1. Môn Toán
  2. Trắc nghiệm Bài tập cuối chương VII Toán 6 Kết nối tri thức

Trắc nghiệm Bài tập cuối chương VII Toán 6 Kết nối tri thức

Trắc nghiệm Bài tập cuối chương VII Toán 6 Kết nối tri thức

Chào mừng các em học sinh lớp 6 đến với chuyên mục trắc nghiệm Bài tập cuối chương VII môn Toán, chương trình Kết nối tri thức. Đây là cơ hội tuyệt vời để các em tự đánh giá năng lực, củng cố kiến thức đã học và chuẩn bị tốt nhất cho các bài kiểm tra sắp tới.

montoan.com.vn cung cấp hệ thống câu hỏi trắc nghiệm đa dạng, bao gồm nhiều dạng bài tập khác nhau, được thiết kế bám sát nội dung sách giáo khoa Toán 6 Kết nối tri thức.

Đề bài

    Câu 1 :

    Phân số \(\dfrac{2}{5}\) viết dưới dạng số thập phân là:

    • A.

      \(2,5\)

    • B.

      \(5,2\)

    • C.

      \(0,4\)

    • D.

      \(0,04\)

    Câu 2 :

    Hỗn số \(1\dfrac{2}{5}\) được chuyển thành số thập phân là:

    • A.

      \(1,2\)

    • B.

      \(1,4\)

    • C.

      \(1,5\)

    • D.

      \(1,8\)

    Câu 3 :

    Số thập phân \(3,015\) được chuyển thành phân số là:

    • A.

      \(\dfrac{{3015}}{{10}}\) 

    • B.

      \(\dfrac{{3015}}{{100}}\)

    • C.

      \(\dfrac{{3015}}{{1000}}\) 

    • D.

      \(\dfrac{{3015}}{{10000}}\)

    Câu 4 :

    Số tự nhiên \(x\) thỏa mãn: \(35,67 < x < 36,05\) là:

    • A.

      $35$

    • B.

      $36$

    • C.

      $37$

    • D.

      $34$

    Câu 5 :

    Tìm \(x\), biết: \(2,4.x = \dfrac{{ - 6}}{5}.0,4\).

    • A.

      \(x = 4\)

    • B.

      \(x = - 4\)

    • C.

      \(x = 5\)

    • D.

      \(x = - 0,2\)

    Câu 6 :

    Một người gửi tiết kiệm \(15.000.000\) đồng với lãi suất \(0,6\% \) một tháng thì sau một tháng người đó thu được tất cả bao nhiêu tiền?

    • A.

      \(15.090.000\) đồng

    • B.

      \(15.080.000\) đồng

    • C.

      \(15.085.000\) đồng

    • D.

      \(15.100.000\) đồng.

    Câu 7 :

    Trên đĩa có 64 quả táo. Hoa ăn hết 25% số táo. Sau đó Hùng ăn $\dfrac{3}{8}$ số táo còn lại. Hỏi trên đĩa còn bao nhiêu quả táo?

    • A.

      \(30\) quả

    • B.

      \(48\) quả

    • C.

      \(18\) quả

    • D.

      \(36\) quả

    Câu 8 :

    Lớp 6A có 48 học sinh. Số học sinh giỏi bằng 18,75% số học sinh cả lớp. Số học sinh trung bình bằng 300% số học sinh giỏi. Còn lại là học sinh khá. Tính tỉ số phần trăm số học sinh giỏi so với số học sinh khá.

    • A.

      \(50\% \)

    • B.

      \(125\% \)

    • C.

      \(75\% \)

    • D.

      \(70\% \)

    Câu 9 :

    Một nhà máy có ba phân xưởng, số công nhân của phân xưởng 1 bằng \(36\% \) tổng số công nhân của nhà máy. Số công nhân của phân xưởng 2 bằng \(\dfrac{3}{5}\) số công nhân của phân xưởng 3. Biết số công nhân của phân xưởng 1 là 18 người. Tính số công nhân của phân xưởng 3.

    • A.

      \(12\)

    • B.

      \(20\)

    • C.

      $18$

    • D.

      \(25\)

    Câu 10 :

    Người ta mở vòi cho nước chảy vào đầy bể cần \(3\) giờ. Hỏi nếu mở vòi nước đó trong \(45\) phút thì được bao nhiêu phần của bể?

    • A.

      \(\dfrac{1}{3}\)

    • B.

      \(\dfrac{1}{4}\)

    • C.

      $\dfrac{2}{3}$

    • D.

      \(\dfrac{1}{2}\)

    Câu 11 :

    Lúc 7 giờ 5 phút, một người đi xe máy đi từ A và đến B lúc 8 giờ 45 phút. Biết quãng đường AB dài 65km. Tính vận tốc của người đi xe máy đó?

    • A.

      \(39\) km/h

    • B.

      \(40\) km/h

    • C.

      $42$ km/h

    • D.

      \(44\) km/h

    Câu 12 :

    Cho \(A = \dfrac{{\left( {3\dfrac{2}{{15}} + \dfrac{1}{5}} \right):2\dfrac{1}{2}}}{{\left( {5\dfrac{3}{7} - 2\dfrac{1}{4}} \right):4\dfrac{{43}}{{56}}}}\) và \(B = \dfrac{{1,2:\left( {1\dfrac{1}{5}.1\dfrac{1}{4}} \right)}}{{0,32 + \dfrac{2}{{25}}}}\) . Chọn đáp án đúng.

    • A.

      \(A < - B\)

    • B.

      \(2A > B\)

    • C.

      \(A > B\)

    • D.

      \(A = B\)

    Câu 13 :

    Tìm x biết \(25\% .x - 70\dfrac{{10}}{{11}}:\left( {\dfrac{{131313}}{{151515}} + \dfrac{{131313}}{{353535}} + \dfrac{{131313}}{{636363}} + \dfrac{{131313}}{{999999}}} \right) = - 5\)

    • A.

      \(x = - 40\)

    • B.

      \(x = 40\)

    • C.

      \(x = - 160\)

    • D.

      \(x = 160\)

    Lời giải và đáp án

    Câu 1 :

    Phân số \(\dfrac{2}{5}\) viết dưới dạng số thập phân là:

    • A.

      \(2,5\)

    • B.

      \(5,2\)

    • C.

      \(0,4\)

    • D.

      \(0,04\)

    Đáp án : C

    Phương pháp giải :

    Chuyển phân số đó về phân số thập phân rồi viết dưới dạng số thập phân.

    Lời giải chi tiết :

    \(\dfrac{2}{5} = \dfrac{4}{{10}} = 0,4.\)

    Câu 2 :

    Hỗn số \(1\dfrac{2}{5}\) được chuyển thành số thập phân là:

    • A.

      \(1,2\)

    • B.

      \(1,4\)

    • C.

      \(1,5\)

    • D.

      \(1,8\)

    Đáp án : B

    Phương pháp giải :

    Chuyển hỗn số đó về phân số thập phân, sau đó viết dưới dạng số thập phân.

    Lời giải chi tiết :

    \(1\dfrac{2}{5} = \dfrac{{1.5 + 2}}{5} = \dfrac{7}{5} = \dfrac{{14}}{{10}} = 1,4.\)

    Câu 3 :

    Số thập phân \(3,015\) được chuyển thành phân số là:

    • A.

      \(\dfrac{{3015}}{{10}}\) 

    • B.

      \(\dfrac{{3015}}{{100}}\)

    • C.

      \(\dfrac{{3015}}{{1000}}\) 

    • D.

      \(\dfrac{{3015}}{{10000}}\)

    Đáp án : C

    Phương pháp giải :

    Áp dụng qui tắc chuyển từ số thập phân về phân số.

    Lời giải chi tiết :

    \(3,015 = \dfrac{{3015}}{{1000}}\)

    Câu 4 :

    Số tự nhiên \(x\) thỏa mãn: \(35,67 < x < 36,05\) là:

    • A.

      $35$

    • B.

      $36$

    • C.

      $37$

    • D.

      $34$

    Đáp án : B

    Phương pháp giải :

    Áp dụng qui tắc so sánh số thập phân để tìm được $x$

    Lời giải chi tiết :

    Ta có: \(35,67 < x < 36,05\) và \(x\) là số tự nhiên nên \(x = 36\).

    Câu 5 :

    Tìm \(x\), biết: \(2,4.x = \dfrac{{ - 6}}{5}.0,4\).

    • A.

      \(x = 4\)

    • B.

      \(x = - 4\)

    • C.

      \(x = 5\)

    • D.

      \(x = - 0,2\)

    Đáp án : D

    Phương pháp giải :

    Chuyển phân số về số thập phân, áp dụng qui tắc nhân, chia số thập phân để tìm \(x\).

    Lời giải chi tiết :

    \(\begin{array}{l}2,4.x = \dfrac{{ - 6}}{5}.0,4\\2,4.x = - 1,2.0,4\\2,4.x = - 0,48\\x = - 0,48:2,4\\x = - 0,2.\end{array}\)

    Câu 6 :

    Một người gửi tiết kiệm \(15.000.000\) đồng với lãi suất \(0,6\% \) một tháng thì sau một tháng người đó thu được tất cả bao nhiêu tiền?

    • A.

      \(15.090.000\) đồng

    • B.

      \(15.080.000\) đồng

    • C.

      \(15.085.000\) đồng

    • D.

      \(15.100.000\) đồng.

    Đáp án : A

    Phương pháp giải :

    Áp dụng công thức: tiền lãi = tiền gốc :\(100 \times \) lãi suất

    Tiền 1 tháng thu được = tiền gốc + tiền lãi.

    Lời giải chi tiết :

    Tiền lãi thu được sau 1 tháng là: \(15.000.000:100\, \times 0,6 = 90.000\) đồng.

    Tổng số tiền thu được sau 1 tháng là: \(15.000.000 + 90.000 = 15.090.000\) đồng.

    Câu 7 :

    Trên đĩa có 64 quả táo. Hoa ăn hết 25% số táo. Sau đó Hùng ăn $\dfrac{3}{8}$ số táo còn lại. Hỏi trên đĩa còn bao nhiêu quả táo?

    • A.

      \(30\) quả

    • B.

      \(48\) quả

    • C.

      \(18\) quả

    • D.

      \(36\) quả

    Đáp án : A

    Phương pháp giải :

    Sử dụng cách tính giá trị phân số của một số cho trước

    Muốn tìm \(\dfrac{m}{n}\) của số \(b\) cho trước, ta tính \(b.\dfrac{m}{n}\) \(\left( {m,n \in \mathbb{N},n \ne 0} \right)\)

    Lời giải chi tiết :

    Hoa ăn số táo là \(25\% .64 = 16\) quả.

    Số táo còn lại là \(64 - 16 = 48\) quả

    Hùng ăn số táo là \(\dfrac{3}{8}.48 = 18\) quả.

    Số táo còn lại sau khi Hùng ăn là \(48 - 18 = 30\) quả.

    Câu 8 :

    Lớp 6A có 48 học sinh. Số học sinh giỏi bằng 18,75% số học sinh cả lớp. Số học sinh trung bình bằng 300% số học sinh giỏi. Còn lại là học sinh khá. Tính tỉ số phần trăm số học sinh giỏi so với số học sinh khá.

    • A.

      \(50\% \)

    • B.

      \(125\% \)

    • C.

      \(75\% \)

    • D.

      \(70\% \)

    Đáp án : C

    Phương pháp giải :

    + Tính số học sinh giỏi, học sinh trung bình và học sinh khá

    + Tính tỉ số phần trăm: Muốn tìm tỉ số phần trăm của hai số \(a\) và \(b\) , ta nhân \(a\) với \(100\) rồi chia cho \(b\) và viết kí hiệu % vào kết quả: \(\dfrac{{a.100}}{b}\% \)

    Lời giải chi tiết :

    Số học sinh giỏi của lớp là \(18,75\% .48 = 9\) học sinh

    Số học sinh trung bình là \(9.300\% = 27\) học sinh

    Số học sinh khá là \(48 - 9 - 27 = 12\) học sinh

    Tỉ số phần trăm số học sinh khá và số học sinh giỏi là: \(\dfrac{9}{{12}}.100\% = 75\% .\)

    Câu 9 :

    Một nhà máy có ba phân xưởng, số công nhân của phân xưởng 1 bằng \(36\% \) tổng số công nhân của nhà máy. Số công nhân của phân xưởng 2 bằng \(\dfrac{3}{5}\) số công nhân của phân xưởng 3. Biết số công nhân của phân xưởng 1 là 18 người. Tính số công nhân của phân xưởng 3.

    • A.

      \(12\)

    • B.

      \(20\)

    • C.

      $18$

    • D.

      \(25\)

    Đáp án : B

    Phương pháp giải :

    Sử dụng cách giá trị phân số của một số cho trước và cách tìm một số biết giá trị phân số của nó để tính toán theo các bước:

    + Tính số công nhân của cả nhà máy

    + Tính số công nhân của cả hai phân xưởng 2 và 3

    + Tính số công nhân của phân xưởng 2

    + Tính số công nhân của phân xưởng 3

    Lời giải chi tiết :

    Số công nhân của cả nhà máy là \(18:36\% = 50\) công nhân

    Số công nhân của phân xưởng 2 và phân xưởng 3 là \(50 - 18 = 32\) công nhân

    Vì số công nhân của phân xưởng 2 bằng \(\dfrac{3}{5}\) số công nhân của phân xưởng 3 nên số công nhân của phân xưởng 2 bằng \(\dfrac{3}{{3 + 5}} = \dfrac{3}{8}\) số công nhân của cả hai phân xưởng.

    Số công nhân của phân xưởng 2 là \(32.\dfrac{3}{8} = 12\) công nhân

    Số công nhân của phân xưởng ba là \(32 - 12 = 20\) công nhân

    Câu 10 :

    Người ta mở vòi cho nước chảy vào đầy bể cần \(3\) giờ. Hỏi nếu mở vòi nước đó trong \(45\) phút thì được bao nhiêu phần của bể?

    • A.

      \(\dfrac{1}{3}\)

    • B.

      \(\dfrac{1}{4}\)

    • C.

      $\dfrac{2}{3}$

    • D.

      \(\dfrac{1}{2}\)

    Đáp án : B

    Phương pháp giải :

    Tìm số phần bể vòi nước chảy được trong 1 giờ, rồi lấy kết quả đó nhân với thời gian mở vòi nước.

    Lời giải chi tiết :

    Đổi: \(45\)phút = \(\dfrac{3}{4}\) giờ

    Mỗi giờ vòi nước chảy được số phần bể là: \(1:3 = \dfrac{1}{3}\) (bể)

    Nếu mở vòi trong 45 phút thì được số phần bể là: \(\dfrac{3}{4}.\dfrac{1}{3} = \dfrac{1}{4}\)(bể)

    Câu 11 :

    Lúc 7 giờ 5 phút, một người đi xe máy đi từ A và đến B lúc 8 giờ 45 phút. Biết quãng đường AB dài 65km. Tính vận tốc của người đi xe máy đó?

    • A.

      \(39\) km/h

    • B.

      \(40\) km/h

    • C.

      $42$ km/h

    • D.

      \(44\) km/h

    Đáp án : A

    Phương pháp giải :

    Áp dụng công thức: vận tốc = quãng đường : thời gian.

    Lời giải chi tiết :

    Thời gian người đó đi hết quãng đường AB là: 8 giờ 45 phút – 7 giờ 5 phút = 1 giờ 40 phút

    Đổi 1 giờ 40 phút = \(\dfrac{5}{3}\) giờ.

    Vận tốc của người đi xe máy đó là: \(65:\dfrac{5}{3} = 39\left( {km/h} \right)\)

    Câu 12 :

    Cho \(A = \dfrac{{\left( {3\dfrac{2}{{15}} + \dfrac{1}{5}} \right):2\dfrac{1}{2}}}{{\left( {5\dfrac{3}{7} - 2\dfrac{1}{4}} \right):4\dfrac{{43}}{{56}}}}\) và \(B = \dfrac{{1,2:\left( {1\dfrac{1}{5}.1\dfrac{1}{4}} \right)}}{{0,32 + \dfrac{2}{{25}}}}\) . Chọn đáp án đúng.

    • A.

      \(A < - B\)

    • B.

      \(2A > B\)

    • C.

      \(A > B\)

    • D.

      \(A = B\)

    Đáp án : D

    Phương pháp giải :

    Chuyển hỗn số về dạng phân số rồi rút gọn từng biểu thức A; B để so sánh.

    Lời giải chi tiết :

    Ta có \(A = \dfrac{{\left( {3\dfrac{2}{{15}} + \dfrac{1}{5}} \right):2\dfrac{1}{2}}}{{\left( {5\dfrac{3}{7} - 2\dfrac{1}{4}} \right):4\dfrac{{43}}{{56}}}}\)\( = \dfrac{{\left( {\dfrac{{47}}{{15}} + \dfrac{3}{{15}}} \right):\dfrac{5}{2}}}{{\left( {\dfrac{{38}}{7} - \dfrac{9}{4}} \right):\dfrac{{267}}{{56}}}} = \dfrac{{\dfrac{{50}}{{15}}.\dfrac{2}{5}}}{{\left( {\dfrac{{152}}{{28}} - \dfrac{{63}}{{28}}} \right).\dfrac{{56}}{{267}}}}\)\( = \dfrac{{\dfrac{4}{3}}}{{\dfrac{{89}}{{28}}.\dfrac{{56}}{{267}}}} = \dfrac{{\dfrac{4}{3}}}{{\dfrac{2}{3}}} = 2\)

    Và \(B = \dfrac{{1,2:\left( {1\dfrac{1}{5}.1\dfrac{1}{4}} \right)}}{{0,32 + \dfrac{2}{{25}}}}\)\( = \dfrac{{\dfrac{6}{5}:\left( {\dfrac{6}{5}.\dfrac{5}{4}} \right)}}{{\dfrac{8}{{25}} + \dfrac{2}{{25}}}} = \dfrac{{\dfrac{6}{5}:\dfrac{3}{2}}}{{\dfrac{{10}}{{25}}}} = \dfrac{{\dfrac{4}{5}}}{{\dfrac{2}{5}}} = 2\)

    Vậy \(A = B.\)

    Câu 13 :

    Tìm x biết \(25\% .x - 70\dfrac{{10}}{{11}}:\left( {\dfrac{{131313}}{{151515}} + \dfrac{{131313}}{{353535}} + \dfrac{{131313}}{{636363}} + \dfrac{{131313}}{{999999}}} \right) = - 5\)

    • A.

      \(x = - 40\)

    • B.

      \(x = 40\)

    • C.

      \(x = - 160\)

    • D.

      \(x = 160\)

    Đáp án : D

    Phương pháp giải :

    Rút gọn biểu thức trong ngoặc

    Sử dụng qui tắc chuyển vế đổi dấu để tìm x

    Lời giải chi tiết :

    Ta có \(25\% .x - 70\dfrac{{10}}{{11}}:\left( {\dfrac{{131313}}{{151515}} + \dfrac{{131313}}{{353535}} + \dfrac{{131313}}{{636363}} + \dfrac{{131313}}{{999999}}} \right) = - 5\)

    \(\dfrac{1}{4}.x - 70\dfrac{{10}}{{11}}:\left( {\dfrac{{131313:10101}}{{151515:10101}} + \dfrac{{131313}}{{353535}} + \dfrac{{131313:10101}}{{636363:10101}} + \dfrac{{131313:10101}}{{999999:10101}}} \right) = - 5\)

    \(25\% .x - 70\dfrac{{10}}{{11}}:\left( {\dfrac{{13}}{{15}} + \dfrac{{13}}{{35}} + \dfrac{{13}}{{63}} + \dfrac{{13}}{{99}}} \right) = - 5\)

    \(25\% .x - 70\dfrac{{10}}{{11}}:\left[ {13.\left( {\dfrac{1}{{3.5}} + \dfrac{1}{{5.7}} + \dfrac{1}{{7.9}} + \dfrac{1}{{9.11}}} \right)} \right] = - 5\)

    \(25\% .x - 70\dfrac{{10}}{{11}}:\left[ {\dfrac{{13}}{2}.\left( {\dfrac{1}{3} - \dfrac{1}{5} + \dfrac{1}{5} - \dfrac{1}{7} + \dfrac{1}{7} - \dfrac{1}{9} + \dfrac{1}{9} - \dfrac{1}{{11}}} \right)} \right] = - 5\)

    \(25\% .x - 70\dfrac{{10}}{{11}}:\left[ {\dfrac{{13}}{2}.\left( {\dfrac{1}{3} - \dfrac{1}{{11}}} \right)} \right] = - 5\)

    \(25\% .x - 70\dfrac{{10}}{{11}}:\left( {\dfrac{{13}}{2}.\dfrac{8}{{33}}} \right) = - 5\)

    \(\begin{array}{l}25\% .x - \dfrac{{780}}{{11}}:\dfrac{{52}}{{33}} = - 5\\25\% .x - \dfrac{{780}}{{11}}.\dfrac{{33}}{{52}} = - 5\\25\% .x - 45 = - 5\\25\% .x = - 5 + 45\\25\% .x = 40\\x = 40:\dfrac{{25}}{{100}}\\x = 160\end{array}\)

    Bạn đang tiếp cận nội dung Trắc nghiệm Bài tập cuối chương VII Toán 6 Kết nối tri thức thuộc chuyên mục học toán lớp 6 trên nền tảng học toán. Bộ bài tập toán trung học cơ sở này được biên soạn chuyên sâu và bám sát chặt chẽ khung chương trình sách giáo khoa hiện hành, nhằm tối ưu hóa toàn diện quá trình ôn luyện, củng cố kiến thức Toán lớp 6 cho học sinh thông qua phương pháp tiếp cận trực quan và mang lại hiệu quả vượt trội.
    Ghi chú: Quý thầy, cô giáo và bạn đọc có thể chia sẻ tài liệu trên MonToan.com.vn bằng cách gửi về:
    Facebook: MÔN TOÁN
    Email: montoanmath@gmail.com

    Bài tập cuối chương VII Toán 6 Kết nối tri thức: Tổng quan

    Chương VII Toán 6 Kết nối tri thức tập trung vào các kiến thức về hình học, cụ thể là các khái niệm về góc, số đo góc, các loại góc (góc nhọn, góc vuông, góc tù, góc bẹt) và mối quan hệ giữa chúng. Việc nắm vững các khái niệm này là nền tảng quan trọng cho việc học tập các kiến thức hình học nâng cao hơn ở các lớp trên.

    Các dạng bài tập trắc nghiệm thường gặp

    Trong bài tập cuối chương VII, các em sẽ thường gặp các dạng bài tập trắc nghiệm sau:

    • Nhận biết các loại góc: Xác định góc nhọn, góc vuông, góc tù, góc bẹt dựa vào số đo của góc.
    • Tính số đo góc: Sử dụng các tính chất của góc để tính số đo góc chưa biết.
    • Vận dụng kiến thức về góc: Giải các bài toán thực tế liên quan đến góc.
    • So sánh góc: So sánh độ lớn của các góc khác nhau.
    • Xác định góc kề bù, góc phụ: Nhận biết và tính toán các góc kề bù, góc phụ.

    Hướng dẫn giải bài tập trắc nghiệm hiệu quả

    Để giải bài tập trắc nghiệm chương VII Toán 6 Kết nối tri thức hiệu quả, các em cần:

    1. Nắm vững kiến thức lý thuyết: Hiểu rõ các định nghĩa, tính chất và định lý liên quan đến góc.
    2. Đọc kỹ đề bài: Xác định rõ yêu cầu của đề bài và các thông tin đã cho.
    3. Vẽ hình minh họa: Vẽ hình minh họa giúp các em hình dung rõ hơn về bài toán và tìm ra hướng giải quyết.
    4. Loại trừ đáp án sai: Sử dụng các kiến thức đã học để loại trừ các đáp án sai, tăng khả năng chọn đúng đáp án.
    5. Kiểm tra lại kết quả: Sau khi chọn đáp án, hãy kiểm tra lại kết quả để đảm bảo tính chính xác.

    Ví dụ minh họa

    Câu hỏi: Góc có số đo 90° là:

    A. Góc nhọn

    B. Góc vuông

    C. Góc tù

    D. Góc bẹt

    Giải: Góc có số đo 90° là góc vuông. Vậy đáp án đúng là B.

    Lợi ích của việc luyện tập trắc nghiệm online

    Luyện tập trắc nghiệm online tại montoan.com.vn mang lại nhiều lợi ích cho các em:

    • Tiết kiệm thời gian và chi phí: Các em có thể luyện tập bất cứ lúc nào, ở bất cứ đâu chỉ với một thiết bị có kết nối internet.
    • Đa dạng bài tập: Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm được cập nhật thường xuyên, đảm bảo tính đa dạng và phong phú.
    • Đánh giá kết quả tức thì: Các em có thể biết được kết quả ngay sau khi hoàn thành bài tập, giúp các em tự đánh giá năng lực và cải thiện điểm số.
    • Giải thích chi tiết: Các câu trả lời đúng và sai đều được giải thích chi tiết, giúp các em hiểu rõ hơn về kiến thức.

    Lời khuyên

    Để đạt kết quả tốt nhất trong bài kiểm tra cuối chương VII Toán 6 Kết nối tri thức, các em nên:

    • Học thuộc các định nghĩa, tính chất và định lý liên quan đến góc.
    • Làm đầy đủ các bài tập trong sách giáo khoa và sách bài tập.
    • Luyện tập thường xuyên các bài tập trắc nghiệm online tại montoan.com.vn.
    • Hỏi thầy cô giáo hoặc bạn bè nếu gặp khó khăn trong quá trình học tập.

    Bảng tổng hợp các loại góc

    Loại gócSố đo
    Góc nhọn0° < x < 90°
    Góc vuôngx = 90°
    Góc tù90° < x < 180°
    Góc bẹtx = 180°

    Chúc các em học tập tốt và đạt kết quả cao trong bài kiểm tra!

    Tài liệu, đề thi và đáp án Toán 6

    Tài liệu, đề thi và đáp án Toán 6