Bạn đang tìm kiếm một phương pháp hiệu quả để nắm vững kiến thức về thứ tự thực hiện các phép tính trong chương trình Toán 6 Chân trời sáng tạo? montoan.com.vn cung cấp bộ trắc nghiệm được thiết kế chuyên biệt, giúp bạn rèn luyện kỹ năng và tự tin giải quyết các bài toán.
Với giao diện thân thiện và nội dung được trình bày rõ ràng, bạn sẽ dễ dàng tiếp cận và thực hành các dạng bài tập khác nhau. Hãy bắt đầu ngay hôm nay để nâng cao kết quả học tập của mình!
Giá trị nào dưới đây của \(x\) thỏa mãn \({2^4}.x - {3^2}.x = 145 - 255:51?\)
$20$
$30$
$40$
$80$
Câu nào dưới đây là đúng khi nói đến giá trị của \(A = 18.\left\{ {420:6 + \left[ {150 - \left( {68.2 - {2^3}.5} \right)} \right]} \right\}\) ?
Kết quả có chữ số tận cùng là \(3\)
Kết quả là số lớn hơn \(2000.\)
Kết quả là số lớn hơn \(3000.\)
Kết quả là số lẻ.
Thực hiện phép tính \(\left( {{{10}^3} + {{10}^4} + {{125}^2}} \right):{5^3}\) một cách hợp lý ta được
$132$
$312$
$213$
$215$
Có bao nhiêu giá trị của \(x\) thỏa mãn \(240 - \left[ {23 + \left( {13 + 24.3 - x} \right)} \right] = 132?\)
$3$
$2$
$1$
$4$
Giá trị của \(x\) thỏa mãn \(65 - {4^{x + 2}} = {2020^0}\) là
$2$
$4$
$3$
$1$
Cho \(A = 4.\left\{ {{3^2}.\left[ {\left( {{5^2} + {2^3}} \right):11} \right] - 26} \right\} + 2002\) và \(B = 134 - \left\{ {150:5 - \left[ {120:4 + 25 - \left( {12 + 18} \right)} \right]} \right\}\). Chọn câu đúng.
$A = B$
$A = B + 1$
$A < B$
$A > B$
Tính nhanh: \(\left( {2 + 4 + 6 + ... + 100} \right)\left( {36.333 - 108.111} \right)\) ta được kết quả là
$0$
$1002$
$20$
$2$
Trong một cuộc thi có \(20\) câu hỏi. Mỗi câu trả lời đúng được \(10\) điểm, mỗi câu trả lời sai bị trừ \(3\) điểm. Một học sinh đạt được \(148\) điểm. Hỏi bạn đã trả lời đúng bao nhiêu câu hỏi?
$16$
$15$
$4$
$10$
Gọi \({x_1}\) là giá trị thỏa mãn \({5^{x - 2}} - {3^2} = {2^4} - \left( {{2^8}{{.2}^4} - {2^{10}}{{.2}^2}} \right)\) và \({x_2}\) là giá trị thỏa mãn \(697:\left[ {\left( {15.x + 364} \right):x} \right] = 17\) . Tính \({x_1}.{x_2}\).
$14$
$56$
$4$
$46$
Lời giải và đáp án
Giá trị nào dưới đây của \(x\) thỏa mãn \({2^4}.x - {3^2}.x = 145 - 255:51?\)
$20$
$30$
$40$
$80$
Đáp án : A
+ Tính giá trị vế phải và tính giá trị mỗi lũy thừa.
+ Sử dụng tính chất \(ab - ac = a\left( {b - c} \right)\) sau đó tính \(x\) bằng cách lấy tích chia cho thừa số đã biết.
Ta có \({2^4}.x - {3^2}.x = 145 - 255:51\)
\(16.x - 9.x = 145 - 5\)
\(x\left( {16 - 9} \right) = 140\)
\(x.7 = 140\)
\(x = 140:7\)
\(x = 20.\)
Câu nào dưới đây là đúng khi nói đến giá trị của \(A = 18.\left\{ {420:6 + \left[ {150 - \left( {68.2 - {2^3}.5} \right)} \right]} \right\}\) ?
Kết quả có chữ số tận cùng là \(3\)
Kết quả là số lớn hơn \(2000.\)
Kết quả là số lớn hơn \(3000.\)
Kết quả là số lẻ.
Đáp án : B
Thực hiện các phép tính theo thứ tự \(\left( {} \right) \to \left[ {} \right] \to \left\{ {} \right\}\)
Ta có \(A = 18.\left\{ {420:6 + \left[ {150 - \left( {68.2 - {2^3}.5} \right)} \right]} \right\}\)
\( = 18.\left\{ {420:6 + \left[ {150 - \left( {68.2 - 8.5} \right)} \right]} \right\}\)
\( = 18.\left\{ {420:6 + \left[ {150 - \left( {136 - 40} \right)} \right]} \right\}\)
\( = 18.\left[ {420:6 + \left( {150 - 96} \right)} \right]\)
\( = 18.\left( {70 + 54} \right)\)
\( = 18.124\)
\( = 2232.\)
Vậy \(A = 2232.\)
Thực hiện phép tính \(\left( {{{10}^3} + {{10}^4} + {{125}^2}} \right):{5^3}\) một cách hợp lý ta được
$132$
$312$
$213$
$215$
Đáp án : C
Dùng tính chất \(\left( {a + b + c} \right):m = a:m + b:m + c:m\)
Và các công thức lũy thừa \({\left( {a.b} \right)^n} = {a^n}.{b^n};\,{\left( {{a^n}} \right)^m} = {a^{n.m}};\,{a^m}:{a^n} = {a^{m - n}}\) để tính toán.
Ta có \(\left( {{{10}^3} + {{10}^4} + {{125}^2}} \right):{5^3}\)
\( = {10^3}:{5^3} + {10^4}:{5^3} + {125^2}:{5^3}\)
\( = {\left( {2.5} \right)^3}:{5^3} + {\left( {2.5} \right)^4}:{5^3} + {\left( {{5^3}} \right)^2}:{5^3}\)
\( = {2^3}{.5^3}:{5^3} + {2^4}{.5^4}:{5^3} + {5^6}:{5^3}\)
\( = {2^3} + {2^4}.5 + {5^3}\)
\( = 8 + 16.5 + 125\)
$ = 8 + 80 + 125 = 213.$
Có bao nhiêu giá trị của \(x\) thỏa mãn \(240 - \left[ {23 + \left( {13 + 24.3 - x} \right)} \right] = 132?\)
$3$
$2$
$1$
$4$
Đáp án : C
+ Tìm số trừ bằng cách lấy số bị trừ trừ đi hiệu.
+ Tìm số hạng bằng tổng trừ đi số hạng đã biết.
Ta có \(240 - \left[ {23 + \left( {13 + 24.3 - x} \right)} \right] = 132\)
\(23 + \left( {13 + 72 - x} \right) = 240 - 132\)
\(23 + \left( {85 - x} \right) = 108\)
\(85 - x = 108 - 23\)
\(85 - x = 85\)
\(x = 85 - 85\)
\(x = 0.\)
Vậy có một giá trị \(x = 0\) thỏa mãn đề bài.
Giá trị của \(x\) thỏa mãn \(65 - {4^{x + 2}} = {2020^0}\) là
$2$
$4$
$3$
$1$
Đáp án : D
+ Tìm số trừ bằng cách lấy số bị trừ trừ đi hiệu.
+ Biến đổi vế phải thành lũy thừa cơ số \(4\) rồi cho số mũ bằng nhau để tìm \(x.\)
Ta có \(65 - {4^{x + 2}} = {2020^0}\)
$65 - {4^{x + 2}} = 1$
\({4^{x + 2}} = 65 - 1\)
\({4^{x + 2}} = 64\)
\({4^{x + 2}} = {4^3}\)
\(x + 2 = 3\)
\(x = 3 - 2\)
\(x = 1.\)
Vậy \(x = 1.\)
Cho \(A = 4.\left\{ {{3^2}.\left[ {\left( {{5^2} + {2^3}} \right):11} \right] - 26} \right\} + 2002\) và \(B = 134 - \left\{ {150:5 - \left[ {120:4 + 25 - \left( {12 + 18} \right)} \right]} \right\}\). Chọn câu đúng.
$A = B$
$A = B + 1$
$A < B$
$A > B$
Đáp án : D
+ Thực hiện theo thứ tự ngoặc tròn rồi ngoặc vuông rồi ngoặc nhọn.
+ Trong ngoặc ta thực hiện phép nâng lũy thừa rồi nhân chia, công trừ để tính \(A\) và \(B.\)
\(A = 4.\left\{ {{3^2}.\left[ {\left( {{5^2} + {2^3}} \right):11} \right] - 26} \right\} + 2002\)
\( = 4.\left\{ {{3^2}.\left[ {\left( {25 + 8} \right):11} \right] - 26} \right\} + 2002\)
\( = 4.\left[ {{3^2}.\left( {33:11} \right) - 26} \right] + 2002\)
\( = 4.\left( {{3^2}.3 - 26} \right) + 2002\)
\( = 4.\left( {27 - 26} \right) + 2002\)
\( = 4.1 + 2002\)
\( = 4 + 2002\)
\( = 2006.\)
Và \(B = 134 - \left\{ {150:5 - \left[ {120:4 + 25 - \left( {12 + 18} \right)} \right]} \right\}\)
\( = 134 - \left[ {150:5 - \left( {120:4 + 25 - 30} \right)} \right]\)
\( = 134 - \left[ {150:5 - \left( {30 + 25 - 30} \right)} \right]\)
\( = 134 - \left( {150:5 - 25} \right)\)
\( = 134 - \left( {30 - 25} \right)\)
\( = 134 - 5\)
\( = 129\)
Vậy \(A = 2006\) và \(B = 129\) nên \(A > B.\)
Tính nhanh: \(\left( {2 + 4 + 6 + ... + 100} \right)\left( {36.333 - 108.111} \right)\) ta được kết quả là
$0$
$1002$
$20$
$2$
Đáp án : A
Thực hiện tính trong ngoặc trước sau đó đến nhân chia, cộng trừ.
\(\begin{array}{l}\left( {2 + 4 + 6 + ... + 100} \right)\left( {36.333 - 108.111} \right)\\ = \left( {2 + 4 + 6 + ... + 100} \right)\left( {36.3.111 - 36.3.111} \right)\\ = \left( {2 + 4 + 6 + ... + 100} \right).0\\ = 0\end{array}\)
Trong một cuộc thi có \(20\) câu hỏi. Mỗi câu trả lời đúng được \(10\) điểm, mỗi câu trả lời sai bị trừ \(3\) điểm. Một học sinh đạt được \(148\) điểm. Hỏi bạn đã trả lời đúng bao nhiêu câu hỏi?
$16$
$15$
$4$
$10$
Đáp án : A
Tính tổng số điểm đạt được nếu trả lời đúng hết.
Tính số điểm dư ra so với số điểm đạt được.
Từ đó suy ra số câu trả lời đúng và số câu trả lời sai.
Giả sử bạn học sinh đó trả lời đúng cả \(20\) câu thì tổng số điểm đạt được là \(10.20 = 200\) (điểm)
Số điểm dư ra là \(200 - 148 = 52\) (điểm)
Thay mỗi câu trả lời sai thành câu trả lời đúng thì dư ra \(10 + 3 = 13\) (điểm)
Số câu trả lời sai là \(52:13 = 4\) (câu)
Số câu trả lời đúng \(20 - 4 = 16\) (câu)
Gọi \({x_1}\) là giá trị thỏa mãn \({5^{x - 2}} - {3^2} = {2^4} - \left( {{2^8}{{.2}^4} - {2^{10}}{{.2}^2}} \right)\) và \({x_2}\) là giá trị thỏa mãn \(697:\left[ {\left( {15.x + 364} \right):x} \right] = 17\) . Tính \({x_1}.{x_2}\).
$14$
$56$
$4$
$46$
Đáp án : B
Tìm các giá trị \({x_1}\) và \({x_2}\) từ đó tính tích \({x_1}.{x_2}\)
\(\begin{array}{l}{\rm{ + )}}\,\,\,{5^{x - 2}} - {3^2} = {2^4} - \left( {{2^{8 + 4}} - {2^{10 + 2}}} \right)\\{5^{x - 2}} - {3^2} = {2^4} - \left( {{2^{12}} - {2^{12}}} \right)\\{5^{x - 2}} - {3^2} = {2^4} - 0 = {2^4}\\{5^{x - 2}} - 9 = 16\\{5^{x - 2}} = 16 + 9\\{5^{x - 2}} = 25\\{5^{x - 2}} = {5^2}\\x - 2\,\, = 2\\x\,\, = 2 + 2\\x = 4.\end{array}\)
\(\begin{array}{l}{\rm{ + )}}\,697:\left[ {\left( {15.x + 364} \right):x} \right] = 17\\\left( {15x + 364} \right):x = 697:17\\\left( {15x + 364} \right):x = 41\\15 + 364:x = 41\\364:x = 41 - 15\\364:x = 26\\x = 364:26\\x = 14\end{array}\)
Vậy \({x_1} = 4;\,{x_2} = 14\) nên \({x_1}.{x_2} = 4.14 = 56.\)
Thứ tự thực hiện các phép tính là một trong những kiến thức nền tảng quan trọng của môn Toán, đặc biệt là ở cấp độ Tiểu học và THCS. Việc nắm vững quy tắc này giúp học sinh giải quyết các bài toán một cách chính xác và hiệu quả. Chương trình Toán 6 Chân trời sáng tạo cũng nhấn mạnh vào việc hiểu rõ và vận dụng quy tắc này trong các bài tập thực tế.
Để giải quyết các biểu thức toán học một cách chính xác, chúng ta cần tuân thủ quy tắc thứ tự thực hiện các phép tính sau:
Trong chương trình Toán 6 Chân trời sáng tạo, học sinh sẽ được làm quen với nhiều dạng bài tập khác nhau liên quan đến thứ tự thực hiện các phép tính. Dưới đây là một số dạng bài tập thường gặp:
Ví dụ 1: Tính giá trị của biểu thức 2 + 3 x 4
Áp dụng quy tắc thứ tự thực hiện các phép tính, chúng ta thực hiện phép nhân trước, sau đó thực hiện phép cộng:
2 + 3 x 4 = 2 + 12 = 14
Ví dụ 2: Tính giá trị của biểu thức (5 + 3) x 2
Áp dụng quy tắc thứ tự thực hiện các phép tính, chúng ta thực hiện phép tính trong ngoặc trước, sau đó thực hiện phép nhân:
(5 + 3) x 2 = 8 x 2 = 16
Luyện tập trắc nghiệm là một phương pháp học tập hiệu quả giúp học sinh:
montoan.com.vn cung cấp bộ trắc nghiệm Các dạng toán về thứ tự thực hiện các phép tính Toán 6 Chân trời sáng tạo được thiết kế bởi các chuyên gia giáo dục. Bộ trắc nghiệm này bao gồm nhiều câu hỏi với các mức độ khó khác nhau, giúp học sinh rèn luyện kỹ năng một cách toàn diện.
Ngoài ra, montoan.com.vn còn cung cấp các bài giảng chi tiết, video hướng dẫn và các tài liệu học tập khác để giúp học sinh hiểu rõ hơn về kiến thức Toán 6 Chân trời sáng tạo.
Thứ tự thực hiện các phép tính là một kiến thức quan trọng trong môn Toán. Việc luyện tập thường xuyên thông qua các bài tập trắc nghiệm sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức và tự tin giải quyết các bài toán. Hãy truy cập montoan.com.vn để bắt đầu hành trình học tập hiệu quả của bạn!