1. Môn Toán
  2. Trắc nghiệm Các dạng toán về phép cộng trừ số nguyên, quy tắc dấu ngoặc Toán 6 Kết nối tri thức

Trắc nghiệm Các dạng toán về phép cộng trừ số nguyên, quy tắc dấu ngoặc Toán 6 Kết nối tri thức

Ôn luyện Toán 6 hiệu quả với Trắc nghiệm Các dạng toán về phép cộng trừ số nguyên, quy tắc dấu ngoặc

montoan.com.vn cung cấp bộ đề trắc nghiệm Toán 6 Kết nối tri thức đa dạng, giúp học sinh nắm vững kiến thức về phép cộng trừ số nguyên và quy tắc dấu ngoặc. Bài tập được thiết kế theo chuẩn chương trình, có đáp án chi tiết, giúp học sinh tự đánh giá năng lực và cải thiện kết quả học tập.

Với giao diện thân thiện, dễ sử dụng, bạn có thể luyện tập mọi lúc mọi nơi, trên mọi thiết bị. Hãy bắt đầu ngay hôm nay để chinh phục môn Toán!

Đề bài

    Câu 1 :

    Kết quả của phép tính \(\left( { + 25} \right) + \left( { + 15} \right)\) là

    • A.

      $40$

    • B.

      $10$

    • C.

      $50$

    • D.

      $30$

    Câu 2 :

    Tổng của hai số \( - 313\) và \( - 211\) là

    • A.

      $534$

    • B.

      $524$

    • C.

      $ - 524$

    • D.

      $ - 534$

    Câu 3 :

    Tìm \(x\) biết \(x - \left( { - 43} \right) = \left( { - 3} \right)\).

    • A.

      $x = 43$

    • B.

      $x = - 40$

    • C.

      $x = - 46$

    • D.

      $x = 46$

    Câu 4 :

    Tổng các số nguyên âm nhỏ nhất có $3$ chữ số và số nguyên âm lớn nhất có $3$ chữ số là: 

    • A.

      \( - 1099\)

    • B.

      \(1099\)

    • C.

      \( - 1009\)

    • D.

      \( - 1199\)

    Câu 5 :

    Tìm \(x\) biết \(x - \left( { - 34} \right) = \left( { - 99} \right) + \left( { - 47} \right)\)

    • A.

      $160$

    • B.

      $180$

    • C.

      $ - 180$

    • D.

      $ - 160$

    Câu 6 : So sánh \(( - 32) + ( - 14)\) và \( - 45\)
    • A.
      \(( - 32) + ( - 14)\)>\( - 45\)
    • B.
      \( - 45 < ( - 32) + ( - 14)\)
    • C.
      \(( - 32) + ( - 14)\)<\( - 45\)
    • D.
      \(( - 32) + ( - 14) = - 45\)
    Câu 7 :

    Số nguyên nào dưới đây là kết quả của phép tính \(52 + \left( { - 122} \right)?\)

    • A.

      $ - 70$

    • B.

      $70$

    • C.

      $60$

    • D.

      $ - 60$

    Câu 8 :

    Tính \(\left( { - 909} \right) + 909.\)

    • A.

      $1818$

    • B.

      $1$

    • C.

      $0$

    • D.

      $ - 1818$

    Câu 9 :

    Tổng của số \( - 19091\) và số \(999\) là

    • A.

      \( - 19082\)

    • B.

      \(18092\)

    • C.

      \( - 18092\)

    • D.

      \( - 18093\)

    Câu 10 :

    Giá trị nào của \(x\) thỏa mãn \(x - 589 = \left( { - 335} \right)?\)

    • A.

      $x = - 452$

    • B.

      $x = - 254$

    • C.

      $x = 542$

    • D.

      $x = 254$

    Câu 11 :

    Chọn câu sai.

    • A.

      $678 + \left( { - 4} \right) < 678$

    • B.

      $4 + \left( { - 678} \right) > - 678$

    • C.

      $678 + \left( { - 4} \right) = 678$

    • D.

      $4 + \left( { - 678} \right) = - 674$

    Câu 12 :

    Kết quả của phép tính \(\left( { - 234} \right) + 123 + \left( { - 66} \right)\) là

    • A.

      $117$

    • B.

      $ - 77$

    • C.

      $177$

    • D.

      $ - 177$

    Câu 13 :

    Cho \({x_1}\) là giá trị thỏa mãn \(x - 876 = \left( { - 1576} \right)\) và \({x_2}\) là giá trị thỏa mãn \(x - 983 = \left( { - 163} \right)\). Tính tổng \({x_1} + {x_2}.\)

    • A.

      $120$

    • B.

      $1500$

    • C.

      $ - 100$

    • D.

      $ - 800$

    Câu 14 :

    Tổng của $( - 555)$ và số nguyên dương lớn nhất có $3$ chữ số là

    • A.

      $335$

    • B.

      $455$

    • C.

      $444$

    • D.

      $ - 655$

    Câu 15 :

    Tìm \(x\) thỏa mãn \(x - 897 = \left( { - 1478} \right) + 985\).

    • A.

      $440$

    • B.

      $405$

    • C.

      $ - 404$

    • D.

      $404$

    Câu 16 : Cho \(x = - 25;\,\,y = 19\). Tổng \(x + y = ?\)
    • A.
      \(44\)
    • B.
      \( - 6\)
    • C.
      \(6\)
    • D.
      \( - 16\)

    Lời giải và đáp án

    Câu 1 :

    Kết quả của phép tính \(\left( { + 25} \right) + \left( { + 15} \right)\) là

    • A.

      $40$

    • B.

      $10$

    • C.

      $50$

    • D.

      $30$

    Đáp án : A

    Phương pháp giải :

    Cộng hai số nguyên dương chính là cộng hai số tự nhiên.

    Lời giải chi tiết :

    Ta có \(\left( { + 25} \right) + \left( { + 15} \right) = 25 + 15 = 40.\)

    Câu 2 :

    Tổng của hai số \( - 313\) và \( - 211\) là

    • A.

      $534$

    • B.

      $524$

    • C.

      $ - 524$

    • D.

      $ - 534$

    Đáp án : C

    Phương pháp giải :

    + Đưa về cộng hai số nguyên âm:

    Muốn cộng hai số nguyên âm, ta cộng hai giá trị tuyệt đối của chúng rồi đặt dấu $\left( - \right)$ trước kết quả

    Lời giải chi tiết :

    Tổng của hai số \( - 313\) và \( - 211\) là \(\left( { - 313} \right) + \left( { - 211} \right) = - \left( {313 + 211} \right) = - 524.\)

    Câu 3 :

    Tìm \(x\) biết \(x - \left( { - 43} \right) = \left( { - 3} \right)\).

    • A.

      $x = 43$

    • B.

      $x = - 40$

    • C.

      $x = - 46$

    • D.

      $x = 46$

    Đáp án : C

    Phương pháp giải :

    +) Xác định rằng:

    $x$ ở vị trí là số bị trừ$\left( { - 43} \right)$ ở vị trí là số trừ$\left( { - 3} \right)$ ở vị trí là hiệuSố bị trừ = Hiệu + Số trừ

    +) Đưa về cộng hai số nguyên âm để tìm \(x.\)

    Lời giải chi tiết :

    Ta có

    \(x - \left( { - 43} \right) = \left( { - 3} \right)\)

    \(x = \left( { - 3} \right) + \left( { - 43} \right)\)

    \(x = - \left( {3 + 43} \right)\)

    \(x = - 46.\)

    Vậy \(x = - 46.\)

    Câu 4 :

    Tổng các số nguyên âm nhỏ nhất có $3$ chữ số và số nguyên âm lớn nhất có $3$ chữ số là: 

    • A.

      \( - 1099\)

    • B.

      \(1099\)

    • C.

      \( - 1009\)

    • D.

      \( - 1199\)

    Đáp án : A

    Phương pháp giải :

    Bước 1: Tìm các số nguyên âm lớn nhất có 3 chữ số và số nguyên âm nhỏ nhất có 3 chữ sốBước 2: Tính tổng các số vừa tìm được ở bước 1

    Lời giải chi tiết :

    Ta có số nguyên âm lớn nhất có ba chữ số là \( - 100.\)

    Số nguyên âm nhỏ nhất có ba chữ số là \( - 999.\)

    Nên tổng cần tìm là \(\left( { - 100} \right) + \left( { - 999} \right) = - \left( {100 + 999} \right) = - 1099.\)

    Câu 5 :

    Tìm \(x\) biết \(x - \left( { - 34} \right) = \left( { - 99} \right) + \left( { - 47} \right)\)

    • A.

      $160$

    • B.

      $180$

    • C.

      $ - 180$

    • D.

      $ - 160$

    Đáp án : C

    Phương pháp giải :

    + Tính vế phải

    + Tìm \(x\) bằng cách lấy hiệu + số trừ để đưa về phép cộng hai số nguyên âm

    Lời giải chi tiết :

    Ta có \(x - \left( { - 34} \right) = \left( { - 99} \right) + \left( { - 47} \right)\)

    \(x - \left( { - 34} \right) = - \left( {99 + 47} \right)\)

    \(x - \left( { - 34} \right) = - 146\)

    \(x = \left( { - 146} \right) + \left( { - 34} \right)\)

    \(x = - \left( {146 + 34} \right)\)

    \(x = - 180.\)

    Vậy \(x = -180.\)

    Câu 6 : So sánh \(( - 32) + ( - 14)\) và \( - 45\)
    • A.
      \(( - 32) + ( - 14)\)>\( - 45\)
    • B.
      \( - 45 < ( - 32) + ( - 14)\)
    • C.
      \(( - 32) + ( - 14)\)<\( - 45\)
    • D.
      \(( - 32) + ( - 14) = - 45\)

    Đáp án : C

    Phương pháp giải :

    Thực hiện phép cộng.

    So sánh kết quả với số \( - 45\).

    Lời giải chi tiết :
    Do \(( - 32) + ( - 14) = - \left( {32 + 14} \right) = - 46\) nên: \(( - 32) + ( - 14)\)<\( - 45\).
    Câu 7 :

    Số nguyên nào dưới đây là kết quả của phép tính \(52 + \left( { - 122} \right)?\)

    • A.

      $ - 70$

    • B.

      $70$

    • C.

      $60$

    • D.

      $ - 60$

    Đáp án : A

    Phương pháp giải :

    Muốn cộng hai số nguyên khác dấu không đối nhau, ta tìm hiệu hai giá trị tuyệt đối của chúng (số lớn trừ số nhỏ) rồi đặt trước kết quả tìm được dấu của số có giá trị tuyệt đối lớn hơn.

    Lời giải chi tiết :

    Ta có \(52 + \left( { - 122} \right) = - \left( {122 - 52} \right) = - 70.\)

    Câu 8 :

    Tính \(\left( { - 909} \right) + 909.\)

    • A.

      $1818$

    • B.

      $1$

    • C.

      $0$

    • D.

      $ - 1818$

    Đáp án : C

    Phương pháp giải :

    Hai số đối nhau có tổng bằng \(0.\)

    Lời giải chi tiết :

    Ta thấy \(909\) và \(\left( { - 909} \right)\) là hai số đối nhau.

    Ta có \(\left( { - 909} \right) + 909 = 0.\)

    Câu 9 :

    Tổng của số \( - 19091\) và số \(999\) là

    • A.

      \( - 19082\)

    • B.

      \(18092\)

    • C.

      \( - 18092\)

    • D.

      \( - 18093\)

    Đáp án : C

    Lời giải chi tiết :

    Ta có \(\left( { - 19091} \right) + 999 = - \left( {19091 - 999} \right) = - 18092\)

    Câu 10 :

    Giá trị nào của \(x\) thỏa mãn \(x - 589 = \left( { - 335} \right)?\)

    • A.

      $x = - 452$

    • B.

      $x = - 254$

    • C.

      $x = 542$

    • D.

      $x = 254$

    Đáp án : D

    Phương pháp giải :

    + Ta xác định:

    $x$ ở vị trí là số bị trừ$589$ ở vị trí là số trừ$\left( { - 335} \right)$ ở vị trí là hiệuSố bị trừ = Hiệu + Số trừ 

    + Đưa về cộng hai số nguyên trái dấu để tìm \(x.\)

    Lời giải chi tiết :

    Ta có \(x - 589 = \left( { - 335} \right)\)

    \(x = \left( { - 335} \right) + 589\)

    \(x = + \left( {589 - 335} \right)\)

    \(x = 254.\)

    Câu 11 :

    Chọn câu sai.

    • A.

      $678 + \left( { - 4} \right) < 678$

    • B.

      $4 + \left( { - 678} \right) > - 678$

    • C.

      $678 + \left( { - 4} \right) = 678$

    • D.

      $4 + \left( { - 678} \right) = - 674$

    Đáp án : C

    Lời giải chi tiết :

    +) Ta có $678 + \left( { - 4} \right) = + \left( {678 - 4} \right) = 674 < 678$ nên A đúng, C sai

    +) Ta có $4 + \left( { - 678} \right) = - \left( {678 - 4} \right) = - 674 > - 678$ nên B đúng, D đúng

    Câu 12 :

    Kết quả của phép tính \(\left( { - 234} \right) + 123 + \left( { - 66} \right)\) là

    • A.

      $117$

    • B.

      $ - 77$

    • C.

      $177$

    • D.

      $ - 177$

    Đáp án : D

    Phương pháp giải :

    Dãy tính chỉ có phép tính cộng nên ta thực hiên tính lần lượt từ trái qua phảiLưu ý: + Muốn cộng hai số nguyên khác dấu không đối nhau, ta tìm hiệu hai giá trị tuyệt đối của chúng (số lớn trừ số nhỏ) rồi đặt trước kết quả tìm được dấu của số có giá trị tuyệt đối lớn hơn+ Muốn cộng hai số nguyên âm, ta cộng hai giá trị tuyệt đối của chúng rồi đặt dấu (-) trước kết quả

    Lời giải chi tiết :

    Ta có \(\left( { - 234} \right) + 123 + \left( { - 66} \right)\)\( = \left[ { - \left( {234 - 123} \right)} \right] + \left( { - 66} \right)\)

    \( = \left( { - 111} \right) + \left( { - 66} \right) = - \left( {111 + 66} \right) = - 177.\)

    Câu 13 :

    Cho \({x_1}\) là giá trị thỏa mãn \(x - 876 = \left( { - 1576} \right)\) và \({x_2}\) là giá trị thỏa mãn \(x - 983 = \left( { - 163} \right)\). Tính tổng \({x_1} + {x_2}.\)

    • A.

      $120$

    • B.

      $1500$

    • C.

      $ - 100$

    • D.

      $ - 800$

    Đáp án : A

    Phương pháp giải :

    + Ta xác định: Số bị trừ, số trừ và hiệu. Sau đó áp dụng Số bị trừ = Hiệu + Số trừ để tìm \({x_1};{x_2}\).

    + Từ đó tính tổng \({x_1} + {x_2}.\)

    Lời giải chi tiết :

    Ta có \(x - 876 = \left( { - 1576} \right)\)

    \(x = \left( { - 1576} \right) + 876\)

    \(x = - \left( {1576 - 876} \right)\)

    \(x = - 700.\)

    Vậy \({x_1} = - 700.\)

    Xét \(x - 983 = \left( { - 163} \right)\)

    \(x = \left( { - 163} \right) + 983\)

    \(x = + \left( {983 - 163} \right)\)

    \(x = 820.\)

    Vậy \({x_2} = 820.\)

    Từ đó \({x_1} + {x_2} = \left( { - 700} \right) + 820 = + \left( {820 - 700} \right)\)\( = 120.\)

    Câu 14 :

    Tổng của $( - 555)$ và số nguyên dương lớn nhất có $3$ chữ số là

    • A.

      $335$

    • B.

      $455$

    • C.

      $444$

    • D.

      $ - 655$

    Đáp án : C

    Phương pháp giải :

    + Bước 1: Tìm số nguyên dương lớn nhất có $3$ chữ số+ Bước 2: Tính tổng của $( - 555)$ và số vừa tìm được ở bước 1Lưu ý: +Muốn cộng hai số nguyên khác dấu không đối nhau, ta tìm hiệu hai giá trị tuyệt đối của chúng (số lớn trừ số nhỏ) rồi đặt trước kết quả tìm được dấu của số có giá trị tuyệt đối lớn hơn

    Lời giải chi tiết :

    Số nguyên dương lớn nhất có $3$ chữ số là: $999$ Tổng của $( - 555)$ và số nguyên dương lớn nhất có $3$ chữ số là: $\left( { - 555} \right) + 999 = + (999 - 555) = $\(444.\)

    Câu 15 :

    Tìm \(x\) thỏa mãn \(x - 897 = \left( { - 1478} \right) + 985\).

    • A.

      $440$

    • B.

      $405$

    • C.

      $ - 404$

    • D.

      $404$

    Đáp án : D

    Phương pháp giải :

    + Tính vế trái bằng cách cộng hai số nguyên trái dấu

    + Xác định số bị trừ, số trừ và hiệu. Sau đó sử dụng số bị trừ = số trừ + hiệu để tìm \(x.\)

    Lời giải chi tiết :

    Ta có \(x - 897 = \left( { - 1478} \right) + 985\)

    \(x - 897 = - \left( {1478 - 985} \right)\)

    \(x = \left( { - 493} \right) + 897\)

    \(x = + \left( {897 - 493} \right)\)

    \(x = 404.\)

    Vậy \(x = 404.\)

    Câu 16 : Cho \(x = - 25;\,\,y = 19\). Tổng \(x + y = ?\)
    • A.
      \(44\)
    • B.
      \( - 6\)
    • C.
      \(6\)
    • D.
      \( - 16\)

    Đáp án : B

    Phương pháp giải :

    Để cộng hai số nguyên khác dấu, ta làm như sau:

    Bước 1: Bỏ dấu “-” trước số nguyên âm, giữ nguyên số còn lại.

    Bước 2. Trong hai số nguyên dương nhận được ở Bước 1, ta lấy số lớn hơn trừ đi số nhỏ hơn.

    Bước 3. Cho hiệu vừa nhận được dấu ban đầu của số lớn hơn ở Bước 2, ta có tổng cần tìm.

    Lời giải chi tiết :
    Ta có: \(x + y = \left( { - 25} \right) + 19 = - \left( {25 - 19} \right) = - 6.\)
    Bạn đang tiếp cận nội dung Trắc nghiệm Các dạng toán về phép cộng trừ số nguyên, quy tắc dấu ngoặc Toán 6 Kết nối tri thức thuộc chuyên mục bài tập toán lớp 6 trên nền tảng toán học. Bộ bài tập toán trung học cơ sở này được biên soạn chuyên sâu và bám sát chặt chẽ khung chương trình sách giáo khoa hiện hành, nhằm tối ưu hóa toàn diện quá trình ôn luyện, củng cố kiến thức Toán lớp 6 cho học sinh thông qua phương pháp tiếp cận trực quan và mang lại hiệu quả vượt trội.
    Ghi chú: Quý thầy, cô giáo và bạn đọc có thể chia sẻ tài liệu trên MonToan.com.vn bằng cách gửi về:
    Facebook: MÔN TOÁN
    Email: montoanmath@gmail.com

    Trắc nghiệm Các dạng toán về phép cộng trừ số nguyên, quy tắc dấu ngoặc Toán 6 Kết nối tri thức: Tổng quan

    Chương trình Toán 6 Kết nối tri thức đặt nền móng quan trọng cho việc học toán ở các lớp trên. Một trong những chủ đề cốt lõi là các phép toán với số nguyên, đặc biệt là phép cộng và trừ, cùng với việc hiểu và áp dụng quy tắc dấu ngoặc. Việc nắm vững kiến thức này không chỉ giúp học sinh giải quyết các bài toán cơ bản mà còn là bước chuẩn bị cho các khái niệm phức tạp hơn trong tương lai.

    I. Cộng trừ số nguyên

    Số nguyên bao gồm số nguyên dương (lớn hơn 0), số nguyên âm (nhỏ hơn 0) và số 0. Phép cộng và trừ số nguyên có những quy tắc riêng biệt so với phép cộng và trừ số tự nhiên.

    • Cộng hai số nguyên dương: Cộng như cộng hai số tự nhiên.
    • Cộng một số nguyên dương và một số nguyên âm: Thực hiện như trừ hai số tự nhiên, lấy giá trị tuyệt đối của số lớn trừ đi giá trị tuyệt đối của số nhỏ, và giữ dấu của số lớn.
    • Cộng hai số nguyên âm: Cộng hai giá trị tuyệt đối của chúng, và giữ dấu âm.
    • Trừ hai số nguyên: Đổi dấu số trừ và cộng với số bị trừ.

    II. Quy tắc dấu ngoặc

    Dấu ngoặc trong biểu thức toán học có vai trò quan trọng trong việc xác định thứ tự thực hiện các phép toán. Quy tắc dấu ngoặc giúp chúng ta đơn giản hóa biểu thức và tìm ra kết quả chính xác.

    • Trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau: Thực hiện các phép toán trong ngoặc trước, sau đó thực hiện các phép toán ngoài ngoặc.
    • Khi bỏ dấu ngoặc:
      • Nếu trước dấu ngoặc là dấu cộng, ta giữ nguyên dấu của các số hạng trong ngoặc.
      • Nếu trước dấu ngoặc là dấu trừ, ta đổi dấu của các số hạng trong ngoặc.

    III. Các dạng bài tập thường gặp

    Các bài tập về phép cộng trừ số nguyên và quy tắc dấu ngoặc thường xuất hiện dưới nhiều dạng khác nhau. Dưới đây là một số dạng bài tập phổ biến:

    1. Tính giá trị của biểu thức: Yêu cầu học sinh tính giá trị của một biểu thức chứa các phép cộng, trừ, và dấu ngoặc.
    2. Tìm x: Yêu cầu học sinh tìm giá trị của x trong một phương trình chứa các phép cộng, trừ, và dấu ngoặc.
    3. Bài toán có lời văn: Yêu cầu học sinh giải bài toán có lời văn liên quan đến phép cộng, trừ, và dấu ngoặc.

    IV. Luyện tập với Trắc nghiệm

    Trắc nghiệm là một phương pháp học tập hiệu quả, giúp học sinh củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng giải bài tập. Dưới đây là một số ví dụ về các câu hỏi trắc nghiệm về phép cộng trừ số nguyên và quy tắc dấu ngoặc:

    Câu hỏiĐáp án
    Tính: (-5) + 83
    Tính: 12 - (-7)19
    Tính: -3 + (-4)-7
    Tính: 5 - (2 + 3)0

    V. Mẹo học tập hiệu quả

    Để học tốt môn Toán 6, đặc biệt là các bài tập về phép cộng trừ số nguyên và quy tắc dấu ngoặc, bạn có thể áp dụng một số mẹo sau:

    • Nắm vững các quy tắc: Hiểu rõ các quy tắc cộng, trừ số nguyên và quy tắc dấu ngoặc là điều kiện tiên quyết để giải bài tập chính xác.
    • Luyện tập thường xuyên: Giải nhiều bài tập khác nhau sẽ giúp bạn làm quen với các dạng bài và rèn luyện kỹ năng giải bài tập.
    • Sử dụng sơ đồ Venn: Sơ đồ Venn có thể giúp bạn hình dung rõ hơn về mối quan hệ giữa các số nguyên dương, số nguyên âm và số 0.
    • Kiểm tra lại kết quả: Sau khi giải xong bài tập, hãy kiểm tra lại kết quả để đảm bảo tính chính xác.

    Kết luận

    Trắc nghiệm Các dạng toán về phép cộng trừ số nguyên, quy tắc dấu ngoặc Toán 6 Kết nối tri thức là một phần quan trọng trong chương trình học Toán 6. Việc nắm vững kiến thức này sẽ giúp học sinh tự tin hơn trong việc giải quyết các bài toán và đạt kết quả tốt trong môn học. Hãy luyện tập thường xuyên và áp dụng các mẹo học tập hiệu quả để chinh phục môn Toán!

    Tài liệu, đề thi và đáp án Toán 6

    Tài liệu, đề thi và đáp án Toán 6