Chào mừng các em học sinh lớp 6 đến với chuyên mục trắc nghiệm toán học tại montoan.com.vn. Bài tập này tập trung vào các dạng toán về phân số, đặc biệt là phân số có tử và mẫu là số nguyên, theo chương trình Toán 6 Cánh diều.
Mục tiêu của chúng tôi là giúp các em ôn luyện và củng cố kiến thức một cách hiệu quả, chuẩn bị tốt nhất cho các bài kiểm tra và kỳ thi sắp tới.
Trong các cách viết sau đây, cách viết nào cho ta phân số:
\(\dfrac{{12}}{0}\)
\(\dfrac{{ - 4}}{5}\)
\(\dfrac{3}{{0,25}}\)
\(\dfrac{{4,4}}{{11,5}}\)
Phần tô màu trong hình sau biểu diễn phân số nào?
\(\dfrac{1}{2}\)
\(\dfrac{1}{4}\)
\(\dfrac{3}{4}\)
\(\dfrac{5}{8}\)
Chọn câu sai?
\(\dfrac{1}{3} = \dfrac{{45}}{{135}}\)
\(\dfrac{{ - 13}}{{20}} = \dfrac{{26}}{{ - 40}}\)
\(\dfrac{{ - 4}}{{15}} = \dfrac{{ - 16}}{{ - 60}}\)
\(\dfrac{6}{7} = \dfrac{{ - 42}}{{ - 49}}\)
Điền số thích hợp vào chỗ chấm $\dfrac{{15}}{{90}} = \dfrac{5}{{...}}$
\(20\)
\( - 60\)
\(60\)
\(30\)
Cho biểu thức \(C = \dfrac{{11}}{{2n + 1}}\) . Tìm tất cả các giá trị của $n$ nguyên để giá trị của $C$ là một số tự nhiên.
\(n \in \left\{ { - 6; - 1;0;5} \right\}\)
\(n \in \left\{ { - 1;5} \right\}\)
\(n \in \left\{ {0;5} \right\}\)
\(n \in \left\{ {1;11} \right\}\)
Có bao nhiêu giá trị nguyên dương của \(n\) để \(\dfrac{9}{{4n + 1}}\) đạt giá trị nguyên.
\(1\)
\(0\)
\(2\)
\(3\)
Tổng các số \(a;b;c\) thỏa mãn \(\dfrac{6}{9} = \dfrac{{12}}{a} = \dfrac{b}{{ - 54}} = \dfrac{{ - 738}}{c}\) là:
\(1161\)
\( - 1125\)
\( - 1053\)
\(1089\)
Cho các phân số: \(\dfrac{{15}}{{60}};\dfrac{{ - 7}}{5};\dfrac{6}{{15}};\dfrac{{28}}{{ - 20}};\dfrac{3}{{12}}\)
Số cặp phân số bằng nhau trong những phân số trên là:
\(4\)
\(1\)
\(3\)
\(2\)
Tính tổng các giá trị \(x \in Z\) biết rằng \( - \dfrac{{111}}{{37}} < x < \dfrac{{91}}{{13}}.\)
\(22\)
\(20\)
\(18\)
\(15\)
Tìm tập hợp các số nguyên \(n\) để \(A = \dfrac{{3n - 5}}{{n + 4}}\) có giá trị là số nguyên.
\(n \in \left\{ {13} \right\}\)
\(n \in \left\{ { - 21; - 5; - 3;13} \right\}\)
\(n \in \left\{ { - 17; - 1;1;17} \right\}\)
\(n \in \left\{ { - 13; - 3;3;13} \right\}\)
Có bao nhiêu cặp số nguyên \(\left( {x;y} \right)\) thỏa mãn \(\dfrac{x}{5} = \dfrac{3}{y}\) và \(x > y?\)
\(4\)
\(3\)
\(2\)
\(1\)
Tìm \(x;y\) biết \(\dfrac{{x - 4}}{{y - 3}} = \dfrac{4}{3}\) và \(x - y = 5.\)
\(x = 15;y = 5\)
\(x = 5;y = 15\)
\(x = 20;y = 15\)
\(x = 25;y = 10\)
Viết số nguyên \( - 16\) dưới dạng phân số ta được:
\(\dfrac{{ - 16}}{0}\)
\(\dfrac{{16}}{1}\)
\(\dfrac{{ - 16}}{1}\)
\(\dfrac{{16}}{0}\)
Cách viết nào sau đây cho ta một phân số:
\(\dfrac{4}{0}\)
\(\dfrac{{1,5}}{3}\)
\(\dfrac{0}{7}\)
\(\dfrac{{ - 5}}{{3,5}}\)
Lời giải và đáp án
Trong các cách viết sau đây, cách viết nào cho ta phân số:
\(\dfrac{{12}}{0}\)
\(\dfrac{{ - 4}}{5}\)
\(\dfrac{3}{{0,25}}\)
\(\dfrac{{4,4}}{{11,5}}\)
Đáp án : B
Dựa vào định nghĩa phân số: \(\dfrac{a}{b}\) là phân số với \(a,b \in \mathbb{Z},\,b \ne 0\).
+) \(\dfrac{{12}}{0}\) không là phân số vì mẫu số bằng $0.$
+) \(\dfrac{3}{{0,25}}\) không là phân số vì mẫu số là số thập phân.
+) \(\dfrac{{4,4}}{{11,5}}\) không là phân số vì tử số và mẫu số là số thập phân.
+) \(\dfrac{{ - 4}}{5}\) là phân số vì \( - 4;\,5\, \in \mathbb{Z} \) và mẫu số là $5$ khác $0.$
Phần tô màu trong hình sau biểu diễn phân số nào?
\(\dfrac{1}{2}\)
\(\dfrac{1}{4}\)
\(\dfrac{3}{4}\)
\(\dfrac{5}{8}\)
Đáp án : B
Quan sát hình vẽ, đếm số ô vuông có trong hình và số ô vuông được tô màu, phân số biểu thị có tử là số ô vuông tô màu và mẫu là tổng số ô vuông có trong hình.
Trong hình có \(2\) ô vuông tô màu và tổng tất cả \(8\) ô vuông nên phân số biểu thị là \(\dfrac{2}{8} = \dfrac{1}{4}\)
Chọn câu sai?
\(\dfrac{1}{3} = \dfrac{{45}}{{135}}\)
\(\dfrac{{ - 13}}{{20}} = \dfrac{{26}}{{ - 40}}\)
\(\dfrac{{ - 4}}{{15}} = \dfrac{{ - 16}}{{ - 60}}\)
\(\dfrac{6}{7} = \dfrac{{ - 42}}{{ - 49}}\)
Đáp án : C
Kiểm tra tính đúng sai của từng đáp án bằng cách sử dụng kiến thức:
Hai phân số \(\dfrac{a}{b}\) và \(\dfrac{c}{d}\) gọi là bằng nhau nếu \(a.d = b.c\) (tích chéo bằng nhau)
Đáp án A: Vì \(1.135 = 3.45\) nên \(\dfrac{1}{3} = \dfrac{{45}}{{135}}\)
\( \Rightarrow A\) đúng.
Đáp án B: Vì \(\left( { - 13} \right).\left( { - 40} \right) = 20.26\) nên \(\dfrac{{ - 13}}{{20}} = \dfrac{{26}}{{ - 40}}\)
\( \Rightarrow B\) đúng.
Đáp án C: Vì \(\left( { - 4} \right).\left( { - 60} \right) \ne 15.\left( { - 16} \right)\) nên \(\dfrac{{ - 4}}{{15}} \ne \dfrac{{ - 16}}{{ - 60}}\)
\( \Rightarrow C\) sai.
Đáp án D: Vì \(6.\left( { - 49} \right) = 7.\left( { - 42} \right)\) nên \(\dfrac{6}{7} = \dfrac{{ - 42}}{{ - 49}}\)
\( \Rightarrow D\) đúng.
Điền số thích hợp vào chỗ chấm $\dfrac{{15}}{{90}} = \dfrac{5}{{...}}$
\(20\)
\( - 60\)
\(60\)
\(30\)
Đáp án : D
Sử dụng kiến thức:
Hai phân số \(\dfrac{a}{b}\) và \(\dfrac{c}{d}\) gọi là bằng nhau nếu \(a.d = b.c\) (tích chéo bằng nhau)
\(\begin{array}{l}\dfrac{{15}}{{90}} = \dfrac{5}{x}\\15.x = 90.5\\x = \dfrac{{90.5}}{{15}}\\x = 30\end{array}\)
Vậy số cần điền là \(30\)
Cho biểu thức \(C = \dfrac{{11}}{{2n + 1}}\) . Tìm tất cả các giá trị của $n$ nguyên để giá trị của $C$ là một số tự nhiên.
\(n \in \left\{ { - 6; - 1;0;5} \right\}\)
\(n \in \left\{ { - 1;5} \right\}\)
\(n \in \left\{ {0;5} \right\}\)
\(n \in \left\{ {1;11} \right\}\)
Đáp án : C
- $C$ là số tự nhiên suy ra \(C\) là số nguyên hay $2n + 1$ là ước của $11$ - Từ đó tìm các giá trị của $n$ rồi thử lại kiểm tra lại điều kiện \(C\) là số tự nhiên.
Vì \(C \in N\) nên \(\frac{11}{2n+1} \in N.\)
Để \(\frac{11}{2n+1} \in N\) thì \(11 \vdots (2n+1)\) và \((2n+1) > 0\) hay \((2n+1) \in \left\{ { 1; 11} \right\}\)
Ta có bảng:
Vì \(C \in N\) nên ta nhận các giá trị \(n = 0;n = 5\)
Có bao nhiêu giá trị nguyên dương của \(n\) để \(\dfrac{9}{{4n + 1}}\) đạt giá trị nguyên.
\(1\)
\(0\)
\(2\)
\(3\)
Đáp án : A
Phân số \(\dfrac{a}{b}\left( {a,b \in Z,b \ne 0} \right)\) là một số nguyên nếu \(b\) là ước của $a$
Vì \(n\) nguyên dương nên để \(\dfrac{9}{{4n + 1}}\) nguyên thì \(4n + 1 \in U\left( 9 \right) = \left\{ { \pm 1; \pm 3; \pm 9} \right\}\)
Ta có bảng:
Vậy có duy nhất một giá trị của \(n\) thỏa mãn là \(n = 2\)
Tổng các số \(a;b;c\) thỏa mãn \(\dfrac{6}{9} = \dfrac{{12}}{a} = \dfrac{b}{{ - 54}} = \dfrac{{ - 738}}{c}\) là:
\(1161\)
\( - 1125\)
\( - 1053\)
\(1089\)
Đáp án : B
Sử dụng kiến thức:
Hai phân số \(\dfrac{a}{b}\) và \(\dfrac{c}{d}\) gọi là bằng nhau nếu \(a.d = b.c\) (tích chéo bằng nhau)
Ta có: \(\dfrac{6}{9} = \dfrac{{12}}{a} \) nên \(6.a = 9.12\) suy ra \( a = \dfrac{{9.12}}{6} = 18\)
\(\dfrac{6}{9} = \dfrac{b}{{ - 54}} \) nên \(6.\left( { - 54} \right) = 9.b\) suy ra \(b = \dfrac{{6.\left( { - 54} \right)}}{9} = - 36\)
\(\dfrac{6}{9} = \dfrac{{ - 738}}{c} \) nên \(6.c = 9.\left( { - 738} \right)\) suy ra \(c = \dfrac{{9.\left( { - 738} \right)}}{6} = - 1107\)
Vậy \(a + b + c\) \( = 18 + \left( { - 36} \right) + \left( { - 1107} \right) = - 1125\)
Cho các phân số: \(\dfrac{{15}}{{60}};\dfrac{{ - 7}}{5};\dfrac{6}{{15}};\dfrac{{28}}{{ - 20}};\dfrac{3}{{12}}\)
Số cặp phân số bằng nhau trong những phân số trên là:
\(4\)
\(1\)
\(3\)
\(2\)
Đáp án : D
- Ta sẽ chia các phân số thành \(2\) loại: phân số dương, phân số âm (chú ý phân số dương và phân số âm không thể bằng nhau)
- Tìm các cặp phân số bằng nhau trong những phân số dương và các cặp phân số bằng nhau trong những phân số âm rồi kết luận.
Sử dụng kiến thức:
- Hai phân số \(\dfrac{a}{b}\) và \(\dfrac{c}{d}\) gọi là bằng nhau nếu \(a.d = b.c\) (tích chéo bằng nhau)
- Định nghĩa các phân số dương, phân số âm:
+ Phân số âm: là phân số có tử và mẫu là các số nguyên trái dấu.
+ Phân số dương: là phân số có tử và mẫu là các số nguyên cùng dấu.
- Các phân số dương: \(\dfrac{{15}}{{60}};\dfrac{6}{{15}};\dfrac{3}{{12}}\)
+ Vì \(15.15 \ne 60.6\) nên \(\dfrac{{15}}{{60}} \ne \dfrac{6}{{15}}\)
+ Vì \(6.12 \ne 15.3\) nên \(\dfrac{6}{{15}} \ne \dfrac{3}{{12}}\)
+ Vì \(15.12 = 60.3\) nên \(\dfrac{{15}}{{60}} = \dfrac{3}{{12}}\)
- Các phân số âm: \(\dfrac{{ - 7}}{5};\dfrac{{28}}{{ - 20}}\)
Vì \(\left( { - 7} \right).\left( { - 20} \right) = 5.28\) nên \(\dfrac{{ - 7}}{5} = \dfrac{{28}}{{ - 20}}\)
Vậy có hai cặp phân số bằng nhau trong các phân số đã cho.
Tính tổng các giá trị \(x \in Z\) biết rằng \( - \dfrac{{111}}{{37}} < x < \dfrac{{91}}{{13}}.\)
\(22\)
\(20\)
\(18\)
\(15\)
Đáp án : C
Tính giá trị các phân số rồi tìm các số nguyên \(x\) thỏa mãn.
Ta có: \(- \dfrac{{111}}{{37}} < x < \dfrac{{91}}{{13}}\)
Mà \( - \dfrac{{111}}{{37}} < -3; 7 < \dfrac{{91}}{{13}}\)
\(\begin{array}{l} \Rightarrow - 3 < x < 7\\ \Rightarrow x \in \left\{ { - 2; - 1;0;1;2;3;4;5;6} \right\}\end{array}\)
Vậy tổng các giá trị của \(x\) thỏa mãn là: \(\left( { - 2} \right) + \left( { - 1} \right) + ... + 5 + 6 = 18\)
Tìm tập hợp các số nguyên \(n\) để \(A = \dfrac{{3n - 5}}{{n + 4}}\) có giá trị là số nguyên.
\(n \in \left\{ {13} \right\}\)
\(n \in \left\{ { - 21; - 5; - 3;13} \right\}\)
\(n \in \left\{ { - 17; - 1;1;17} \right\}\)
\(n \in \left\{ { - 13; - 3;3;13} \right\}\)
Đáp án : B
- Biến đổi \(A\) về dạng \(A = a + \dfrac{b}{{n + 4}}\) với \(a,b \in Z\)
- Để \(A\) nguyên thì \(n + 4 \in U\left( b \right)\)
Ta có:
\(A = \dfrac{{3n - 5}}{{n + 4}} = \dfrac{{3n + 12 - 12 - 5}}{{n + 4}}\)\( = \dfrac{{3\left( {n + 4} \right) + \left( { - 17} \right)}}{{n + 4}}\) \( = \dfrac{{3\left( {n + 4} \right)}}{{n + 4}} + \dfrac{{ - 17}}{{n + 4}} = 3 + \dfrac{{ - 17}}{{n + 4}}\)
Vì \(n \in Z\) nên để \(A \in Z\) thì \(n + 4 \in U\left( { - 17} \right) = \left\{ { \pm 1; \pm 17} \right\}\)
Ta có bảng:
Vậy \(n \in \left\{ { - 21; - 5; - 3;13} \right\}\)
Có bao nhiêu cặp số nguyên \(\left( {x;y} \right)\) thỏa mãn \(\dfrac{x}{5} = \dfrac{3}{y}\) và \(x > y?\)
\(4\)
\(3\)
\(2\)
\(1\)
Đáp án : A
Sử dụng kiến thức:
Hai phân số \(\dfrac{a}{b}\) và \(\dfrac{c}{d}\) gọi là bằng nhau nếu \(a.d = b.c\) (tích chéo bằng nhau)
Ta có: \(\dfrac{x}{5} = \dfrac{3}{y}\)\( \Rightarrow x.y = 5.3 = 15\)
Mà \(15 = 5.3 = 15.1 = \left( { - 3} \right).\left( { - 5} \right) = \left( { - 1} \right).\left( { - 15} \right)\) và \(x,y \in Z,x > y\) nên \(\left( {x;y} \right) \in \left\{ {\left( {5;3} \right),\left( {15;1} \right),\left( { - 3; - 5} \right),\left( { - 1; - 15} \right)} \right\}\)
Tìm \(x;y\) biết \(\dfrac{{x - 4}}{{y - 3}} = \dfrac{4}{3}\) và \(x - y = 5.\)
\(x = 15;y = 5\)
\(x = 5;y = 15\)
\(x = 20;y = 15\)
\(x = 25;y = 10\)
Đáp án : C
- Rút \(x\) theo \(y\) từ điều kiện đơn giản rồi thay vào đẳng thức hai phân số bằng nhau.
- Sử dụng kiến thức hai phân số bằng nhau để tìm \(y,\) từ đó suy ra \(x\)
- Hai phân số \(\dfrac{a}{b}\) và \(\dfrac{c}{d}\) gọi là bằng nhau nếu \(a.d = b.c\) (tích chéo bằng nhau)
Ta có: \(x - y = 5 \Rightarrow x = y + 5\) thay vào \(\dfrac{{x - 4}}{{y - 3}} = \dfrac{4}{3}\) ta được:
\(\begin{array}{l}\dfrac{{y + 5 - 4}}{{y - 3}} = \dfrac{4}{3}\\\dfrac{{y + 1}}{{y - 3}} = \dfrac{4}{3}\\3\left( {y + 1} \right) = 4\left( {y - 3} \right)\\3y + 3 = 4y - 12\\3y - 4y = - 12 - 3\\ - y = - 15\\y = 15\\ \Rightarrow x = 15 + 5 = 20\end{array}\)
Vậy \(x = 20;y = 15\)
Viết số nguyên \( - 16\) dưới dạng phân số ta được:
\(\dfrac{{ - 16}}{0}\)
\(\dfrac{{16}}{1}\)
\(\dfrac{{ - 16}}{1}\)
\(\dfrac{{16}}{0}\)
Đáp án : C
Viết số nguyên \( - 16\) dưới dạng phân số ta được: \(\dfrac{{ - 16}}{1}\)
Cách viết nào sau đây cho ta một phân số:
\(\dfrac{4}{0}\)
\(\dfrac{{1,5}}{3}\)
\(\dfrac{0}{7}\)
\(\dfrac{{ - 5}}{{3,5}}\)
Đáp án : C
+ \(\dfrac{4}{0}\) có mẫu bằng \(0\) nên không là phân số
+ \(\dfrac{{1,5}}{3}\) có \(1,5 \notin \mathbb{Z}\) nên không là phân số
+ \(\dfrac{0}{7}\) là phân số
+ \(\dfrac{{ - 5}}{{3,5}}\) có \(3,5 \notin \mathbb{Z}\) nên không là phân số
Phân số là một khái niệm nền tảng trong toán học, xuất hiện từ rất sớm trong chương trình học. Hiểu rõ về phân số là bước quan trọng để làm quen với các phép toán phức tạp hơn như cộng, trừ, nhân, chia phân số, so sánh phân số, và rút gọn phân số. Trong chương trình Toán 6 Cánh diều, học sinh được giới thiệu về phân số, cách biểu diễn phân số, và các tính chất cơ bản của phân số.
Dưới đây là một số dạng toán thường gặp về phân số với tử và mẫu là số nguyên mà học sinh lớp 6 Cánh diều cần nắm vững:
Ví dụ 1: So sánh hai phân số 2/3 và 3/4.
Giải:
Quy đồng mẫu số: 2/3 = 8/12 và 3/4 = 9/12. Vì 8/12 < 9/12 nên 2/3 < 3/4.
Ví dụ 2: Rút gọn phân số 12/18.
Giải:
ƯCLN(12, 18) = 6. Vậy 12/18 = (12:6)/(18:6) = 2/3.
Để giúp các em học sinh nắm vững kiến thức và rèn luyện kỹ năng giải toán, montoan.com.vn đã xây dựng bộ trắc nghiệm các dạng toán về phân số với tử và mẫu là số nguyên Toán 6 Cánh diều. Các câu hỏi trắc nghiệm được thiết kế đa dạng, bao gồm nhiều mức độ khó khác nhau, từ dễ đến khó, giúp các em tự đánh giá năng lực của mình.
Toán học là một môn học đòi hỏi sự luyện tập thường xuyên. Việc giải nhiều bài tập, đặc biệt là các bài tập trắc nghiệm, sẽ giúp các em nắm vững kiến thức, rèn luyện kỹ năng giải toán, và tự tin hơn khi làm bài kiểm tra. montoan.com.vn hy vọng rằng bộ trắc nghiệm này sẽ là một công cụ hữu ích giúp các em học sinh lớp 6 Cánh diều học tốt môn Toán.
Dạng Toán | Mô Tả | Ví Dụ |
---|---|---|
So sánh phân số | Xác định phân số nào lớn hơn, nhỏ hơn hoặc bằng nhau. | 2/5 < 3/5 |
Rút gọn phân số | Tìm phân số tối giản tương đương. | 6/8 = 3/4 |
Cộng, trừ phân số | Thực hiện phép tính với phân số sau khi quy đồng. | 1/2 + 1/3 = 5/6 |
Hy vọng với những kiến thức và bài tập trắc nghiệm được cung cấp, các em học sinh lớp 6 Cánh diều sẽ có thêm động lực và tự tin hơn trong việc học tập môn Toán. Chúc các em học tốt và đạt kết quả cao!