1. Môn Toán
  2. Trắc nghiệm Bài tập cuối chương VIII Toán 6 Kết nối tri thức

Trắc nghiệm Bài tập cuối chương VIII Toán 6 Kết nối tri thức

Trắc nghiệm Bài tập cuối chương VIII Toán 6 Kết nối tri thức

Chào mừng các em học sinh lớp 6 đến với chuyên mục trắc nghiệm Bài tập cuối chương VIII môn Toán, chương trình Kết nối tri thức. Đây là cơ hội tuyệt vời để các em tự đánh giá năng lực, củng cố kiến thức đã học và chuẩn bị tốt nhất cho các bài kiểm tra sắp tới.

montoan.com.vn cung cấp hệ thống câu hỏi trắc nghiệm đa dạng, bao phủ toàn bộ nội dung chương VIII, từ các khái niệm cơ bản đến các bài toán vận dụng nâng cao.

Đề bài

    Câu 1 :

    Có bao nhiêu đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt A và B?

    • A.

      \(1\)

    • B.

      \(2\)

    • C.

      \(3\)

    • D.

      Vô số

    Câu 2 :

    Cho hình vẽ. Em hãy chọn đáp án đúng.

    Trắc nghiệm Bài tập cuối chương VIII Toán 6 Kết nối tri thức 0 1
    • A.

      A nằm giữa hai điểm B và C 

    • B.

      B nằm giữa hai điểm A và C

    • C.

      C nằm giữa hai điểm A và B

    • D.

      Không có điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại

    Câu 3 :

    Cho điểm M nằm giữa điểm N và P như hình vẽ. Kết luận nào sau đây là đúng ?

    Trắc nghiệm Bài tập cuối chương VIII Toán 6 Kết nối tri thức 0 2
    • A.

      Tia NM trùng với tia MP

    • B.

      Tia MP trùng với tia NP 

    • C.

      Tia PM trùng với tia PN

    • D.

      Tia MN trùng với tia MP.

    Câu 4 :

    Cho hình vẽ:

    Trắc nghiệm Bài tập cuối chương VIII Toán 6 Kết nối tri thức 0 3

    Hình vẽ trên có bao nhiêu tia chung gốc B:

    • A.

      $5$

    • B.

      $3$

    • C.

      $4$

    • D.

      $2$

    Câu 5 :

    Cho hình vẽ sau. Chọn câu đúng.

    Trắc nghiệm Bài tập cuối chương VIII Toán 6 Kết nối tri thức 0 4
    • A.

      Điểm M thuộc đường thẳng xy nhưng không thuộc đường thẳng ab

    • B.

      Hai đường thẳng xy và ab không có điểm chung

    • C.

      Đường thẳng xy cắt đường thẳng ab tại M

    • D.

      Đường thẳng xy và ab có hai điểm chung

    Câu 6 :

    Cho hình vẽ sau. Chọn câu đúng.

    Trắc nghiệm Bài tập cuối chương VIII Toán 6 Kết nối tri thức 0 5
    • A.

      \(P \in a;P \in c\)

    • B.

      \(Q \in b;Q \in c\)

    • C.

      Đường thẳng a cắt đường thẳng c tại điểm P

    • D.

      Không có hai đường thẳng nào cắt nhau trên hình vẽ

    Câu 7 :

    Cho hai tia Ox và Oy đối nhau. Lấy điểm G trên tia Ox, điểm H trên tia Oy. Ta có:

    • A.

      Điểm G nằm giữa hai điểm O và H

    • B.

      Điểm O nằm giữa hai điểm G và H 

    • C.

      Điểm H nằm giữa hai điểm O và G

    • D.

      Không có điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại

    Câu 8 :

    Vẽ ba đường thẳng phân biệt bất kì, số giao điểm của ba đường thẳng đó không thể là:

    • A.

      $0$

    • B.

      $1$ hoặc $2$

    • C.

      $4$

    • D.

      $3$

    Câu 9 :

    Cho hình vẽ. Em hãy chọn khẳng định sai:

    Trắc nghiệm Bài tập cuối chương VIII Toán 6 Kết nối tri thức 0 6
    • A.

      NM và NI là hai tia đối nhau

    • B.

      IN và IM là hai tia trùng nhau

    • C.

      MN và MI là hai tia trùng nhau

    • D.

      MN và NI là hai tia trùng nhau

    Câu 10 :

    Cho L là điểm nằm giữa hai điểm I và K. Biết $IL = 2cm,{\rm{ }}LK = 5cm.$ Độ dài của đoạn thẳng IK là:

    • A.

      $3cm$

    • B.

      $2cm$

    • C.

      $5cm$

    • D.

      $7cm$

    Câu 11 :

    Lấy năm điểm M, N, P, Q, K trong đó không có ba điểm nào thẳng hàng. Cứ qua hai điểm ta vẽ một đường thẳng. Số đường thẳng có thể vẽ được là:

    • A.

      $3$

    • B.

      $10$

    • C.

      $12$

    • D.

      $4$

    Câu 12 :

    Cho trước 6 điểm trong đó có 4 điểm thẳng hàng. Vẽ các đoạn thẳng đi qua các cặp điểm. Hỏi vẽ được bao nhiêu đoạn thẳng?

    • A.

      $15$

    • B.

      $16$

    • C.

      $14$

    • D.

      $13$

    Câu 13 :

    Cho đoạn thẳng $AB = 14cm,$ điểm I nằm giữa hai điểm A và B; $AI = 4cm.$ Điểm O nằm giữa hai điểm I, B sao cho $AI = OB.$ Gọi M, N lần lượt là trung điểm của đoạn thẳng AI, OB. Tính độ dài đoạn thẳng MN. 

    • A.

      \(10cm\)

    • B.

      \(8cm\)

    • C.

      \(12cm\)

    • D.

      \(6cm\)

    Câu 14 :

    Cho 24 điểm trong đó có 6 điểm thẳng hàng. Qua 2 điểm ta kẻ được một đường thẳng. Hỏi kẻ được tất cả bao nhiêu đường thẳng?

    • A.

      \(276\)

    • B.

      \(290\)

    • C.

      \(262\)

    • D.

      \(226\)

    Cho M thuộc đoạn thẳng AB, $AM = 4cm,{\rm{ }}AB = 6cm.$ Gọi O là trung điểm của đoạn AB.

    Câu 15

    Tính $MO$.

    • A.

      \(MO = 4cm\)

    • B.

      \(MO = 3cm\)

    • C.

      \(MO = 1cm\)

    • D.

      \(MO = 2cm\)

    Câu 16

    Trên AB lấy điểm I sao cho AI = 3,5cm. Lấy điểm P là trung điểm của AO. Chọn câu đúng.

    • A.

      Điểm I là trung điểm của OM

    • B.

      Điểm O nằm giữa I và P

    • C.

      \(IP = 2cm\)

    • D.

      Cả A, B, C đều đúng.

    Câu 17 :

    Em hãy chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau:

    • A.

      Góc bẹt là góc có hai cạnh là hai tia đối nhau

    • B.

      \(\widehat A\) được gọi là góc tù nếu \(\widehat A > {90^0}\)

    • C.

      Nếu tia Ot là tia phân giác của \(\widehat {xOy}\) thì \(\widehat {xOt} = \widehat {yOt} = \dfrac{{\widehat {xOy}}}{2}\)

    • D.

      Tam giác $MNP$ là hình gồm các đoạn thẳng $MN, MP$ và $NP$ khi ba điểm $M, N, P$ không thẳng hàng.

    Câu 18 :

    Cho ba điểm không thẳng hàng $O, A, B.$ Tia $Ox$ nằm giữa hai tia $OA, OB$ khi và chỉ khi tia $Ox$ cắt

    • A.

      Đoạn thẳng $AB$

    • B.

      Đường thẳng $AB$

    • C.

      Tia $AB$

    • D.

      Tia $BA$

    Câu 19 :

    Cho \(100\) tia gồm \(O{x_2},O{x_3},....,O{x_{99}}\) nằm giữa hai tia \(O{x_1}\) và \(O{x_{100}}\). Hỏi có bao nhiêu góc được tạo thành?

    • A.

      \(9702\) góc

    • B.

      \(4553\) góc

    • C.

      \(4950\) góc

    • D.

      \(4851\) góc

    Câu 20 :

    Cho 10 tia phân biệt chung gốc O. Xóa đi ba tia trong đó thì số góc đỉnh O giảm đi bao nhiêu?

    • A.

      \(3\)

    • B.

      \(12\)

    • C.

      \(24\)

    • D.

      \(48\)

    Câu 21 :

    Cho 20 điểm phân biệt, trong đó có a điểm thẳng hàng. Cứ 2 điểm, ta vẽ một đường thẳng. Tìm a , biết vẽ được tất cả 170 đường thẳng.

    • A.

      \(a = 9\)

    • B.

      \(a = 6\)

    • C.

      \(a = 7\)

    • D.

      \(a = 8\)

    Câu 22 :

    Cho 101 đường thẳng trong đó bất cứ hai đường thẳng nào cũng cắt nhau, không có ba đường thẳng nào đồng quy. Tính số giao điểm của chúng.

    • A.

      \(10010\) giao điểm

    • B.

      \(5005\) giao điểm

    • C.

      \(10100\) giao điểm

    • D.

      \(5050\) giao điểm

    Lời giải và đáp án

    Câu 1 :

    Có bao nhiêu đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt A và B?

    • A.

      \(1\)

    • B.

      \(2\)

    • C.

      \(3\)

    • D.

      Vô số

    Đáp án : A

    Phương pháp giải :

    Có 1 và chỉ 1 đường thẳng đi qua 2 điểm phân biệt cho trước.

    Lời giải chi tiết :

    Có 1 và chỉ 1 đường thẳng đi qua 2 điểm phân biệt cho trước. Vậy có duy nhất 1 đường thẳng đi qua hai điểm A và B.

    Câu 2 :

    Cho hình vẽ. Em hãy chọn đáp án đúng.

    Trắc nghiệm Bài tập cuối chương VIII Toán 6 Kết nối tri thức 0 7
    • A.

      A nằm giữa hai điểm B và C 

    • B.

      B nằm giữa hai điểm A và C

    • C.

      C nằm giữa hai điểm A và B

    • D.

      Không có điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại

    Đáp án : B

    Phương pháp giải :

    Quan sát hình vẽ và xác định điểm nằm giữa hai điểm còn lại

    Lời giải chi tiết :

    Quan sát hình vẽ ta thấy điểm B nằm giữa hai điểm A và C.

    Câu 3 :

    Cho điểm M nằm giữa điểm N và P như hình vẽ. Kết luận nào sau đây là đúng ?

    Trắc nghiệm Bài tập cuối chương VIII Toán 6 Kết nối tri thức 0 8
    • A.

      Tia NM trùng với tia MP

    • B.

      Tia MP trùng với tia NP 

    • C.

      Tia PM trùng với tia PN

    • D.

      Tia MN trùng với tia MP.

    Đáp án : C

    Phương pháp giải :

    Hai tia trùng nhau là hai tia chung gốc và tạo thành nửa đường thẳng.

    Lời giải chi tiết :

    Nhận xét:

    + Đáp án A: Hai tia NM và MP là hai tia không chung gốc nên loại đáp án A.

    + Đáp án B: Hai tia MP và NP là hai tia không chung gốc nên loại đáp án B.

    + Đáp án C: thấy hai tia PN và PM là hai tia cùng chung gốc P và tạo thành nửa đường thẳng nên hai tia PN và PM là hai tia trùng nhau, do đó chọn đáp án C.

    + Đáp án D: Hai tia MN và MP là hai tia chung gốc nhưng tạo thành một đường thẳng nên hai tia MN và MP là hai tia đối nhau, do đó loại đáp án D.

    Câu 4 :

    Cho hình vẽ:

    Trắc nghiệm Bài tập cuối chương VIII Toán 6 Kết nối tri thức 0 9

    Hình vẽ trên có bao nhiêu tia chung gốc B:

    • A.

      $5$

    • B.

      $3$

    • C.

      $4$

    • D.

      $2$

    Đáp án : A

    Phương pháp giải :

    Ta liệt kê tất cả các tia chung gốc B, kể cả các tia trùng nhau.

    Lời giải chi tiết :
    Trắc nghiệm Bài tập cuối chương VIII Toán 6 Kết nối tri thức 0 10

    Hình vẽ trên có các tia chung gốc B là: BA, Bx, By, BC và BD. Vậy có tất cả 5 tia chung gốc B.

    Câu 5 :

    Cho hình vẽ sau. Chọn câu đúng.

    Trắc nghiệm Bài tập cuối chương VIII Toán 6 Kết nối tri thức 0 11
    • A.

      Điểm M thuộc đường thẳng xy nhưng không thuộc đường thẳng ab

    • B.

      Hai đường thẳng xy và ab không có điểm chung

    • C.

      Đường thẳng xy cắt đường thẳng ab tại M

    • D.

      Đường thẳng xy và ab có hai điểm chung

    Đáp án : C

    Phương pháp giải :

    Quan sát hình vẽ và sử dụng kiến thức về điểm, đường thẳng

    Lời giải chi tiết :

    Ta thấy hai đường thẳng xy và ab cắt nhau tại M nên đáp án C đúng.

    Câu 6 :

    Cho hình vẽ sau. Chọn câu đúng.

    Trắc nghiệm Bài tập cuối chương VIII Toán 6 Kết nối tri thức 0 12
    • A.

      \(P \in a;P \in c\)

    • B.

      \(Q \in b;Q \in c\)

    • C.

      Đường thẳng a cắt đường thẳng c tại điểm P

    • D.

      Không có hai đường thẳng nào cắt nhau trên hình vẽ

    Đáp án : B

    Phương pháp giải :

    Quan sát hình vẽ và sử dụng kiến thức về điểm và đường thẳng

    Lời giải chi tiết :

    Từ hình vẽ ta thấy \(P \in a;P \in c\) nên đáp án A sai; \(Q \in b;Q \in c\) nên đáp án B đúng.

    Hai đường thẳng a và c cắt nhau tại điểm C nên đáp án C sai.

    Đáp án D sai vì ta thấy có ba cặp đường thẳng cắt nhau trên hình vẽ là a và c, a và b, b và c.

    Câu 7 :

    Cho hai tia Ox và Oy đối nhau. Lấy điểm G trên tia Ox, điểm H trên tia Oy. Ta có:

    • A.

      Điểm G nằm giữa hai điểm O và H

    • B.

      Điểm O nằm giữa hai điểm G và H 

    • C.

      Điểm H nằm giữa hai điểm O và G

    • D.

      Không có điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại

    Đáp án : B

    Phương pháp giải :

    Dựa vào các dấu hiệu nhận biết một điểm nằm giữa hai điểm.

    Nếu hai điểm A, B lần lượt thuộc hai tia đối nhau gốc O thì điểm O nằm giữa hai điểm A và B

    Lời giải chi tiết :
    Trắc nghiệm Bài tập cuối chương VIII Toán 6 Kết nối tri thức 0 13

    Ta có Ox và Oy là hai tia đối nhau \(\left( {O \in xy} \right)\) và G thuộc tia Ox, H thuộc tia Oy nên điểm O nằm giữa hai điểm G và H.

    Câu 8 :

    Vẽ ba đường thẳng phân biệt bất kì, số giao điểm của ba đường thẳng đó không thể là:

    • A.

      $0$

    • B.

      $1$ hoặc $2$

    • C.

      $4$

    • D.

      $3$

    Đáp án : C

    Phương pháp giải :

    Hai đường thẳng phân biệt bất kì có thể song song, cắt nhau, trùng nhau.

    Lời giải chi tiết :

    Với 3 đường thẳng phân biệt ta có các trường hợp sau:

    + Không có đường thẳng nào cắt nhau nên không có điểm chung.

    + Hai đường thẳng cắt nhau, đường thẳng còn lại không cắt hai đường thẳng đó, khi đó có 1 điểm chung.

    + Ba đường thẳng đó có đôi một cắt nhau thì có ba điểm chung.

    Vậy không thể có trường hợp ba đường thẳng phân biệt bất kì mà có 4 điểm chung.

    Câu 9 :

    Cho hình vẽ. Em hãy chọn khẳng định sai:

    Trắc nghiệm Bài tập cuối chương VIII Toán 6 Kết nối tri thức 0 14
    • A.

      NM và NI là hai tia đối nhau

    • B.

      IN và IM là hai tia trùng nhau

    • C.

      MN và MI là hai tia trùng nhau

    • D.

      MN và NI là hai tia trùng nhau

    Đáp án : D

    Phương pháp giải :

    Dựa vào định nghĩa và tính chất các tia đối nhau và trùng nhau:

    + Hai tia đối nhau phải chung gốc, phải tạo thành 1 đường thẳng.

    + Hai tia trùng nhau là hai tia có chung gốc và có thêm ít nhất 1 điểm chung.

    Lời giải chi tiết :

    Từ hình vẽ ta thấy các điểm M, N, I cùng thuộc một đường thẳng.

    +) Hai tia NM và NI đối nhau vì chúng chung gốc N và tạo thành một đường thẳng, từ đó loại đáp án A.

    +) Hai tia IN và IM trùng nhau vì chúng chung gốc I và có thêm điểm chung là N, từ đó loại đáp án B.

    +) Hai tia MN và MI trùng nhau vì chúng chung gốc M và có thêm điểm chung là N, từ đó loại đáp án C.

    +) Hai tia MN và NI không trùng nhau vì chúng không chung gốc.

    Câu 10 :

    Cho L là điểm nằm giữa hai điểm I và K. Biết $IL = 2cm,{\rm{ }}LK = 5cm.$ Độ dài của đoạn thẳng IK là:

    • A.

      $3cm$

    • B.

      $2cm$

    • C.

      $5cm$

    • D.

      $7cm$

    Đáp án : D

    Phương pháp giải :

    Vì L nằm giữa I và K nên ta áp dụng công thức cộng đoạn thẳng.

    Lời giải chi tiết :
    Trắc nghiệm Bài tập cuối chương VIII Toán 6 Kết nối tri thức 0 15

    Vì L nằm giữa I và K nên ta có:\(IL + LK = IK \Rightarrow IK = 2 + 5 = 7cm\)

    Câu 11 :

    Lấy năm điểm M, N, P, Q, K trong đó không có ba điểm nào thẳng hàng. Cứ qua hai điểm ta vẽ một đường thẳng. Số đường thẳng có thể vẽ được là:

    • A.

      $3$

    • B.

      $10$

    • C.

      $12$

    • D.

      $4$

    Đáp án : B

    Phương pháp giải :

    Áp dụng tính chất: Chỉ có duy nhất một đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt.

    Lời giải chi tiết :

    Từ 5 điểm M, N, P, Q, K trong đó không có ba điểm nào thẳng hàng ta có thể vẽ được các đường thẳng đi qua hai điểm bất kì như sau:

    + Với điểm M ta có thể nối với các điểm: N, P, Q, K để tạo thành 4 đường thẳng phân biệt.

    + Với điểm N ta có thể nối với các điểm: P, Q, K để tạo thành 3 đường thẳng phân biệt.

    + Với điểm P ta có thể nối với các điểm: Q, K để tạo thành 2 đường thẳng phân biệt.

    + Với điểm Q ta có thể nối với điểm K để tạo thành 1 đường thẳng .

    Vậy từ 5 điểm M, N, P, Q, K trong đó không có ba điểm nào thẳng hàng ta có thể vẽ được tất cả:

    4 + 3 + 2 + 1 = 10 đường thẳng phân biệt.

    Câu 12 :

    Cho trước 6 điểm trong đó có 4 điểm thẳng hàng. Vẽ các đoạn thẳng đi qua các cặp điểm. Hỏi vẽ được bao nhiêu đoạn thẳng?

    • A.

      $15$

    • B.

      $16$

    • C.

      $14$

    • D.

      $13$

    Đáp án : A

    Phương pháp giải :

    Vì qua hai điểm phân biệt ta luôn vẽ được một đoạn thẳng nên ta tính số đoạn thẳng tạo thành từ n điểm phân biệt theo công thức: \(\dfrac{{n\left( {n - 1} \right)}}{2}\,\,\left( {n \ge 2} \right)\) đoạn thẳng

    Lời giải chi tiết :

    Vì qua 2 điểm luôn vẽ được một đoạn thẳng Nên qua 6 điểm vẽ được số đoạn thẳng là: \(\dfrac{{6\left( {6 - 1} \right)}}{2} = 15\) (đoạn thẳng) 

    Câu 13 :

    Cho đoạn thẳng $AB = 14cm,$ điểm I nằm giữa hai điểm A và B; $AI = 4cm.$ Điểm O nằm giữa hai điểm I, B sao cho $AI = OB.$ Gọi M, N lần lượt là trung điểm của đoạn thẳng AI, OB. Tính độ dài đoạn thẳng MN. 

    • A.

      \(10cm\)

    • B.

      \(8cm\)

    • C.

      \(12cm\)

    • D.

      \(6cm\)

    Đáp án : A

    Phương pháp giải :

    Sử dụng công thức cộng đoạn thẳng và tính chất trung điểm để tính toán theo thứ tự sau:

    + Tính độ dài đoạn thẳng IB 

    + Tính độ dài đoạn thẳng ON 

    + Tính độ dài đoạn thẳng AM 

    + Tính độ dài đoạn thẳng MN

    Lời giải chi tiết :
    Trắc nghiệm Bài tập cuối chương VIII Toán 6 Kết nối tri thức 0 16

    Vì điểm I nằm giữa hai điểm A và B nên $AI + IB = AB$ hay $4cm + IB = 14cm$

    suy ra $IB = 14cm - 4cm = 10cm$

    Vì $AI = OB = 4cm$; N là trung điểm của đoạn thẳng OB nên $ON = NB = OB:2 = 4cm:2 = 2cm$ Vì điểm M là trung điểm của đoạn thẳng AI nên $AM = MI = \dfrac{{AI}}{2} = \dfrac{{4cm}}{2} = 2cm$ Ta có điểm M, N nằm giữa hai điểm A, B nên: 

    $\begin{array}{l} AM + MN + NB = AB\\ \,2cm + MN + 2cm\, = 14cm\\ MN = 14cm - 2cm - 2cm\\ MN = 10cm\end{array}$

    Câu 14 :

    Cho 24 điểm trong đó có 6 điểm thẳng hàng. Qua 2 điểm ta kẻ được một đường thẳng. Hỏi kẻ được tất cả bao nhiêu đường thẳng?

    • A.

      \(276\)

    • B.

      \(290\)

    • C.

      \(262\)

    • D.

      \(226\)

    Đáp án : C

    Phương pháp giải :

    Ta sử dụng công thức tính số đường thẳng tạo bởi n điểm phân biệt \(\left( {n \ge 2} \right)\) trong đó không có ba điểm nào thảng hàng: \(\dfrac{{n\left( {n - 1} \right)}}{2}\)

    + Giả sử 24 điểm không có 3 điểm nào thẳng hàng. Tính số đường thẳng vẽ được qua 24 điểm + Tính số đường thẳng vẽ được qua 6 điểm (giả sử 6 điểm không có 3 điểm nào thẳng hàng)

    + Số đường thẳng vẽ được qua 6 điểm thẳng hàng+ Tính số đường thẳng vẽ được qua 24 điểm trong đó có 6 điểm thẳng hàng 

    Lời giải chi tiết :

    Giả sử trong 24 điểm không có 3 điểm nào thẳng hàng tất cả vẽ được: $\dfrac{{24.(24 - 1)}}{2} = 276$ (đường thẳng) Qua 6 điểm thẳng hàng vẽ được số đường thẳng là: $\dfrac{{6.(6 - 1)}}{2} = 15$ (đường thẳng) Nhưng qua 6 điểm thẳng hàng chỉ vẽ được một đường thẳng Nên qua 24 điểm trong đó có 6 điểm thẳng hàng vẽ được: $276 - 15 + 1 = 262$ (đường thẳng) 

    Cho M thuộc đoạn thẳng AB, $AM = 4cm,{\rm{ }}AB = 6cm.$ Gọi O là trung điểm của đoạn AB.

    Câu 15

    Tính $MO$.

    • A.

      \(MO = 4cm\)

    • B.

      \(MO = 3cm\)

    • C.

      \(MO = 1cm\)

    • D.

      \(MO = 2cm\)

    Đáp án: C

    Phương pháp giải :

    Áp dụng tính chất trung điểm của một đoạn thẳng và công thức cộng đoạn thẳng.

    Lời giải chi tiết :
    Trắc nghiệm Bài tập cuối chương VIII Toán 6 Kết nối tri thức 0 17

    +) Vì \(M \in AB\) nên M nằm giữa A và B

    \( \Rightarrow AM + MB = AB \Rightarrow BM \)\(= AB - MB = 6 - 4 = 2cm.\)

    +) Vì O là trung điểm của AB nên: \(AO = OB = \dfrac{{AB}}{2} \)\(= \dfrac{6}{2} = 3cm\)

    Vì \(O \in AB\), \(M \in AB\) và \(AO < AM (3cm < 4cm)\) nên O nằm giữa A và M suy ra:

    \(AO + OM = AM \Rightarrow OM\)\( = AM - AO = 4 - 3 = 1cm\)

    Câu 16

    Trên AB lấy điểm I sao cho AI = 3,5cm. Lấy điểm P là trung điểm của AO. Chọn câu đúng.

    • A.

      Điểm I là trung điểm của OM

    • B.

      Điểm O nằm giữa I và P

    • C.

      \(IP = 2cm\)

    • D.

      Cả A, B, C đều đúng.

    Đáp án: D

    Phương pháp giải :

    Áp dụng tính chất trung điểm của một đoạn thẳng và công thức cộng đoạn thẳng.

    Lời giải chi tiết :
    Trắc nghiệm Bài tập cuối chương VIII Toán 6 Kết nối tri thức 0 18

    + ) Vì \(O \in AB\), \(I \in AB\) và AO < AI (3cm < 3,5cm) nên O nằm giữa A và I suy ra:

    \(AO + OI = AI \)\(\Rightarrow OI = AI - AO = 3,5 - 3 = 0,5cm\) (1)

    Vì \(I \in AB\), \(M \in AB\) và AI < AM (3,5cm < 4cm) nên I nằm giữa A và M suy ra:

    \(AI + IM = AM \Rightarrow IM = AM - AI = 4 - 3,5 = 0,5cm\)(2)

    Từ (1) và (2) suy ra $OI = IM$ . (3)

    Vì O nằm giữa A và I nên A và O nằm cùng phía đối với I . Mà I nằm giữa A và M nên A và M nằm khác phía đối với I \( \Rightarrow \) O và M nằm khác phía đối với I suy ra I nằm giữa M và O (4)

    Từ (3) và (4) suy ra I là trung điểm của OM.

    +) Vì P là trung điểm của AO nên: \(OP = AP = \dfrac{{AO}}{2} = \dfrac{3}{2} = 1,5cm\)

    Vì $\left\{ \begin{array}{l}O,M \in AB\\AO < AM\left( {3cm < 4cm} \right)\end{array} \right. \Rightarrow $ O nằm giữa A và M

    Suy ra A và M nằm khác phía đối với O

    Vì P là trung điểm của AO nên A, P cùng phía đối với O.

    Vì I là trung điểm của OM nên I, M cùng phía đối với O.

    Từ đó suy ra I nằm giữa O và P \( \Rightarrow OP + IO = IP \)\(\Rightarrow IP = 1,5 + 0,5 = 2cm\)

    Câu 17 :

    Em hãy chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau:

    • A.

      Góc bẹt là góc có hai cạnh là hai tia đối nhau

    • B.

      \(\widehat A\) được gọi là góc tù nếu \(\widehat A > {90^0}\)

    • C.

      Nếu tia Ot là tia phân giác của \(\widehat {xOy}\) thì \(\widehat {xOt} = \widehat {yOt} = \dfrac{{\widehat {xOy}}}{2}\)

    • D.

      Tam giác $MNP$ là hình gồm các đoạn thẳng $MN, MP$ và $NP$ khi ba điểm $M, N, P$ không thẳng hàng.

    Đáp án : B

    Phương pháp giải :

    Áp dụng các kiến thức về: số đo góc, tia phân giác, tam giác.

    Lời giải chi tiết :

    + Góc bẹt là góc có hai cạnh là hai tia đối nhau (đúng loại A)

    + \(\widehat A\) được gọi là góc tù nếu \(\widehat A > {90^0}\) (sai vì \(\widehat A\) được gọi là góc tù nếu \({90^0} < \widehat A < {180^0}\), chọn B)

     + Nếu tia Ot là tia phân giác của \(\widehat {xOy}\) thì \(\widehat {xOt} = \widehat {yOt} = \dfrac{{\widehat {xOy}}}{2}\)(đúng loại C)

     + Tam giác MNP là hình gồm các đoạn thẳng MN, MP và NP khi ba điểm M, N, P không thẳng hàng. (đúng loại D)

    Câu 18 :

    Cho ba điểm không thẳng hàng $O, A, B.$ Tia $Ox$ nằm giữa hai tia $OA, OB$ khi và chỉ khi tia $Ox$ cắt

    • A.

      Đoạn thẳng $AB$

    • B.

      Đường thẳng $AB$

    • C.

      Tia $AB$

    • D.

      Tia $BA$

    Đáp án : A

    Lời giải chi tiết :
    Trắc nghiệm Bài tập cuối chương VIII Toán 6 Kết nối tri thức 0 19

    Tia $Ox$ nằm giữa hai tia $OA$ và $OB$ khi tia $Ox$ cắt đoạn thẳng $AB$

    Câu 19 :

    Cho \(100\) tia gồm \(O{x_2},O{x_3},....,O{x_{99}}\) nằm giữa hai tia \(O{x_1}\) và \(O{x_{100}}\). Hỏi có bao nhiêu góc được tạo thành?

    • A.

      \(9702\) góc

    • B.

      \(4553\) góc

    • C.

      \(4950\) góc

    • D.

      \(4851\) góc

    Đáp án : C

    Phương pháp giải :

    Áp dụng định nghĩa góc, tính chất của dãy số cách đều.

    Lời giải chi tiết :

    - \(O{x_1}\) cùng với các tia \(O{x_2},O{x_3},....,O{x_{100}}\) tạo thành \(99\) góc.

    - \(O{x_2}\) cùng với các tia \(O{x_3},....,O{x_{100}}\) tạo thành 98 góc.

    - \(O{x_3}\) cùng với các tia \(O{x_4},O{x_5},....,O{x_{100}}\) tạo thành \(97\)góc.

    …………

    \(O{x_{99}}\) cùng tia \(O{x_{100}}\) tạo thành 1 góc.

    Vậy ta có tất cả: \(1 + 2 + 3 + ... + 99 = \dfrac{{100.99}}{2} = 4950\) góc.

    Câu 20 :

    Cho 10 tia phân biệt chung gốc O. Xóa đi ba tia trong đó thì số góc đỉnh O giảm đi bao nhiêu?

    • A.

      \(3\)

    • B.

      \(12\)

    • C.

      \(24\)

    • D.

      \(48\)

    Đáp án : C

    Phương pháp giải :

    Nếu có n \(\left( {n > 1} \right)\) tia chung gốc thì số góc tạo thành được tính bằng công thức \(\dfrac{{n\left( {n - 1} \right)}}{2}\)

    Lời giải chi tiết :

    Với 10 tia chung gốc O thì số góc tạo thành là \(\dfrac{{10\left( {10 - 1} \right)}}{2} = 45\) góc

    Với 7 tia chung gốc O thì số góc tạo thành là \(\dfrac{{7.\left( {7 - 1} \right)}}{2} = 21\) góc

    Vậy số góc giảm đi khi xóa đi ba tia là \(45 - 21 = 24\) góc

    Câu 21 :

    Cho 20 điểm phân biệt, trong đó có a điểm thẳng hàng. Cứ 2 điểm, ta vẽ một đường thẳng. Tìm a , biết vẽ được tất cả 170 đường thẳng.

    • A.

      \(a = 9\)

    • B.

      \(a = 6\)

    • C.

      \(a = 7\)

    • D.

      \(a = 8\)

    Đáp án : C

    Phương pháp giải :

    Áp dụng định nghĩa: Qua hai điểm bất kì ta luôn dựng được 1 đường thẳng.

    Trong $a \, (a>1)$ điểm mà không có ba điểm nào thẳng hàng thì ta vẽ được: \(\left( {a - 1} \right).a:2\) đường thẳng.

    Lời giải chi tiết :

    Trong 20 điểm mà không có ba điểm nào thẳng hàng thì ta vẽ được: \(19.20:2 = 190\) đường thẳng.

    Trong a điểm mà không có ba điểm nào thẳng hàng thì ta vẽ được: \(\left( {a - 1} \right).a:2\) đường thẳng.

    Nhưng do có a điểm thẳng hàng nên chỉ có 1 đường thẳng được vẽ. Do đó,theo bài ra ta có:

    $\begin{array}{l}190 - \dfrac{{\left( {a - 1} \right)a}}{2} + 1 = 170\\ \dfrac{{\left( {a - 1} \right)a}}{2} = 21\\ {a^2} - a - 42 = 0\\ {a^2} - 7a + 6{\rm{a}} - 42 = 0\\ a\left( {a - 7} \right) + 6\left( {a - 7} \right) = 0\\ \left( {a - 7} \right)\left( {a + 6} \right) = 0\\ \left[ \begin{array}{l}a - 7 = 0\\a + 6 = 0\end{array} \right. \\\left[ \begin{array}{l}a = 7\left( {tm} \right)\\a = - 6\left( {ktm} \right)\end{array} \right.\end{array}$

    Vậy có 7 điểm thẳng hàng.

    Câu 22 :

    Cho 101 đường thẳng trong đó bất cứ hai đường thẳng nào cũng cắt nhau, không có ba đường thẳng nào đồng quy. Tính số giao điểm của chúng.

    • A.

      \(10010\) giao điểm

    • B.

      \(5005\) giao điểm

    • C.

      \(10100\) giao điểm

    • D.

      \(5050\) giao điểm

    Đáp án : D

    Phương pháp giải :

    Áp dụng cách tính số giao điểm của các đường thẳng cắt nhau.

    Lời giải chi tiết :

    Mỗi đường thẳng cắt 100 đường thẳng còn lại tạo nên 100 giao điểm .

    Vì có 101 đường thẳng nên có 101.100 giao điểm .

    Nhưng mỗi giao điểm đã được tính hai lần nên chỉ có \(101.100:2 = 5050\) ( giao điểm).

    Bạn đang tiếp cận nội dung Trắc nghiệm Bài tập cuối chương VIII Toán 6 Kết nối tri thức thuộc chuyên mục bài tập toán lớp 6 trên nền tảng toán học. Bộ bài tập lý thuyết toán thcs này được biên soạn chuyên sâu và bám sát chặt chẽ khung chương trình sách giáo khoa hiện hành, nhằm tối ưu hóa toàn diện quá trình ôn luyện, củng cố kiến thức Toán lớp 6 cho học sinh thông qua phương pháp tiếp cận trực quan và mang lại hiệu quả vượt trội.
    Ghi chú: Quý thầy, cô giáo và bạn đọc có thể chia sẻ tài liệu trên MonToan.com.vn bằng cách gửi về:
    Facebook: MÔN TOÁN
    Email: montoanmath@gmail.com

    Bài tập cuối chương VIII Toán 6 Kết nối tri thức: Tổng quan và hướng dẫn

    Chương VIII Toán 6 Kết nối tri thức tập trung vào các kiến thức về quan hệ song song, đường thẳng song song, và các định lý liên quan. Việc nắm vững các khái niệm này là nền tảng quan trọng cho các chương học tiếp theo. Bài tập cuối chương là cơ hội để học sinh ôn luyện và kiểm tra mức độ hiểu bài.

    Các chủ đề chính trong bài tập cuối chương VIII

    • Khái niệm đường thẳng song song: Định nghĩa, cách nhận biết hai đường thẳng song song.
    • Tiên đề Euclid về đường thẳng song song: Nội dung và ứng dụng của tiên đề.
    • Các định lý về đường thẳng song song: Định lý về hai đường thẳng song song cắt một đường thẳng thứ ba, định lý về hai đường thẳng song song cùng vuông góc với một đường thẳng thứ ba.
    • Ứng dụng của các định lý: Giải các bài toán liên quan đến tính chất song song, chứng minh hai đường thẳng song song.

    Các dạng bài tập thường gặp

    1. Dạng 1: Nhận biết đường thẳng song song: Cho hình vẽ, yêu cầu xác định các cặp đường thẳng song song dựa trên các dấu hiệu đã học.
    2. Dạng 2: Chứng minh hai đường thẳng song song: Sử dụng các định lý và tính chất đã học để chứng minh hai đường thẳng song song.
    3. Dạng 3: Tính góc: Tính các góc trong hình vẽ dựa trên các tính chất của đường thẳng song song.
    4. Dạng 4: Bài toán thực tế: Ứng dụng kiến thức về đường thẳng song song vào giải quyết các bài toán thực tế.

    Hướng dẫn giải bài tập

    Để giải tốt các bài tập cuối chương VIII, học sinh cần:

    • Nắm vững các định nghĩa, tiên đề và định lý về đường thẳng song song.
    • Hiểu rõ các dấu hiệu nhận biết đường thẳng song song.
    • Luyện tập thường xuyên các dạng bài tập khác nhau.
    • Vẽ hình minh họa để dễ dàng hình dung và giải quyết bài toán.

    Trắc nghiệm Bài tập cuối chương VIII Toán 6 Kết nối tri thức: Lợi ích khi luyện tập

    Luyện tập trắc nghiệm là một phương pháp học tập hiệu quả giúp:

    • Kiểm tra nhanh kiến thức đã học.
    • Rèn luyện kỹ năng làm bài trắc nghiệm.
    • Nhận biết các lỗi sai thường gặp.
    • Cải thiện tốc độ làm bài.

    Mẹo làm bài trắc nghiệm hiệu quả

    1. Đọc kỹ đề bài trước khi trả lời.
    2. Loại trừ các đáp án sai.
    3. Sử dụng phương pháp thử và loại.
    4. Kiểm tra lại đáp án trước khi nộp bài.

    Ví dụ minh họa

    Câu hỏi: Cho hình vẽ, biết AB // CD. Tính số đo góc BCD?

    (Hình vẽ minh họa)

    Giải: Vì AB // CD nên góc BAC = góc ACD (so le trong). Do đó, góc BCD = 180° - góc ACD = ...

    Tài liệu tham khảo

    Ngoài sách giáo khoa, học sinh có thể tham khảo thêm các tài liệu sau:

    • Sách bài tập Toán 6 Kết nối tri thức.
    • Các trang web học toán online uy tín.
    • Các video bài giảng trên YouTube.

    Kết luận

    Bài tập cuối chương VIII Toán 6 Kết nối tri thức là một phần quan trọng trong quá trình học tập môn Toán. Việc luyện tập thường xuyên và nắm vững các kiến thức cơ bản sẽ giúp học sinh đạt kết quả tốt nhất. Chúc các em học tập tốt!

    Tài liệu, đề thi và đáp án Toán 6

    Tài liệu, đề thi và đáp án Toán 6