1. Môn Toán
  2. Đề số 27 - Đề thi vào lớp 10 môn Toán

Đề số 27 - Đề thi vào lớp 10 môn Toán

Đề số 27 - Đề thi vào lớp 10 môn Toán

Chào mừng các em học sinh đến với Đề số 27 - Đề thi vào lớp 10 môn Toán tại montoan.com.vn. Đây là một trong những đề thi thử quan trọng, được thiết kế để giúp các em làm quen với cấu trúc đề thi chính thức và rèn luyện kỹ năng giải toán.

Đề thi này bao gồm các dạng bài tập khác nhau, từ đại số đến hình học, giúp các em ôn tập toàn diện kiến thức đã học. Chúng tôi cung cấp cả đề thi và đáp án chi tiết, giúp các em tự đánh giá năng lực và tìm ra những điểm cần cải thiện.

Đề thi vào lớp 10 môn Toán - Đề số 27 có đáp án và lời giải chi tiết

Đề bài

Câu 1 (1 điểm):

a) Tính \(H = \sqrt {81} - \sqrt {16} .\)

b) Tìm điều kiện của \(x\) để \(\sqrt {x + 2} \) có nghĩa.

Câu 2 (1,0 điểm):

Giải hệ phương trình: \(\left\{ \begin{array}{l}x - 2y = 3\\3x + 2y = 1\end{array} \right..\)

Câu 3 (1,0 điểm):

Rút gọn biểu thức \(M = \left( {\dfrac{{x + \sqrt y + \sqrt {xy} - 1}}{{\sqrt x + 1}} + 1} \right).\left( {\sqrt x - \sqrt y } \right)\) (với \(x \ge 0,\;y \ge 0\)).

Câu 4 (1,0 điểm):

a) Giải phương trình \({x^2} - 2x - 8 = 0.\)

b) Cho phương trình \({x^2} + 6x + m = 0\) (với m là tham số). Tìm tất cả các giá trị của m để phương trình đã cho có hai nghiệm phân biệt.

Câu 5 (1,0 điểm):

Trong mặt phẳng tọa độ \(Oxy,\) cho đường thẳng \(\left( d \right):\;y = - 3x + b\) và parabol \(\left( P \right):\;\;y = 2{x^2}.\)

a) Xác định hệ số b để (d) đi qua điểm \(A\left( {0;\;1} \right).\)

b) Với \(b = - 1,\) tìm tọa độ giao điểm của (d) và (P) bằng phương pháp đại số.

Câu 6 (1,0 điểm):

Để chuẩn bị cho mùa giải sắp tới, một vận động viên đua xe ở Đồng Tháp đã luyện tập leo dốc và đổ dốc trên cầu Cao Lãnh. Biết rằng đoạn leo dốc và đổ dốc ở hai bên đầu cầu có độ dài cùng bằng \(1km.\) Trong một lần luyện tập, vận động viên khi đổ dốc nhanh hơn vận tốc khi leo dốc là \(9km/h\) và tổng thời gian hoàn thành là \(3\) phút. Tính vận tốc leo dốc của vận động viên trong lần luyện tập đó.

Câu 7. Nhằm tiếp tục đẩy mạnh phong trào xây dựng trường học Xanh – Sạch – Đẹp, trường THCS A đã thiết kế một khuôn viên để trồng hoa có dạng hình tam giác vuông (như hình bên, biết rằng \(\Delta MNK\) vuông tại M, \(MN = 6m,\,\,MK = 8m,\,\,MH \bot NK\)). Nhà trường trồng hoa mười giờ dọc các đoạn NK, MH.

Đề số 27 - Đề thi vào lớp 10 môn Toán 1

a) Tính độ dài các đoạn NK, MH.

b) Biết rằng chi phí trồng hoa mười giờ là 20000 đồng trên mỗi mét chiều dài. Tính tổng chi phí để trồng các luống hoa mười giờ đó.

Câu 8. Cho tam giác ABC vuông tại A \(\left( {AB < AC} \right)\), đường cao \(AH\,\,\left( {H \in BC} \right)\), trên cạnh BC lấy điểm D sao cho \(BD = BA\), vẽ CE vuông góc AD \(\left( {E \in AD} \right)\).

a) Chứng minh tứ giác AHEC là tứ giác nội tiếp.

b) Chứng minh \(DA.HE = DH.AC\)

c) Chứng minh tam giác \(EHC\) là tam giác cân.

Lời giải chi tiết

Câu 1:

a) Tính \(H = \sqrt {81} - \sqrt {16} .\)

\(H = \sqrt {81} - \sqrt {16} = \sqrt {{9^2}} - \sqrt {{4^2}} = 9 - 4 = 5.\)

b) Tìm điều kiện của \(x\) để \(\sqrt {x + 2} \) có nghĩa.

Biểu thức \(\sqrt {x + 2} \) có nghĩa \( \Leftrightarrow x + 2 \ge 0 \Leftrightarrow x \ge - 2.\)

Câu 2:

Giải hệ phương trình: \(\left\{ \begin{array}{l}x - 2y = 3\\3x + 2y = 1\end{array} \right..\)

\(\left\{ \begin{array}{l}x - 2y = 3\\3x + 2y = 1\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}4x = 4\\2y = x - 3\end{array} \right. \)

\(\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = 1\\2y = - 2\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = 1\\y = - 1\end{array} \right..\)

Vậy hệ phương trình có nghiệm duy nhất \(\left( {x;\;y} \right) = \left( {1; - 1} \right).\)

Câu 3:

Rút gọn biểu thức \(M = \left( {\dfrac{{x + \sqrt y + \sqrt {xy} - 1}}{{\sqrt x + 1}} + 1} \right).\left( {\sqrt x - \sqrt y } \right)\) (với \(x \ge 0,\;y \ge 0\)).

\(\begin{array}{l}M = \left( {\dfrac{{x + \sqrt y + \sqrt {xy} - 1}}{{\sqrt x + 1}} + 1} \right).\left( {\sqrt x - \sqrt y } \right)\\\;\;\;\; = \dfrac{{x + \sqrt y + \sqrt {xy} - 1 + \sqrt x + 1}}{{\sqrt x + 1}}.\left( {\sqrt x - \sqrt y } \right)\\\;\;\;\; = \dfrac{{x + \sqrt y + \sqrt {xy} + \sqrt x }}{{\sqrt x + 1}}.\left( {\sqrt x - \sqrt y } \right)\\\;\;\;\; = \dfrac{{\sqrt x \left( {\sqrt x + 1} \right) + \sqrt y \left( {\sqrt x + 1} \right)}}{{\sqrt x + 1}}.\left( {\sqrt x - \sqrt y } \right)\\\;\;\;\; = \dfrac{{\left( {\sqrt x + 1} \right)\left( {\sqrt x + \sqrt y } \right)}}{{\sqrt x + 1}}.\left( {\sqrt x - \sqrt y } \right)\\\;\;\;\; = \left( {\sqrt x + \sqrt y } \right).\left( {\sqrt x - \sqrt y } \right)\\\;\;\;\; = x - y.\end{array}\)

Câu 4:

a) Giải phương trình \({x^2} - 2x - 8 = 0.\)

Ta có: \(\Delta ' = 1 + 8 = 9 > 0 \Rightarrow \) phương trình có hai nghiệm phân biệt: \(\left[ \begin{array}{l}{x_1} = 1 + \sqrt 9 = 4\\{x_2} = 1 - \sqrt 9 = - 2\end{array} \right..\)

Vậy phương trình đã cho có tập nghiệm \(S = \left\{ { - 2;\;4} \right\}.\)

b) Cho phương trình \({x^2} + 6x + m = 0\) (với m là tham số). Tìm tất cả các giá trị của m để phương trình đã cho có hai nghiệm phân biệt.

Phương trình đã cho có hai nghiệm phân biệt \( \Leftrightarrow \Delta ' > 0\)

\( \Leftrightarrow 9 - m > 0 \Leftrightarrow m < 9.\)

Vậy phương trình đã cho có hai nghiệm phân biệt khi \(m < 9.\)

Câu 5:

Trong mặt phẳng tọa độ \(Oxy,\) cho đường thẳng \(\left( d \right):\;y = - 3x + b\) và parabol \(\left( P \right):\;\;y = 2{x^2}.\)

a) Xác định hệ số b để (d) đi qua điểm \(A\left( {0;\;1} \right).\)

Ta có: (d) đi qua điểm \(A\left( {0;\;1} \right) \Rightarrow 1 = - 3.0 + b \Leftrightarrow b = 1.\)

Vậy \(b = 1\) là giá trị cần tìm.

b) Với \(b = - 1,\) tìm tọa độ giao điểm của (d) và (P) bằng phương pháp đại số.

Với \(b = - 1\) ta có: \(\left( d \right):\;y = - 3x - 1.\)

Phương trình hoành độ của \(\left( d \right)\) và \(\left( P \right)\) là: \( - 3x - 1 = 2{x^2} \Leftrightarrow 2{x^2} + 3x + 1 = 0\)

\( \Leftrightarrow \left( {x + 1} \right)\left( {2x + 1} \right) = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = - 1\\x = - \dfrac{1}{2}\end{array} \right..\)

+) Với \(x = - 1 \Rightarrow y = 2.{\left( { - 1} \right)^2} = 2\) \( \Rightarrow A\left( { - 1;\;2} \right).\)

+) Với \(x = - \dfrac{1}{2} \Rightarrow y = 2.{\left( { - \dfrac{1}{2}} \right)^2} = \dfrac{1}{2}\) \( \Rightarrow B\left( { - \dfrac{1}{2};\;\dfrac{1}{2}} \right).\)

Vậy với \(b = - 1\) thì \(\left( d \right)\) cắt \(\left( P \right)\) tại hai điểm phân biệt \(A\left( { - 1;\;2} \right),\;\;B\left( { - \dfrac{1}{2};\;\dfrac{1}{2}} \right).\)

Câu 6:

Để chuẩn bị cho mùa giải sắp tới, một vận động viên đua xe ở Đồng Tháp đã luyện tập leo dốc và đổ dốc trên cầu Cao Lãnh. Biết rằng đoạn leo dốc và đổ dốc ở hai bên đầu cầu có độ dài cùng bằng \(1km.\) Trong một lần luyện tập, vận động viên khi đổ dốc nhanh hơn vận tốc khi leo dốc là \(9km/h\) và tổng thời gian hoàn thành là \(3\) phút. Tính vận tốc leo dốc của vận động viên trong lần luyện tập đó.

Gọi vận tốc khi leo dốc của vận động viên trong lần luyện tập đó là \(x\;\left( {km/h} \right),\;\;\left( {x > 0} \right).\)

Khi đó vận tốc của vận động viên khi đổ dốc trong lần luyện tập đó là: \(x + 9\;\;\left( {km/h} \right).\)

Thời gian vận động viên leo dốc và đổ dốc trong lần luyện tập đó lần lượt là: \(\dfrac{1}{x}\;\;\left( h \right),\;\;\dfrac{1}{{x + 9}}\;\;\left( h \right).\)

Theo đề bài ta có phương trình: \(\dfrac{1}{x} + \dfrac{1}{{x + 9}} = \dfrac{3}{{60}} = \dfrac{1}{{20}}\)

\(\begin{array}{l} \Leftrightarrow 20\left( {x + 9} \right) + 20x = x\left( {x + 9} \right)\\ \Leftrightarrow 20x + 180 + 20x = {x^2} + 9x\\ \Leftrightarrow {x^2} - 31x - 180 = 0\\ \Leftrightarrow \left( {x - 36} \right)\left( {x + 5} \right) = 0\\ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x - 36 = 0\\x + 5 = 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 36\;\;\;\left( {tm} \right)\\x = - 5\;\;\left( {ktm} \right)\end{array} \right..\end{array}\)

Vậy vận tốc khi leo dốc của vận động viên trong lần luyện tập đó là \(36\;km/h.\)

Câu 7.

Nhằm tiếp tục đẩy mạnh phong trào xây dựng trường học Xanh – Sạch – Đẹp, trường THCS A đã thiết kế một khuôn viên để trồng hoa có dạng hình tam giác vuông (như hình bên, biết rằng \(\Delta MNK\) vuông tại M, \(MN = 6m,\,\,MK = 8m,\,\,MH \bot NK\)). Nhà trường trồng hoa mười giờ dọc các đoạn NK, MH.

Đề số 27 - Đề thi vào lớp 10 môn Toán 2

a)

Áp dụng định lí Pi-ta-go trong tam giác vuông MNK có:Tính độ dài các đoạn NK, MH.

\(N{K^2} = M{N^2} + M{K^2} = {6^2} + {8^2} = 100\)

\(\Rightarrow NK = 10\,\,\left( m \right)\)

Áp dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông MNK có:

\(MN.MK = MH.NK\)

\(\Rightarrow NH = \dfrac{{MN.MK}}{{NK}} = \dfrac{{6.8}}{{10}} = 4,8\,\,\left( m \right)\)

b) Biết rằng chi phí trồng hoa mười giờ là 20000 đồng trên mỗi mét chiều dài. Tính tổng chi phí để trồng các luống hoa mười giờ đó.

Tổng độ dài hai đoạn NK và MH là \(10 + 4,8 = 14,8\,\,\left( m \right)\)

Do đó chi phí trồng hoa mười giờ là: \(14,8.20000 = 296000\) (đồng)

Câu 8.

Cho tam giác ABC vuông tại A \(\left( {AB < AC} \right)\), đường cao \(AH\,\,\left( {H \in BC} \right)\), trên cạnh BC lấy điểm D sao cho \(BD = BA\), vẽ CE vuông góc AD \(\left( {E \in AD} \right)\).

a) Chứng minh tứ giác AHEC là tứ giác nội tiếp.

Ta có \(\angle AHC = \angle AEC = {90^0}\,\,\left( {gt} \right) \Rightarrow \) Tứ giác AHEC là tứ giác nội tiếp (Hai đỉnh H và E kề cạnh HE cùng nhìn cạnh AC dưới góc \({90^0}\))

b) Chứng minh \(DA.HE = DH.AC\)

Đề số 27 - Đề thi vào lớp 10 môn Toán 3

\( \Rightarrow \angle ACH = \angle AEH\) (hai góc nội tiếp cùng chắn cung AH)

Xét \(\Delta ADC\) và \(\Delta HDE\) có:

\(\angle ADC = \angle HDE\) (đối đỉnh);

\(\begin{array}{l}\angle ACH = \angle AEH\,\,\left( {cmt} \right)\\ \Rightarrow \Delta ADC \sim \Delta HDE\,\,\left( {g.g} \right) \\ \Rightarrow \dfrac{{DA}}{{DH}} = \dfrac{{AC}}{{HE}}\\ \Rightarrow DA.HE = DH.AC\;\;\left( {dpcm} \right)\end{array}\)

c) Chứng minh tam giác \(EHC\) là tam giác cân.

Cách 1:

Ta có: \(AB = BD\;\;\left( {gt} \right) \Rightarrow \Delta ABD\) cân tại \(B \Rightarrow \angle BAD = \angle ADB\) (hai góc kề đáy).

Mà \(\angle BAC = {90^0}\) \( \Rightarrow \angle BAD + \angle DAC = {90^0}\) \( \Leftrightarrow \angle ADB + \angle DAC = {90^0}\;\;\left( 1 \right)\)

Xét \(\Delta AHD\) vuông tại \(H\) ta có:

\(\angle HDA + \angle HAD = {90^0}\) \( \Leftrightarrow \angle BDA + \angle HAD = {90^0}\;\;\;\left( 2 \right)\)

Từ \(\left( 1 \right)\) và \(\left( 2 \right)\) \( \Rightarrow \angle HAD = \angle DAC\;\;hay\;\;\angle HAE = \angle EAC\;\;\;\left( 3 \right)\)

Xét tứ giác \(AHEC\) nội tiếp ta có:

\(\angle EAC = \angle EHC\) (hai góc nội tiếp cùng chắn cung EC) (4)

\(\angle HAE = \angle HCE\) (hai góc nội tiếp cùng chắn cung HE) (5)

Từ \(\left( 4 \right)\) và \(\left( 5 \right) \Rightarrow \angle CHE = \angle HCE\;\;\left( { = \angle HAE = \angle EAC} \right).\)

\( \Rightarrow \Delta HEC\) cân tại \(E\;\;\left( {dpcm} \right).\)

Cách 2:

Đề số 27 - Đề thi vào lớp 10 môn Toán 4

Do \(AB \bot AC \Rightarrow AB\) là tiếp tuyến của đường tròn đường kính AC

\( \Rightarrow \angle BAE = \angle ACE\) (góc nội tiếp và góc tạo bởi tiếp tuyến và dây cung cùng chắn cung AE)

Gọi F là trung điểm của AD, do tam giác ABD cân tại B \(\left( {BA = BD} \right)\)

\( \Rightarrow BF \bot AD\) (trung tuyến đồng thời là đường cao)

Và \(\angle ABF = \angle DBF\,\,\left( 1 \right)\) (trung tuyến đồng thời là đường phân giác).

Xét tam giác ABF và tam giác CAE có:

\(\begin{array}{l}\angle AFB = \angle CEA = {90^0};\\\angle BAF = \angle ACE\,\,\left( {cmt} \right)\\ \Rightarrow \Delta ABF \sim \Delta CAE\,\,\left( {g.g} \right) \\\Rightarrow \angle ABF = \angle CAE\end{array}\)

Lại có: \(\angle CAE = \angle CHE\) (hai góc nội tiếp cùng chắn cung EC) \( \Rightarrow \angle ABF = \angle CHE\,\,\left( 2 \right)\)

Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}BF \bot AE\,\,\left( {cmt} \right)\\CE \bot AE\,\,\left( {gt} \right)\end{array} \right.\\ \Rightarrow BF//CE \Rightarrow \angle DBF = \angle HCE\,\,\,\left( 3 \right)\) (so le trong) 

Từ (1), (2) và (3) \( \Rightarrow \angle CHE = \angle HCE \Rightarrow \Delta EHC\) cân tại E (đpcm).

Bạn đang khám phá nội dung Đề số 27 - Đề thi vào lớp 10 môn Toán trong chuyên mục toán lớp 9 trên nền tảng toán. Được biên soạn chuyên sâu và bám sát chương trình sách giáo khoa hiện hành, bộ bài tập toán trung học cơ sở này cam kết tối ưu hóa toàn diện quá trình ôn luyện, củng cố kiến thức Toán lớp 9 cho học sinh, đặc biệt là chuẩn bị cho các kỳ thi quan trọng, thông qua phương pháp tiếp cận trực quan và mang lại hiệu quả học tập vượt trội.
Ghi chú: Quý thầy, cô giáo và bạn đọc có thể chia sẻ tài liệu trên MonToan.com.vn bằng cách gửi về:
Facebook: MÔN TOÁN
Email: montoanmath@gmail.com

Bài viết liên quan

Đề số 27 - Đề thi vào lớp 10 môn Toán: Phân tích chi tiết và hướng dẫn giải

Đề thi vào lớp 10 môn Toán là một bước ngoặt quan trọng trong quá trình học tập của các em. Để đạt được kết quả tốt nhất, việc luyện tập thường xuyên với các đề thi thử là vô cùng cần thiết. Đề số 27 mà chúng tôi cung cấp tại montoan.com.vn được xây dựng dựa trên cấu trúc đề thi tuyển sinh của các trường THPT chuyên và các tỉnh thành trên cả nước.

Cấu trúc đề thi Đề số 27

Đề thi Đề số 27 thường bao gồm các phần sau:

  • Phần Đại số: Các bài toán về phương trình, hệ phương trình, bất phương trình, hàm số, và các chủ đề liên quan.
  • Phần Hình học: Các bài toán về tam giác, tứ giác, đường tròn, hệ tọa độ, và các chủ đề liên quan.
  • Phần Số học: Các bài toán về số nguyên tố, ước số, bội số, và các chủ đề liên quan.

Các dạng bài tập thường gặp trong Đề số 27

  1. Bài toán về phương trình bậc hai: Đây là một dạng bài tập rất phổ biến trong các đề thi vào lớp 10. Các em cần nắm vững các công thức nghiệm và các kỹ năng giải phương trình bậc hai.
  2. Bài toán về hệ phương trình: Các em cần thành thạo các phương pháp giải hệ phương trình như phương pháp thế, phương pháp cộng đại số, và phương pháp đặt ẩn phụ.
  3. Bài toán về bất phương trình: Các em cần hiểu rõ các quy tắc giải bất phương trình và các điều kiện để bất phương trình có nghiệm.
  4. Bài toán về hàm số: Các em cần nắm vững các khái niệm về hàm số, đồ thị hàm số, và các tính chất của hàm số.
  5. Bài toán về tam giác: Các em cần nắm vững các định lý về tam giác, các công thức tính diện tích tam giác, và các kỹ năng giải bài toán liên quan đến tam giác.
  6. Bài toán về đường tròn: Các em cần nắm vững các định lý về đường tròn, các tính chất của tiếp tuyến, và các kỹ năng giải bài toán liên quan đến đường tròn.

Hướng dẫn giải một số bài tập trong Đề số 27

Để giúp các em hiểu rõ hơn về đề thi, chúng tôi sẽ hướng dẫn giải một số bài tập tiêu biểu trong Đề số 27:

Ví dụ 1: Giải phương trình bậc hai 2x2 - 5x + 3 = 0

Ta có phương trình 2x2 - 5x + 3 = 0. Đây là một phương trình bậc hai có dạng ax2 + bx + c = 0, với a = 2, b = -5, và c = 3. Ta tính delta (Δ) = b2 - 4ac = (-5)2 - 4 * 2 * 3 = 25 - 24 = 1. Vì Δ > 0, phương trình có hai nghiệm phân biệt:

x1 = (-b + √Δ) / (2a) = (5 + 1) / (2 * 2) = 6 / 4 = 1.5

x2 = (-b - √Δ) / (2a) = (5 - 1) / (2 * 2) = 4 / 4 = 1

Vậy, phương trình có hai nghiệm là x1 = 1.5 và x2 = 1.

Ví dụ 2: Tính diện tích tam giác ABC biết AB = 3cm, AC = 4cm, và góc BAC = 90o

Tam giác ABC là tam giác vuông tại A. Diện tích tam giác ABC được tính bằng công thức:

SABC = (1/2) * AB * AC = (1/2) * 3 * 4 = 6 cm2

Luyện tập với Đề số 27 để đạt kết quả tốt nhất

Việc luyện tập thường xuyên với Đề số 27 và các đề thi thử khác là chìa khóa để thành công trong kỳ thi vào lớp 10. Hãy dành thời gian ôn tập kỹ lưỡng kiến thức, rèn luyện kỹ năng giải toán, và tự tin bước vào kỳ thi.

montoan.com.vn – Đồng hành cùng các em trên con đường chinh phục kiến thức

montoan.com.vn cam kết cung cấp cho các em những đề thi chất lượng, đáp án chi tiết, và các bài giảng online hấp dẫn. Chúng tôi luôn đồng hành cùng các em trên con đường chinh phục kiến thức và đạt được ước mơ.

Dạng bài tậpMức độ khóLời khuyên
Phương trình bậc haiTrung bìnhNắm vững công thức nghiệm và các kỹ năng giải phương trình.
Hệ phương trìnhTrung bình - KhóThành thạo các phương pháp giải hệ phương trình.
Tam giácDễ - Trung bìnhNắm vững các định lý và công thức tính diện tích.

Tài liệu, đề thi và đáp án Toán 9

Tài liệu, đề thi và đáp án Toán 9