1. Môn Toán
  2. Toán lớp 5 Bài 99. Ôn tập số đo thời gian, vận tốc, quãng đường, thời gian (tiếp theo) - SGK chân trời sáng tạo

Toán lớp 5 Bài 99. Ôn tập số đo thời gian, vận tốc, quãng đường, thời gian (tiếp theo) - SGK chân trời sáng tạo

Toán lớp 5 Bài 99: Ôn tập - Chân Trời Sáng Tạo

Bài 99 Toán lớp 5 thuộc chương trình Chân Trời Sáng Tạo là bài ôn tập quan trọng, giúp học sinh củng cố kiến thức về số đo thời gian, vận tốc, quãng đường và mối quan hệ giữa chúng. Bài học này đòi hỏi học sinh phải vận dụng linh hoạt các công thức và kỹ năng đã học để giải quyết các bài toán thực tế.

montoan.com.vn cung cấp bài giảng chi tiết, bài tập đa dạng và đáp án chính xác, giúp học sinh tự tin chinh phục bài học này.

Một vận động viên xe đạp hoàn thành chặng đua 25 vòng quanh Hồ Gươm Đường hầm chính của hầm Hải Vân dài 6 280 m. Sên Xanh và Sên Đỏ cùng xuất phát từ điểm A với vận tốc 0,01 m/giây. Một xe máy và một ô tô xuất phát cùng một lúc từ A để đi đến B. Xe máy đi với vận tốc 36 km/giờ và đến B sau 2 giờ 30 phút.

Câu 1

    Video hướng dẫn giải

    Trả lời câu hỏi 1 trang 108 SGK Toán 5 Chân trời sáng tạo

    Một vận động viên xe đạp hoàn thành chặng đua 25 vòng quanh Hồ Gươm trong 1 giờ với vận tốc 42,5 km/giờ. Hỏi quãng đường một vòng đua quanh Hồ Gươm dài bao nhiêu ki-lô-mét?

    Phương pháp giải:

    - Tính 25 vòng quanh Hồ Gươm dài bao nhiêu ki-lô-mét

    - Tính 1 vòng quanh Hồ Gươm dài bao nhiêu ki-lô-mét

    Lời giải chi tiết:

    25 vòng quanh Hồ Gươm dài số ki-lô-mét là:

    42,5 x 1 = 42,5 (km)

    1 vòng quanh Hồ Gươm dài số ki-lô-mét là:

    42,5 : 25 = 1,7 (km)

    Đáp số: 1,7 km

    Câu 4

      Video hướng dẫn giải

      Trả lời câu hỏi 4 trang 108 SGK Toán 5 Chân trời sáng tạo

      Một xe máy và một ô tô xuất phát cùng một lúc từ A để đi đến B. Xe máy đi với vận tốc 36 km/giờ và đến B sau 2 giờ 30 phút. Biết ô tô đến B sớm hơn xe máy 1 giờ 15 phút. Tính vận tốc của ô tô.

      Phương pháp giải:

      - Tính quãng đường AB

      - Tính thời gian ô tô đi

      - Tính vận tốc của ô tô

      Lời giải chi tiết:

      Đổi 2 giờ 30 phút = 2,5 giờ

      Quãng đường AB dài là:

      36 x 2,5 = 90 (km)

      Thời gian ô tô đi là:

      2 giờ 30 – 1 giờ 15 phút = 1 giờ 15 phút = 1,25 giờ

      Vận tốc của ô tô là:

      90 :1,25 = 72 (km/giờ)

      Đáp số: 72 km/giờ

      Câu 3

        Video hướng dẫn giải

        Trả lời câu hỏi 3 trang 108 SGK Toán 5 Chân trời sáng tạo

        Sên Xanh và Sên Đỏ cùng xuất phát từ điểm A với vận tốc 0,01 m/giây. Sên Xanh bò một vòng theo các cạnh của hình vuông, Sên Đỏ bò một vòng theo đường tròn (xem hình).

        Toán lớp 5 Bài 99. Ôn tập số đo thời gian, vận tốc, quãng đường, thời gian (tiếp theo) - SGK chân trời sáng tạo 2 1

        Hỏi con sên nào quay về điểm A trước?

        Phương pháp giải:

        - Tính quãng đường sên xanh đi

        - Tính quãng đường sên đỏ đi

        - Kết luận sên nào về điểm A trước.

        Lời giải chi tiết:

        Quãng đường sên xanh đi là:

        1,5 x 4 = 6 (m)

        Quãng đường sên đỏ đi là:

        1,5 x 3,14 = 4,71 (m)

        Vì 6 > 4,71 nên sên đỏ về A trước.

        Câu 2

          Video hướng dẫn giải

          Trả lời câu hỏi 2 trang 108 SGK Toán 5 Chân trời sáng tạo

          Đường hầm chính của hầm Hải Vân dài 6 280 m.

          Toán lớp 5 Bài 99. Ôn tập số đo thời gian, vận tốc, quãng đường, thời gian (tiếp theo) - SGK chân trời sáng tạo 1 1

          a) Một xe ô tô chạy trong đường hầm trên với vận tốc 62,8 km/giờ. Khi xe bắt đầu vào đường hầm, bé Na thấy đồng hồ điện tử chỉ 09 : 55. Hỏi khi xe ra khỏi đường hầm thì đồng hồ chỉ bao nhiêu giờ, bao nhiêu phút?

          b) Vận tốc tối đa cho phép các phương tiện di chuyển trong đường hầm đèo Hải Vân là 70 km/giờ (xem hình). Nếu một xe ô tô di chuyển trong đường hầm này từ 3 giờ 58 phút đến 4 giờ 2 phút thì xe đó có vi phạm luật giao thông?

          Toán lớp 5 Bài 99. Ôn tập số đo thời gian, vận tốc, quãng đường, thời gian (tiếp theo) - SGK chân trời sáng tạo 1 2

          Phương pháp giải:

          a) Đổi mét sang ki-lô-mét

          - Tính thời gian ô tô đi hết đường hầm

          - Tính khi xe ra khỏi đường hầm, đồng hồ chỉ mấy giờ

          b) - Tính thời gian ô tô đi hết đường hầm

          - Tính vận tốc của ô tô

          - Kết luận

          Lời giải chi tiết:

          a) Đổi 6 280 m = 6,28 km

          Thời gian ô tô đi hết đường hầm là:

          6,28 : 62,8 = 0,1 (giờ) = 6 (phút)

          Khi xe ra khỏi đường hầm, đồng hồ chỉ:

          9 giờ 55 phút + 6 phút = 10 giờ 1 phút

          Vậy xe ra khỏi đường hầm lúc 10 giờ 1 phút

          b) Thời gian ô tô này đi hết đường hầm là:

          4 giờ 2 phút – 3 giờ 58 phút = 4 phút = $\frac{1}{{15}}$ giờ

          Vận tốc của ô tô là:

          6,28 : $\frac{1}{{15}}$ = 94,2 (km/giờ)

          Mà 94,2 > 70 nên xe đó vi phạm luật giao thông

          Đáp số: a) 10 giờ 1 phút

          b) Có

          Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
          • Câu 1
          • Câu 2
          • Câu 3
          • Câu 4

          Video hướng dẫn giải

          Trả lời câu hỏi 1 trang 108 SGK Toán 5 Chân trời sáng tạo

          Một vận động viên xe đạp hoàn thành chặng đua 25 vòng quanh Hồ Gươm trong 1 giờ với vận tốc 42,5 km/giờ. Hỏi quãng đường một vòng đua quanh Hồ Gươm dài bao nhiêu ki-lô-mét?

          Phương pháp giải:

          - Tính 25 vòng quanh Hồ Gươm dài bao nhiêu ki-lô-mét

          - Tính 1 vòng quanh Hồ Gươm dài bao nhiêu ki-lô-mét

          Lời giải chi tiết:

          25 vòng quanh Hồ Gươm dài số ki-lô-mét là:

          42,5 x 1 = 42,5 (km)

          1 vòng quanh Hồ Gươm dài số ki-lô-mét là:

          42,5 : 25 = 1,7 (km)

          Đáp số: 1,7 km

          Video hướng dẫn giải

          Trả lời câu hỏi 2 trang 108 SGK Toán 5 Chân trời sáng tạo

          Đường hầm chính của hầm Hải Vân dài 6 280 m.

          Toán lớp 5 Bài 99. Ôn tập số đo thời gian, vận tốc, quãng đường, thời gian (tiếp theo) - SGK chân trời sáng tạo 1

          a) Một xe ô tô chạy trong đường hầm trên với vận tốc 62,8 km/giờ. Khi xe bắt đầu vào đường hầm, bé Na thấy đồng hồ điện tử chỉ 09 : 55. Hỏi khi xe ra khỏi đường hầm thì đồng hồ chỉ bao nhiêu giờ, bao nhiêu phút?

          b) Vận tốc tối đa cho phép các phương tiện di chuyển trong đường hầm đèo Hải Vân là 70 km/giờ (xem hình). Nếu một xe ô tô di chuyển trong đường hầm này từ 3 giờ 58 phút đến 4 giờ 2 phút thì xe đó có vi phạm luật giao thông?

          Toán lớp 5 Bài 99. Ôn tập số đo thời gian, vận tốc, quãng đường, thời gian (tiếp theo) - SGK chân trời sáng tạo 2

          Phương pháp giải:

          a) Đổi mét sang ki-lô-mét

          - Tính thời gian ô tô đi hết đường hầm

          - Tính khi xe ra khỏi đường hầm, đồng hồ chỉ mấy giờ

          b) - Tính thời gian ô tô đi hết đường hầm

          - Tính vận tốc của ô tô

          - Kết luận

          Lời giải chi tiết:

          a) Đổi 6 280 m = 6,28 km

          Thời gian ô tô đi hết đường hầm là:

          6,28 : 62,8 = 0,1 (giờ) = 6 (phút)

          Khi xe ra khỏi đường hầm, đồng hồ chỉ:

          9 giờ 55 phút + 6 phút = 10 giờ 1 phút

          Vậy xe ra khỏi đường hầm lúc 10 giờ 1 phút

          b) Thời gian ô tô này đi hết đường hầm là:

          4 giờ 2 phút – 3 giờ 58 phút = 4 phút = $\frac{1}{{15}}$ giờ

          Vận tốc của ô tô là:

          6,28 : $\frac{1}{{15}}$ = 94,2 (km/giờ)

          Mà 94,2 > 70 nên xe đó vi phạm luật giao thông

          Đáp số: a) 10 giờ 1 phút

          b) Có

          Video hướng dẫn giải

          Trả lời câu hỏi 3 trang 108 SGK Toán 5 Chân trời sáng tạo

          Sên Xanh và Sên Đỏ cùng xuất phát từ điểm A với vận tốc 0,01 m/giây. Sên Xanh bò một vòng theo các cạnh của hình vuông, Sên Đỏ bò một vòng theo đường tròn (xem hình).

          Toán lớp 5 Bài 99. Ôn tập số đo thời gian, vận tốc, quãng đường, thời gian (tiếp theo) - SGK chân trời sáng tạo 3

          Hỏi con sên nào quay về điểm A trước?

          Phương pháp giải:

          - Tính quãng đường sên xanh đi

          - Tính quãng đường sên đỏ đi

          - Kết luận sên nào về điểm A trước.

          Lời giải chi tiết:

          Quãng đường sên xanh đi là:

          1,5 x 4 = 6 (m)

          Quãng đường sên đỏ đi là:

          1,5 x 3,14 = 4,71 (m)

          Vì 6 > 4,71 nên sên đỏ về A trước.

          Video hướng dẫn giải

          Trả lời câu hỏi 4 trang 108 SGK Toán 5 Chân trời sáng tạo

          Một xe máy và một ô tô xuất phát cùng một lúc từ A để đi đến B. Xe máy đi với vận tốc 36 km/giờ và đến B sau 2 giờ 30 phút. Biết ô tô đến B sớm hơn xe máy 1 giờ 15 phút. Tính vận tốc của ô tô.

          Phương pháp giải:

          - Tính quãng đường AB

          - Tính thời gian ô tô đi

          - Tính vận tốc của ô tô

          Lời giải chi tiết:

          Đổi 2 giờ 30 phút = 2,5 giờ

          Quãng đường AB dài là:

          36 x 2,5 = 90 (km)

          Thời gian ô tô đi là:

          2 giờ 30 – 1 giờ 15 phút = 1 giờ 15 phút = 1,25 giờ

          Vận tốc của ô tô là:

          90 :1,25 = 72 (km/giờ)

          Đáp số: 72 km/giờ

          Bạn đang tiếp cận nội dung Toán lớp 5 Bài 99. Ôn tập số đo thời gian, vận tốc, quãng đường, thời gian (tiếp theo) - SGK chân trời sáng tạo thuộc chuyên mục giải sgk toán lớp 5 trên nền tảng đề thi toán. Bộ bài tập Lý thuyết Toán tiểu học này được biên soạn chuyên sâu và bám sát chặt chẽ khung chương trình sách giáo khoa hiện hành, nhằm tối ưu hóa toàn diện quá trình ôn luyện, củng cố kiến thức Toán lớp 5 cho học sinh thông qua phương pháp tiếp cận trực quan và mang lại hiệu quả vượt trội.
          Ghi chú: Quý thầy, cô giáo và bạn đọc có thể chia sẻ tài liệu trên MonToan.com.vn bằng cách gửi về:
          Facebook: MÔN TOÁN
          Email: montoanmath@gmail.com

          Toán lớp 5 Bài 99: Ôn tập số đo thời gian, vận tốc, quãng đường, thời gian (tiếp theo) - SGK Chân Trời Sáng Tạo

          Bài 99 Toán lớp 5 chương trình Chân Trời Sáng Tạo là một bài ôn tập quan trọng, tổng hợp lại các kiến thức đã học về số đo thời gian, vận tốc, quãng đường và mối quan hệ giữa chúng. Việc nắm vững các khái niệm và công thức này là nền tảng để giải quyết các bài toán thực tế và phát triển tư duy logic.

          I. Tóm tắt lý thuyết trọng tâm

          1. Số đo thời gian: Ôn lại các đơn vị đo thời gian thường gặp như giây, phút, giờ, ngày, tháng, năm và mối quan hệ giữa chúng. Ví dụ: 1 phút = 60 giây, 1 giờ = 60 phút, 1 ngày = 24 giờ.
          2. Vận tốc: Vận tốc là quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian. Công thức: Vận tốc = Quãng đường / Thời gian (V = S / t)
          3. Quãng đường: Quãng đường là độ dài của đường đi. Công thức: Quãng đường = Vận tốc x Thời gian (S = V x t)
          4. Thời gian: Thời gian là khoảng thời gian để đi hết một quãng đường. Công thức: Thời gian = Quãng đường / Vận tốc (t = S / V)

          II. Các dạng bài tập thường gặp

          1. Bài tập tính vận tốc, quãng đường, thời gian: Đây là dạng bài tập cơ bản, yêu cầu học sinh áp dụng các công thức để tính các đại lượng liên quan.
          2. Bài tập đổi đơn vị thời gian: Học sinh cần thực hiện các phép đổi đơn vị thời gian để đưa về cùng một đơn vị trước khi thực hiện các phép tính.
          3. Bài tập giải toán có lời văn: Dạng bài tập này yêu cầu học sinh đọc kỹ đề bài, xác định các đại lượng đã cho và đại lượng cần tìm, sau đó lập luận và giải bài toán.
          4. Bài tập liên quan đến ứng dụng thực tế: Các bài tập này thường liên quan đến các tình huống thực tế như tính thời gian đi đường, tính vận tốc của các phương tiện giao thông,...

          III. Ví dụ minh họa

          Ví dụ 1: Một ô tô đi từ A đến B với vận tốc 60km/giờ trong 2 giờ. Tính quãng đường AB.

          Giải:

          Quãng đường AB là: 60km/giờ x 2 giờ = 120km

          Ví dụ 2: Một người đi bộ với vận tốc 5km/giờ. Hỏi người đó đi được bao xa trong 30 phút?

          Giải:

          Đổi 30 phút = 0,5 giờ

          Quãng đường người đó đi được là: 5km/giờ x 0,5 giờ = 2,5km

          IV. Bài tập luyện tập

          1. Một tàu hỏa đi từ Hà Nội đến Vinh với vận tốc 60km/giờ. Hỏi tàu hỏa đi hết quãng đường đó trong bao lâu, biết quãng đường Hà Nội - Vinh là 300km?
          2. Một vận động viên chạy bộ với vận tốc 12km/giờ. Hỏi vận động viên đó chạy được bao xa trong 1 giờ 30 phút?
          3. Một chiếc xe máy đi từ A đến B với vận tốc 40km/giờ. Trên đường đi, xe nghỉ lại 15 phút. Nếu xe đến B lúc 10 giờ 30 phút, hỏi xe xuất phát từ A lúc mấy giờ?

          V. Lời khuyên khi học bài

          • Nắm vững các công thức và đơn vị đo thời gian, vận tốc, quãng đường.
          • Luyện tập thường xuyên các dạng bài tập khác nhau để rèn luyện kỹ năng giải toán.
          • Đọc kỹ đề bài và xác định rõ các đại lượng đã cho và đại lượng cần tìm.
          • Kiểm tra lại kết quả sau khi giải bài toán.

          Hy vọng với những kiến thức và bài tập trên, các em học sinh sẽ tự tin hơn khi học Toán lớp 5 Bài 99: Ôn tập số đo thời gian, vận tốc, quãng đường, thời gian (tiếp theo) - SGK Chân Trời Sáng Tạo. Chúc các em học tốt!