1. Môn Toán
  2. Trắc nghiệm Các dạng toán về ước và bội Toán 6 Chân trời sáng tạo

Trắc nghiệm Các dạng toán về ước và bội Toán 6 Chân trời sáng tạo

Trắc nghiệm Các dạng toán về ước và bội Toán 6 Chân trời sáng tạo

Montoan.com.vn cung cấp bộ đề trắc nghiệm đa dạng, bám sát chương trình Toán 6 Chân trời sáng tạo, tập trung vào các dạng bài tập về ước và bội.

Hệ thống bài tập được thiết kế khoa học, giúp học sinh rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề, củng cố kiến thức đã học và chuẩn bị tốt cho các bài kiểm tra.

Với đáp án chi tiết và giải thích rõ ràng, học sinh có thể tự học hiệu quả và nắm vững các khái niệm quan trọng.

Đề bài

    Câu 1 :

    Tìm tập hợp các bội của $6$ trong các số: $6;15;24;30;40$.

    • A.

      $\left\{ {15;24} \right\}$

    • B.

      $\left\{ {24;30} \right\}$

    • C.

      $\left\{ {15;24;30} \right\}$

    • D.

      $\left\{ {6;24;30} \right\}$

    Câu 2 :

    Tìm các số tự nhiên $x$ sao cho \(x \in \) Ư$\left( {32} \right)$ và $x > 5$.

    • A.

      $8;16;32$

    • B.

      $8;16$

    • C.

      $4;16;32$

    • D.

      $16;32$

    Câu 3 :

    Có bao nhiêu số tự nhiên $x\; \in B\left( {8} \right)$ và $8 <x \le 88$

    • A.

      $10$

    • B.

      $9$

    • C.

       $12$

    • D.

      $11$

    Câu 4 :

    Có bao nhiêu số có hai chữ số là bội của \(9\)?

    • A.

      $9$ số

    • B.

      $11$ số

    • C.

      $10$ số

    • D.

      $12$ số

    Câu 5 :

    Khẳng định nào sau đây đúng?

    • A.

      Ư\(\left( {16} \right) = \left\{ {1,2,4,8,16} \right\}\)

    • B.

      Ư\(\left( {16} \right) = \left\{ {1;2;4;8} \right\}\)

    • C.

      Ư\(\left( {16} \right) = \left\{ {1;2;4;8;16} \right\}\)

    • D.

      Ư\(\left( {16} \right) = \left\{ {2;4;8} \right\}\)

    Câu 6 :

    Khẳng định nào sau đây đúng?

    • A.

      B\(\left( 2 \right) = \left\{ {0,2,4,6,8,...} \right\}\)

    • B.

      B\(\left( 2 \right) = \left\{ {0;2;4;6;8;...} \right\}\)

    • C.

      B \(\left( 2 \right) = \left\{ {2;4;6;8;...} \right\}\)

    • D.

      B\(\left( 2 \right) = \left\{ {1;2;4;6;8;...} \right\}\)

    Câu 7 :

    Có bao nhiêu số vừa là bội của $5$ vừa là ước của $50$?

    • A.

      $4$ số

    • B.

      $5$ số

    • C.

      $6$ số

    • D.

      $7$ số

    Câu 8 :

    Tìm các số tự nhiên $x$ sao cho $8\; \vdots \left( {x-1} \right)?$

    • A.

      $x\; \in \left\{ {1;2;4;8} \right\}$

    • B.

      $x\; \in \left\{ {3;5;9} \right\}$

    • C.

      $x\; \in \left\{ {2;3;5;9} \right\}$

    • D.

      $x\; \in \left\{ {2;3;4;8} \right\}$

    Câu 9 :

    Đội Sao đỏ của trường có 24 bạn. Cô phụ trách muốn chia đội thành các nhóm đều nhau để kiểm tra vệ sinh lớp học, mỗi nhóm có ít nhất 2 bạn và có ít nhất 2 nhóm. Có bao nhiêu cách chia thành các nhóm như thế?

    • A.

      5

    • B.

      6

    • C.

      4

    • D.

      8

    Câu 10 :

    Tìm \(\overline {abcd} \), trong đó \(a,b,c,d\) là $4$ số tự nhiên liên tiếp tăng dần và \(\overline {abcd} \in B\left( 5 \right)\)

    • A.

      $2345$

    • B.

      $3210$

    • C.

      $8765$

    • D.

      $7890$

    Lời giải và đáp án

    Câu 1 :

    Tìm tập hợp các bội của $6$ trong các số: $6;15;24;30;40$.

    • A.

      $\left\{ {15;24} \right\}$

    • B.

      $\left\{ {24;30} \right\}$

    • C.

      $\left\{ {15;24;30} \right\}$

    • D.

      $\left\{ {6;24;30} \right\}$

    Đáp án : D

    Phương pháp giải :

    \(B\left( 6 \right) = \left\{ {6.m|m \in N} \right\}\)

    Lời giải chi tiết :

    Trong các số trên thì $B\left( 6 \right) = \left\{ {6;24;30} \right\}$

    Câu 2 :

    Tìm các số tự nhiên $x$ sao cho \(x \in \) Ư$\left( {32} \right)$ và $x > 5$.

    • A.

      $8;16;32$

    • B.

      $8;16$

    • C.

      $4;16;32$

    • D.

      $16;32$

    Đáp án : A

    Phương pháp giải :

    +) Ư\(\left( a \right) = \left\{ {x \in N|a \vdots x} \right\}\)

    +) Kết hợp các điều kiện của đề bài để tìm số thích hợp

    Lời giải chi tiết :

    Ta có $x \in Ư\left( {32} \right)$ và $x > 5$

    $x \in Ư\left( {32} \right)$ thì $x \in {\rm{\{ 1; 2; 4; 8; 16; 32\} }}$

    Kết hợp với điều kiện $x > 5$, ta được: $x \in \left\{ {8;16;32} \right\}$

    Câu 3 :

    Có bao nhiêu số tự nhiên $x\; \in B\left( {8} \right)$ và $8 <x \le 88$

    • A.

      $10$

    • B.

      $9$

    • C.

       $12$

    • D.

      $11$

    Đáp án : A

    Phương pháp giải :

     +) \(B\left( a \right) = \left\{ {m.a|m \in N} \right\} = \left\{ {0;a;2a;...} \right\}\)

     +) Kết hợp các điều kiện của đề bài để tìm số thích hợp

    Lời giải chi tiết :

    $\,\,\left\{ \begin{array}{l}x \in B\left( 8 \right)\\8 < x \le 88\end{array} \right. $ suy ra $ \left\{ \begin{array}{l}x \in {\rm{\{ 0;8;16;24; 32;}}...{\rm{\} }}\\8 < x \le 88\end{array} \right.$

    Do đó $x \in \left\{ {16;24;32;40;48;56;64;72;80;88} \right\}$

    Vậy có \(10\) số thỏa mãn yêu cầu bài toán.

    Câu 4 :

    Có bao nhiêu số có hai chữ số là bội của \(9\)?

    • A.

      $9$ số

    • B.

      $11$ số

    • C.

      $10$ số

    • D.

      $12$ số

    Đáp án : C

    Phương pháp giải :

    +) \(B\left( 9 \right) = \left\{ {9.m|m \in N} \right\}\)

    +) Kết hợp điều kiện $x$ là số có hai chữ số để tìm $x$

    Lời giải chi tiết :

    Số có hai chữ số là số lớn hơn hoặc bằng $10$ và nhỏ hơn hoặc bằng $99$.

    Gọi $A = \left\{ {x \in B\left( 9 \right)|10 \le x \le 99} \right\}$

     Suy ra \(A = \left\{ {18;27;36;...;\,99} \right\}\)

    Số phần tử của A là \(\left( {99 - 18} \right):9 + 1 = 10\) (phần tử)

    Vậy có $10$ bội của $9$ là số có hai chữ số. 

    Câu 5 :

    Khẳng định nào sau đây đúng?

    • A.

      Ư\(\left( {16} \right) = \left\{ {1,2,4,8,16} \right\}\)

    • B.

      Ư\(\left( {16} \right) = \left\{ {1;2;4;8} \right\}\)

    • C.

      Ư\(\left( {16} \right) = \left\{ {1;2;4;8;16} \right\}\)

    • D.

      Ư\(\left( {16} \right) = \left\{ {2;4;8} \right\}\)

    Đáp án : C

    Phương pháp giải :

    - Để tìm các ước của \(a\)\(\left( {a > 1} \right)\) bằng cách lần lượt chia \(a\) cho các số tự nhiên từ \(1\) đến \(a\) để xét xem \(a\) chia hết cho những số nào, khi đó các số ấy là ước của \(a.\)

    Lời giải chi tiết :

    Ta có: 16:1=16; 16:2=8; 16:4=4; 16:8=2; 16:16=1

    Các ước của 16 là 1;2;4;8;16.

    => Ư\(\left( {16} \right) = \left\{ {1;2;4;8;16} \right\}\)

    Câu 6 :

    Khẳng định nào sau đây đúng?

    • A.

      B\(\left( 2 \right) = \left\{ {0,2,4,6,8,...} \right\}\)

    • B.

      B\(\left( 2 \right) = \left\{ {0;2;4;6;8;...} \right\}\)

    • C.

      B \(\left( 2 \right) = \left\{ {2;4;6;8;...} \right\}\)

    • D.

      B\(\left( 2 \right) = \left\{ {1;2;4;6;8;...} \right\}\)

    Đáp án : B

    Phương pháp giải :

    Ta có thể tìm các bội của một số tự nhiên \(a\) khác \(0\) bằng cách nhân số đó lần lượt với \(0,1,2,3,...\)

    Lời giải chi tiết :

    Ta lấy 2 nhân với số 0 thì được 0 nên 0 là bội của 2, lấy 2.1=2 nên 2 là bội của 2, 2.2=4 nên 4 là bội của 2,...

    Vậy B\(\left( 2 \right) = \left\{ {0;2;4;6;8;...} \right\}\)

    Câu 7 :

    Có bao nhiêu số vừa là bội của $5$ vừa là ước của $50$?

    • A.

      $4$ số

    • B.

      $5$ số

    • C.

      $6$ số

    • D.

      $7$ số

    Đáp án : A

    Phương pháp giải :

    $\,\left\{ \begin{array}{l}B\left( 5 \right) = {\rm{\{ 5}}{\rm{.k| k}} \in {\rm{N\} }}\\Ư(50) = {\rm{\{ x}} \in {\rm{N}}|50 \, \vdots \, x{\rm{\} }}\end{array} \right.$

    Lời giải chi tiết :

    Gọi $x$ là số vừa là bội của $5$ vừa là ước của $50$.

    \(\left\{ \begin{array}{l}x \in B\left( 5 \right)\\x \in Ư\left( {50} \right)\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}x \in {\rm{\{ 0;}}\,{\rm{5;10;15;20;25;}}...{\rm{\} }}\\x \in {\rm{\{ 1;2;5;10;25;50\} }}\end{array} \right.\)

    \( \Rightarrow \,x\, \in \,{\rm{\{ 5;10;25;50\} }}\)

    Câu 8 :

    Tìm các số tự nhiên $x$ sao cho $8\; \vdots \left( {x-1} \right)?$

    • A.

      $x\; \in \left\{ {1;2;4;8} \right\}$

    • B.

      $x\; \in \left\{ {3;5;9} \right\}$

    • C.

      $x\; \in \left\{ {2;3;5;9} \right\}$

    • D.

      $x\; \in \left\{ {2;3;4;8} \right\}$

    Đáp án : C

    Phương pháp giải :

    Ư\(\left( a \right) = \left\{ {x \in N|a \vdots x} \right\}\)

    Lời giải chi tiết :

    $8 \vdots \left( {x - 1} \right) \Rightarrow \left( {x - 1} \right) \in $Ư\(\left( 8 \right)\)

    $ \Rightarrow \left( {x - 1} \right) \in \left\{ {1;2;4;8} \right\}$

    + Với \(x - 1 = 1\) thì \(x = 1 + 1\) hay \(x = 2\)

    + Với \(x - 1 = 2\) thì \(x = 1 + 2\) hay \(x = 3\)

    + Với \(x - 1 = 4\) thì \(x = 1 + 4\) hay \(x = 5\)

    + Với \(x - 1 = 8\) thì \(x = 1 + 8\) hay \(x = 9\)

    $ \Rightarrow x \in \left\{ {2;3;5;9} \right\}$

    Câu 9 :

    Đội Sao đỏ của trường có 24 bạn. Cô phụ trách muốn chia đội thành các nhóm đều nhau để kiểm tra vệ sinh lớp học, mỗi nhóm có ít nhất 2 bạn và có ít nhất 2 nhóm. Có bao nhiêu cách chia thành các nhóm như thế?

    • A.

      5

    • B.

      6

    • C.

      4

    • D.

      8

    Đáp án : B

    Phương pháp giải :

    - Chia đội thành các nhóm đều nhau tức là 24 chia hết cho số học sinh trong một nhóm.

    - Số học sinh trong 1 nhóm: ước của 24 và lớn hơn hoặc bằng 2 đồng thời nhỏ hơn 24.

    - Tìm số nhóm tương ứng với số học sinh.

    Lời giải chi tiết :

    Để chia đều 24 bạn thành các nhóm bằng nhau thì số học sinh trong nhóm phải là ước của 24. Các ước của 24 là: 1; 2; 3; 4; 6; 8; 12; 24.

    Vì mỗi nhóm có ít nhất 2 bạn đồng thời số nhóm không thể là 1 nên số học sinh trong một nhóm cũng không thể là 24 bạn.

    Vậy số học sinh trong một nhóm chỉ có thể là: 2;3;4;6;8;12.

    Vậy cô có thể chia đội thành:

    + 12 nhóm, mỗi nhóm có 2 bạn;

    + 8 nhóm, mỗi nhóm có 3 bạn;

    + 6 nhóm, mỗi nhóm có 4 bạn;

    + 4 nhóm, mỗi nhóm có 6 bạn;

    + 3 nhóm, mỗi nhóm có 8 bạn.

    + 2 nhóm, mỗi nhóm có 12 bạn.

    Câu 10 :

    Tìm \(\overline {abcd} \), trong đó \(a,b,c,d\) là $4$ số tự nhiên liên tiếp tăng dần và \(\overline {abcd} \in B\left( 5 \right)\)

    • A.

      $2345$

    • B.

      $3210$

    • C.

      $8765$

    • D.

      $7890$

    Đáp án : A

    Phương pháp giải :

    +) Dùng tính chất của bội.

    +) Sử dụng dấu hiệu chia hết của các số $5$ và $9.$

    Lời giải chi tiết :

    $\overline {abcd} \in B\left( 5 \right)$

    Ta có:

     $\overline {abcd} \in B\left( 5 \right) \Rightarrow \overline {abcd} \vdots 5 \Rightarrow d \in \left\{ {0;5} \right\}$

    $d = 5 \Rightarrow \overline {abcd} = 2345$

     \({\rm{d}} = 0 \Rightarrow \) Loại, vì $a,b,c,d$ là $4$ số tự nhiên liên tiếp tăng dần.

    Vậy $\overline {abcd} = 2345.$

    Bạn đang tiếp cận nội dung Trắc nghiệm Các dạng toán về ước và bội Toán 6 Chân trời sáng tạo thuộc chuyên mục giải bài toán lớp 6 trên nền tảng soạn toán. Bộ bài tập toán thcs này được biên soạn chuyên sâu và bám sát chặt chẽ khung chương trình sách giáo khoa hiện hành, nhằm tối ưu hóa toàn diện quá trình ôn luyện, củng cố kiến thức Toán lớp 6 cho học sinh thông qua phương pháp tiếp cận trực quan và mang lại hiệu quả vượt trội.
    Ghi chú: Quý thầy, cô giáo và bạn đọc có thể chia sẻ tài liệu trên MonToan.com.vn bằng cách gửi về:
    Facebook: MÔN TOÁN
    Email: montoanmath@gmail.com

    Bài viết liên quan

    Trắc nghiệm Các dạng toán về ước và bội Toán 6 Chân trời sáng tạo: Tổng quan

    Chương trình Toán 6 Chân trời sáng tạo đặt nền móng cho việc hiểu các khái niệm số học cơ bản, trong đó ước và bội đóng vai trò quan trọng. Việc nắm vững kiến thức về ước và bội không chỉ giúp học sinh giải quyết các bài toán đơn giản mà còn là bước đệm cho các kiến thức phức tạp hơn ở các lớp trên.

    Các dạng toán về ước và bội thường gặp

    Trong chương trình Toán 6 Chân trời sáng tạo, các dạng toán về ước và bội thường xuất hiện bao gồm:

    1. Tìm ước của một số: Học sinh cần xác định các số chia hết cho một số cho trước.
    2. Tìm bội của một số: Học sinh cần xác định các số chia hết cho một số cho trước.
    3. Tìm ước chung và ước chung lớn nhất (UCLN): Đây là dạng toán đòi hỏi học sinh phải phân tích các số thành tích các thừa số nguyên tố.
    4. Tìm bội chung và bội chung nhỏ nhất (BCNN): Tương tự như tìm UCLN, học sinh cần phân tích các số thành tích các thừa số nguyên tố.
    5. Ứng dụng của UCLN và BCNN: Các bài toán thực tế liên quan đến việc chia nhóm, sắp xếp, hoặc tìm số lượng tối thiểu/tối đa.

    Phương pháp giải các dạng toán về ước và bội

    Để giải các bài toán về ước và bội một cách hiệu quả, học sinh cần nắm vững các phương pháp sau:

    • Phân tích số thành thừa số nguyên tố: Đây là phương pháp cơ bản và quan trọng nhất để tìm UCLN và BCNN.
    • Sử dụng tính chất chia hết: Nắm vững các quy tắc chia hết để nhanh chóng xác định ước và bội.
    • Áp dụng các công thức: Sử dụng các công thức tính UCLN và BCNN một cách chính xác.
    • Luyện tập thường xuyên: Giải nhiều bài tập khác nhau để làm quen với các dạng bài và rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề.

    Ví dụ minh họa

    Ví dụ 1: Tìm tất cả các ước của 12.

    Giải: Các ước của 12 là: 1, 2, 3, 4, 6, 12.

    Ví dụ 2: Tìm 3 bội chung của 4 và 6.

    Giải: BCNN(4, 6) = 12. Vậy 3 bội chung của 4 và 6 là: 12, 24, 36.

    Lợi ích của việc luyện tập trắc nghiệm

    Luyện tập trắc nghiệm là một phương pháp học tập hiệu quả vì:

    • Kiểm tra kiến thức nhanh chóng: Trắc nghiệm giúp học sinh đánh giá nhanh chóng mức độ hiểu bài.
    • Rèn luyện kỹ năng làm bài: Luyện tập trắc nghiệm giúp học sinh làm quen với cấu trúc đề thi và phân bổ thời gian hợp lý.
    • Củng cố kiến thức: Thông qua việc phân tích đáp án sai, học sinh có thể xác định những kiến thức còn yếu và tập trung ôn tập.
    • Tăng cường sự tự tin: Khi đạt kết quả tốt trong các bài trắc nghiệm, học sinh sẽ cảm thấy tự tin hơn khi làm bài kiểm tra chính thức.

    Trắc nghiệm trên Montoan.com.vn: Ưu điểm

    Montoan.com.vn cung cấp các bài trắc nghiệm về ước và bội Toán 6 Chân trời sáng tạo với những ưu điểm sau:

    • Đa dạng câu hỏi: Các câu hỏi được thiết kế đa dạng, bao gồm nhiều mức độ khó khác nhau.
    • Đáp án chi tiết: Mỗi câu hỏi đều có đáp án chi tiết và giải thích rõ ràng.
    • Giao diện thân thiện: Giao diện website dễ sử dụng, giúp học sinh tập trung vào việc học tập.
    • Tương thích với nhiều thiết bị: Học sinh có thể truy cập và làm bài trắc nghiệm trên máy tính, điện thoại hoặc máy tính bảng.

    Lời khuyên khi làm bài trắc nghiệm

    Để đạt kết quả tốt nhất khi làm bài trắc nghiệm, học sinh nên:

    • Đọc kỹ đề bài: Đảm bảo hiểu rõ yêu cầu của câu hỏi trước khi trả lời.
    • Loại trừ các đáp án sai: Sử dụng phương pháp loại trừ để tăng khả năng chọn đúng đáp án.
    • Kiểm tra lại đáp án: Sau khi hoàn thành bài trắc nghiệm, hãy dành thời gian kiểm tra lại tất cả các đáp án.
    • Học hỏi từ những sai lầm: Phân tích những câu trả lời sai để rút kinh nghiệm và cải thiện kiến thức.

    Kết luận

    Trắc nghiệm Các dạng toán về ước và bội Toán 6 Chân trời sáng tạo là một công cụ học tập hữu ích giúp học sinh củng cố kiến thức và chuẩn bị tốt cho các bài kiểm tra. Montoan.com.vn hy vọng sẽ đồng hành cùng học sinh trên con đường chinh phục môn Toán.

    Tài liệu, đề thi và đáp án Toán 6

    Tài liệu, đề thi và đáp án Toán 6