}}\\y = - \dfrac{{23}}{{10}}:\dfrac{{23}}{{10}}\\y = - 1\end{array}\)
Bài 31 Toán 6 Kết nối tri thức tập trung vào việc ứng dụng kiến thức về tỉ số và tỉ số phần trăm vào giải quyết các bài toán thực tế. Các em sẽ được làm quen với cách tính tỉ số của hai đại lượng, tính tỉ số phần trăm của một đại lượng so với một đại lượng khác, và sử dụng tỉ số, tỉ số phần trăm để giải các bài toán liên quan đến đời sống.
Để giải các bài tập về tỉ số và tỉ số phần trăm, các em cần nắm vững các công thức sau:
Ngoài ra, các em cần chú ý đến việc xác định đúng các đại lượng cần so sánh và đơn vị đo lường của chúng.
Ví dụ 1: Một lớp có 30 học sinh, trong đó có 12 học sinh nữ. Tính tỉ số phần trăm học sinh nữ so với tổng số học sinh.
Giải:
Tỉ số phần trăm học sinh nữ so với tổng số học sinh là: (12/30) * 100% = 40%
Ví dụ 2: Một cửa hàng bán một chiếc áo với giá gốc là 200.000 đồng. Cửa hàng giảm giá 10% cho chiếc áo đó. Hỏi giá bán chiếc áo sau khi giảm giá là bao nhiêu?
Giải:
Số tiền giảm giá là: 200.000 * 10% = 20.000 đồng
Giá bán chiếc áo sau khi giảm giá là: 200.000 - 20.000 = 180.000 đồng
Để nắm vững kiến thức về tỉ số và tỉ số phần trăm, các em nên luyện tập thường xuyên các bài tập khác nhau. Montoan.com.vn cung cấp một hệ thống bài tập trắc nghiệm đa dạng và phong phú, giúp các em củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng giải bài tập.
Khi giải các bài tập về tỉ số và tỉ số phần trăm, các em nên đọc kỹ đề bài, xác định đúng các đại lượng cần so sánh và đơn vị đo lường của chúng. Ngoài ra, các em nên kiểm tra lại kết quả của mình để đảm bảo tính chính xác.
Công thức | Mô tả |
---|---|
Tỉ số của a và b | a/b |
Tỉ số phần trăm của a so với b | (a/b) * 100% |
Chúc các em học tập tốt và đạt kết quả cao trong môn Toán!