1. Môn Toán
  2. Đề thi vào 10 môn Toán Quảng Ngãi năm 2021

Đề thi vào 10 môn Toán Quảng Ngãi năm 2021

Đề thi vào 10 môn Toán Quảng Ngãi năm 2021: Tài liệu ôn thi không thể thiếu

montoan.com.vn xin giới thiệu bộ đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Toán tỉnh Quảng Ngãi năm 2021. Đây là tài liệu vô cùng quan trọng giúp các em học sinh làm quen với cấu trúc đề thi, rèn luyện kỹ năng giải toán và tự tin hơn trong kỳ thi sắp tới.

Chúng tôi đã tổng hợp đầy đủ các đề thi chính thức, đáp án chi tiết và phân tích điểm quan trọng. Hãy cùng montoan.com.vn chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi vào 10 Toán Quảng Ngãi 2021 nhé!

Bài 1 (2,0 điểm): 1) Thực hiện phép tính

Đề bài

    Bài 1 (2,0 điểm):

    1) Thực hiện phép tính \(7\sqrt {16} + 2\sqrt 9 \)

    2) Cho hàm số \(y = {x^2}\) có đồ thị \(\left( P \right)\)

    a) Vẽ \(\left( P \right)\)

    b) Bằng phép tính tìm tọa độ giao điểm giữa \(\left( P \right)\) và đường thẳng \(\left( d \right):y = - x + 2\).

    Bài 2 (2,0 điểm):

    1. Giải phương trình và hệ phương trình sau:

    a) \({x^2} + x - 12 = 0\)

    b) \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{2x - y = - 3}\\{x + 3y = 4}\end{array}} \right.\)

    2. Cho phương trình (ẩn \(x\)): \({x^2} - 2\left( {m + 2} \right)x + {m^2} + 7 = 0\)

    a) Tìm \(m\) để phương trình có 2 nghiệm phân biệt.

    b) Gọi \({x_1},\,\,{x_2}\) là hai nghiệm phân biệt của phương trình. Tìm \(m\) để \({x_1}^2 + {x_2}^2 = {x_1}{x_2} + 12\).

    Bài 3 (1,5 điểm):

    Quãng đường AB gồm một đoạn lên dốc dài 4km, một đoạn bằng phẳng dài 3 km và một đoạn xuống dốc dài 6km (như hình vẽ). Một người đi xe đạp từ A đến B và quay về A ngay hết tổng cộng 130 phút. Biết rằng vận tốc người đó đi trên đoạn đường bằng phẳng là 12km/h và vận tốc xuống dốc lớn hơn vận tốc lên dốc 5km/h (vận tốc lên dốc, xuống dốc lúc đi và về như nhau). Tính vận tốc lúc lên dốc và vận tốc lúc xuống dốc của người đó.

    Đề thi vào 10 môn Toán Quảng Ngãi năm 2021 0 1

    Bài 4 (3,5 điểm):

    Cho đường tròn \(\left( {O;R} \right)\) và điểm \(S\) nằm bên ngoài đường tròn, \(SO = d\). Kẻ các tiếp tuyến \(SA,SB\) với đường tròn (\(A,B\)là các tiếp điểm).

    a) Chứng minh rằng \(4\) điểm \(S,O,A,B\) cùng thuộc một đường tròn.

    b) Trong trường hợp \(d = 2R\), tính độ dài đoạn thẳng \(AB\) theo \(R\).

    c) Gọi \(C\) là điểm đối xứng của \(B\) qua \(O\). Đường thẳng \(SC\) cắt đường tròn \(\left( O \right)\) tại \(D\)( khác \(C\)). Hai đường thẳng \(AD\) và \(SO\) cắt nhau tại \(M\). Chứng minh rằng \(S{M^2} = MD.MA\).

    d) Tìm mối liên hệ giữa \(d\) và \(R\) để tứ giác \(OAMB\) là hình thoi.

    Bài 5 (1,0 điểm):

    Cho \(x\) là số thực bất kì. Tìm GTNN của biểu thức: \(T = \dfrac{{{x^2} + 7}}{{\sqrt {{x^2} + 3} }} + \dfrac{{\sqrt {{x^2} + 3} }}{{{x^2} + 7}}\) 

    Lời giải chi tiết

      Bài 1:

      Phương pháp:

      1) Vận dụng hằng đẳng thức \(\sqrt {{A^2}} = \left| A \right|\) để biến đổi, rút gọn biểu thức

      2) a) Lập bảng giá trị của \(x\) và \(y\), tìm được các điểm mà \(\left( P \right)\) đi qua từ đó vẽ được đồ thị hàm số \(\left( P \right)\).

      b) Xét phương trình hoành độ giao điểm giữa \(\left( P \right)\) và đường thẳng \(\left( d \right)\)

      Tìm nghiệm của phương trình, suy ra tọa độ giao điểm của \(\left( P \right)\) và đường thẳng \(\left( d \right)\).

      Cách giải:

      1) Ta có: \(7\sqrt {16} + 2\sqrt 9 = 7.4 + 2.3 = 34\).

      2)

      a) Parabol \(\left( P \right):\,\,y = {x^2}\) có bề lõm hướng lên và nhận \(Oy\) làm trục đối xứng.

      Ta có bảng giá trị sau:

      \(x\)

      \( - 2\)

      \( - 1\)

      \(0\)

      1

      2

      \(y = {x^2}\)

      4

      1

      0

      1

      4

      \( \Rightarrow \) Parabol \(\left( P \right):\,\,y = {x^2}\) đi qua các điểm \(\left( { - 2;4} \right)\), \(\left( { - 1;1} \right)\), \(\left( {0;0} \right)\), \(\left( {1;1} \right)\), \(\left( {2;4} \right)\).

      Đồ thị Parabol \(\left( P \right):\,\,y = {x^2}\):

      Đề thi vào 10 môn Toán Quảng Ngãi năm 2021 1 1

      b) Xét phương trình hoành độ giao điểm giữa \(\left( P \right)\) và đường thẳng \(\left( d \right)\) ta được:

      \({x^2} = - x + 2 \Leftrightarrow {x^2} + x - 2 = 0\)

      Ta có: \(a + b + c = 1 + 1 - 2 = 0\) nên phương trình có 2 nghiệm phân biệt \(\left[ \begin{array}{l}x = 1\\x = \dfrac{c}{a} = - 2\end{array} \right.\)

      Với \(x = 1\) ta có \(y = {1^2} = 1\).

      Với \(x = - 2\) ta có \(y = {\left( { - 2} \right)^2} = 4\).

      Vậy đồ thị \(\left( P \right)\) cắt \(\left( d \right)\) tại hai điểm \(\left( {1;1} \right),\,\,\left( { - 2;4} \right)\).

      Bài 2:

      Phương pháp:

      1) a) Vận dụng công thức nghiệm của phương trình bậc hai để tìm nghiệm của phương trình.

      b) Phối hợp phương pháp cộng đại số và phương pháp thế để giải hệ phương trình.

      2) a) Phương trình bậc hai một ẩn có hai nghiệm phân biệt \( \Leftrightarrow \Delta > 0\,\left( {\Delta ' > 0} \right)\)

      b) Vận dụng hệ thức Vi – ét để tìm \({x_1} + {x_2};{x_1}.{x_2}\) sau đó thay vào hệ thức của đề bài để tìm giá trị tham số \(m\).

      Cách giải:

      1)

      a) \({x^2} + x - 12 = 0\)

      Phương trình \({x^2} + x - 12 = 0\) có:

      \(\Delta = 1 - 4.1.( - 12) = 49 > 0\)

      \( \Rightarrow \) Phương trình có hai nghiệm phân biệt:

      \(\left[ \begin{array}{l}{x_1} = \dfrac{{ - 1 + \sqrt {49} }}{2} = 3\\{x_2} = \dfrac{{ - 1 - \sqrt {49} }}{2} = - 4\end{array} \right.\)

      Vậy phương trình có tập nghiệm: \(S = \left\{ {3; - 4} \right\}\).

      b) \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{2x - y = - 3}\\{x + 3y = 4}\end{array}} \right.\)

      Ta có:

      \(\begin{array}{l}\,\,\,\,\,\,\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{2x - y = - 3}\\{x + 3y = 4}\end{array}} \right. \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{2x - y = - 3}\\{2x + 6y = 8}\end{array}} \right.\\ \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{ - 7y = - 11}\\{x = 4 - 3y}\end{array} \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{y = \dfrac{{11}}{7}}\\{x = \dfrac{{ - 5}}{7}}\end{array}} \right.} \right.\end{array}\)

      Vậy hệ phương trình có nghiệm \(\left( {\dfrac{{ - 5}}{7};\,\,\dfrac{{11}}{7}} \right)\).

      2)

      a) Phương trình \({x^2} - 2\left( {m + 2} \right)x + {m^2} + 7 = 0\) có: \(\Delta ' = {\left( {m + 2} \right)^2} - {m^2} - 7 = 4m - 3\).

      Phương trình có 2 nghiệm phân biệt \(\Delta ' > 0 \Leftrightarrow 4m - 3 > 0 \Leftrightarrow m > \dfrac{3}{4}\).

      Vậy với \(m > \dfrac{3}{4}\) thì phương trình có hai nghiệm phân biệt

      b) Với\(m > \dfrac{3}{4}\), theo định lí Vi-et ta có: \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{{x_1} + {x_2} = 2m + 4}\\{{x_1}{x_2} = {m^2} + 7}\end{array}} \right.\)

      Theo bài ra ta có:

      \(\begin{array}{l}\,\,\,\,\,\,\,{x_1}^2 + {x_2}^2 = {x_1}{x_2} + 12\\ \Leftrightarrow {\left( {{x_1} + {x_2}} \right)^2} - 2{x_1}{x_2} = {x_1}{x_2} + 12\\ \Leftrightarrow {\left( {{x_1} + {x_2}} \right)^2} - 3{x_1}{x_2} - 12 = 0\\ \Leftrightarrow {\left( {2m + 4} \right)^2} - 3\left( {{m^2} + 7} \right) - 12 = 0\\ \Leftrightarrow 4{m^2} + 16m + 16 - 3{m^2} - 21 - 12 = 0\\ \Leftrightarrow {m^2} + 16m - 17 = 0\end{array}\)

      Ta có \(a + b + c = 1 + 16 - 17 = 0\) nên phương trình có 2 nghiệm phân biệt \(\left[ \begin{array}{l}m = 1\,\,\left( {tm} \right)\\m = \dfrac{c}{a} = - 17\,\,\left( {ktm} \right)\end{array} \right.\).

      Vậy \(m = 1\).

      Bài 3:

      Phương pháp:

      Đổi các đại lượng thời gian về cùng một đơn vị

      Gọi vận tốc lúc lên dốc của người đó là \(x\,\,\left( {km/h} \right)\,\,\left( {x > 0} \right)\).

      Lập phương trình ẩn \(x\), giải phương trình đối chiếu điều kiện và kết luận.

      Cách giải:

      Đề thi vào 10 môn Toán Quảng Ngãi năm 2021 1 2

      Đổi 130 phút = \(\dfrac{{13}}{6}\left( h \right)\)

      Gọi vận tốc lúc lên dốc của người đó là \(x\,\,\left( {km/h} \right)\,\,\left( {x > 0} \right)\). Thì vận tốc lúc xuông dốc là \(x + 5\,\,\,\left( {km/h} \right)\).

      Thời gian lúc lên dốc, xuống dốc trên quãng đường 4km lần lượt là: \(\dfrac{4}{x}\)\(\left( h \right)\) và \(\dfrac{4}{{x + 5}}\,\,\left( h \right)\).

      Thời gian lúc đi trên quãng đường 3km là \(\dfrac{3}{{12}} = \dfrac{1}{4}\,\,\left( h \right)\)

      Thời gian lúc lên và xuống dốc trên quãng đường 6km lần lượt là: \(\dfrac{6}{x}\left( h \right)\) và \(\dfrac{6}{{x + 5}}\left( h \right)\).

      Tổng thời gian đi từ A đến B là: \(\dfrac{4}{x} + \dfrac{1}{4} + \dfrac{6}{{x + 5}}\,\,\left( h \right)\)

      Tổng thời gian đi từ B đến A là: \(\dfrac{6}{x} + \dfrac{1}{4} + \dfrac{4}{{x + 5}}\,\,\,\left( h \right)\)

      Tổng thời gian cả đi cả về là bằng \(\dfrac{{13}}{6}h\) nên ta có phương trình:

       \(\begin{array}{l}\dfrac{4}{x} + \dfrac{1}{4} + \dfrac{6}{{x + 5}} + \dfrac{6}{x} + \dfrac{1}{4} + \dfrac{4}{{x + 5}} = \dfrac{{13}}{6}\\ \Leftrightarrow \dfrac{{10}}{x} + \dfrac{1}{2} + \dfrac{{10}}{{x + 5}} = \dfrac{{13}}{6}\\ \Leftrightarrow \dfrac{{10\left( {x + x + 5} \right)}}{{x\left( {x + 5} \right)}} = \dfrac{5}{3}\\ \Leftrightarrow \dfrac{{2x + 5}}{{x\left( {x + 5} \right)}} = \dfrac{1}{6}\\ \Rightarrow 6\left( {2x + 5} \right) = x\left( {x + 5} \right)\\ \Leftrightarrow {x^2} - 7x - 30 = 0\end{array}\)

      Ta có \(\Delta = {\left( { - 7} \right)^2} - 4.\left( { - 30} \right) = 169 = {13^2} > 0\) nên phương trình có 2 nghiệm phân biệt \(\left[ \begin{array}{l}x = \dfrac{{7 + 13}}{2} = 10\,\,\,\left( {tm} \right)\\x = \dfrac{{7 - 13}}{2} = - 3\,\,\left( {ktm} \right)\end{array} \right.\).

      Vậy vận tốc lúc lên dốc là 10 km/h và vận tốc lúc xuống dốc là 15 km/h.

      Bài 4:

      Phương pháp:

      a) Vận dụng dấu hiệu nhận biết tứ giác nội tiếp: chứng minh tứ giác \(SAOB\) nội tiếp (tứ giác có tổng hai góc đối bằng \({180^0}\)), suy ra \(S,A,O,B\) cùng thuộc một đường tròn.

      b) Vận dụng tính chất đường trung trực của đoạn thẳng

      Vận dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông

      c) Áp dụng kiến thức góc – đường tròn

      Kiến thức về tam giác đồng dạng để suy ra các tỷ lệ cạnh tương ứng từ đó chứng minh được hệ thức của đề bài.

      d) Vận dụng dấu hiệu nhận biết của hình thoi, các hệ thức lượng trong tam giác vuông.

      Cách giải:

      Đề thi vào 10 môn Toán Quảng Ngãi năm 2021 1 3

      a) Tứ giác \(SAOB\) có : \(\angle SAO + \angle SBO = {90^0} + {90^0} = {180^0}\)

      Suy ra tứ giác \(SAOB\) nội tiếp (Tứ giác có tổng hai góc đối bằng \({180^0}\)).

      Suy ra \(4\) điểm \(S,A,O,B\) cùng thuộc một đường tròn.

      b) Gọi \(H\) là giao điểm giữa \(AB\) và \(SO\)

      Có \(SA,SB\) là hai tiếp tuyến cắt nhau nên \(SA = SB \Rightarrow S\) thuộc trung trực của \(AB\).

      \(OA = OB = R\) nên \(O\) thuộc trung trực của \(AB\).

      \( \Rightarrow SO\) là trung trực của \(AB\)

      \( \Rightarrow \) \(AB \bot SO\) và \(H\) là trung điểm của \(AB\).

      Tam giác \(SAO\) vuông tại \(A\) nên \(SA = \sqrt {S{O^2} - O{A^2}} = \sqrt {4{R^2} - {R^2}} = R\sqrt 3 \)

      Ta giác \(SAO\) vuông tại \(A\) có: \(AH \bot SO\) nên \(AH = \dfrac{{SA.AO}}{{SO}} = \dfrac{{R\sqrt 3 .R}}{{2R}} = \dfrac{{\sqrt 3 }}{2}R\)

      Vậy \(AB = 2AH = 2.\dfrac{{\sqrt 3 }}{2}R = R\sqrt 3 \).

      c) Tứ giác \(SAOB\) nội tiếp (cmt) nên \(\angle ASO = \angle ABO = \angle ABC\)( hai góc nội tiếp cùng chắn cung \(AO\)).

      Trong \(\left( O \right)\) có: \(\angle ADC = \angle ABC\)(hai góc nội tiếp cùng chắn cung \(AC\))

      Mặt khác \(\angle SDM = \angle ADC\) (hai góc đối đỉnh)

      Suy ra \(\angle ASO = \angle ACD \Rightarrow \angle MSA = \angle SDM\).

      Xét \(\Delta SMD\) và \(\Delta AMS\) có: \(\left\{ \begin{array}{l}\angle SMD = \angle SMA\\\angle SDM = \angle MSA\,\,\left( {cmt} \right)\end{array} \right.\)

      \( \Rightarrow \Delta SMD \sim \Delta AMS\,\,\left( {g.g} \right)\)\( \Rightarrow \dfrac{{SM}}{{AM}} = \dfrac{{MD}}{{SM}} \Rightarrow S{M^2} = MD.MA\,\,\,\left( {dpcm} \right)\).

      d) Theo ý c) ta có: \(\Delta SMD \sim \Delta AMS\)\( \Rightarrow \angle MSA = \angle MDS = \angle ADC\).

      Để \(OAMB\) là hình thoi thì \(\angle OAH = \angle MAH\).

      Mà \(\angle OAH = \angle MSA\) (cùng phụ với \(\angle AOS\)) \( = \angle ADC\).

      \( \Rightarrow \angle MAH = \angle ADC\) \( \Rightarrow cungBD = cungAC\) (2 góc nội tiếp bằng nhau thì hai cung bị chắn bằng nhau).

      \( \Rightarrow AC = BD\) (2 cung bằng nhau căng hai dây bằng nhau).

      Ta có: \(\angle BAC = {90^0}\) (góc nội tiếp chắn nửa đường tròn) \( \Leftrightarrow AB \bot AC\).

      Mà \(SO\) là trung trực của \(AB\,\,\left( {cmt} \right) \Rightarrow SO \bot AB\).

      \( \Rightarrow AC//SO\) (từ vuông góc đến song song) \( \Rightarrow AC//MO\).

      Mà \(AM//OC\) (do \(OAMB\) là hình thoi).

      \( \Rightarrow AMOC\) là hình bình hành (dhnb) \( \Rightarrow AC = OM\) (2 cạnh đối của hình bình hành).

      \( \Rightarrow OM = BD\) \( \Rightarrow 2OH = BD\).

      Xét tam giác \(SBC\) vuông tại \(B\), đường cao \(BD\) có: \(\dfrac{1}{{B{D^2}}} = \dfrac{1}{{S{B^2}}} + \dfrac{1}{{B{C^2}}}\) (hệ thức lượng trong tam giác vuông).

      \(\begin{array}{l} \Rightarrow \dfrac{1}{{B{D^2}}} = \dfrac{1}{{S{O^2} - O{B^2}}} + \dfrac{1}{{4{R^2}}}\\ \Rightarrow \dfrac{1}{{2O{H^2}}} = \dfrac{1}{{{d^2} - {R^2}}} + \dfrac{1}{{4{R^2}}}\,\,\left( * \right)\end{array}\)

      Xét tam giác vuông \(OAS\), đường cao \(AH\) ta có: \(OH.OS = O{A^2}\) (hệ thức lượng trong tam giác vuông).

      \( \Rightarrow OH.d = {R^2} \Rightarrow OH = \dfrac{{{R^2}}}{d} \Rightarrow O{H^2} = \dfrac{{{R^4}}}{{{d^2}}}\).

      Thay vào (*) ta có:

      \(\begin{array}{l}\dfrac{{{d^2}}}{{2{R^4}}} = \dfrac{1}{{{d^2} - {R^2}}} + \dfrac{1}{{4{R^2}}}\\ \Leftrightarrow \dfrac{{2{d^2}\left( {{d^2} - {R^2}} \right)}}{{4{R^4}\left( {{d^2} - {R^2}} \right)}} = \dfrac{{4{R^4} + {R^2}\left( {{d^2} - {R^2}} \right)}}{{4{R^4}\left( {{d^2} - {R^2}} \right)}}\\ \Leftrightarrow 2{d^2}\left( {{d^2} - {R^2}} \right) = 4{R^4} + {R^2}{d^2} - {R^4}\\ \Leftrightarrow 2{d^4} - 2{d^2}{R^2} = 3{R^4} + {R^2}{d^2}\\ \Leftrightarrow 2{d^4} - 3{d^2}{R^2} - 3{R^4} = 0\\ \Leftrightarrow {d^2} = \dfrac{{3 + \sqrt {33} }}{4}{R^2}\\ \Leftrightarrow d = \dfrac{{\sqrt {3 + \sqrt {33} } }}{2}R\end{array}\)

      Vậy để \(OAMB\) là hình thoi thì \(d = \dfrac{{\sqrt {3 + \sqrt {33} } }}{2}R\).

      Bài 5:

      Phương pháp:

      Áp dụng BĐT Co-si cho hai số \(\sqrt {{x^2} + 3} \) và \(\dfrac{4}{{\sqrt {{x^2} + 3} }}\) để tìm giá trị nhot nhất của biểu thức.

      Cách giải:

      Áp dụng BĐT Co-si ta có:

      \(\dfrac{{{x^2} + 7}}{{\sqrt {{x^2} + 3} }} = \dfrac{{\left( {{x^2} + 3} \right) + 4}}{{\sqrt {{x^2} + 3} }} = \sqrt {{x^2} + 3} + \dfrac{4}{{\sqrt {{x^2} + 3} }} \ge 2\sqrt {\sqrt {{x^2} + 3} .\dfrac{4}{{\sqrt {{x^2} + 3} }}} = 2\sqrt 4 = 4\)

      Đặt: \(a = \dfrac{{{x^2} + 7}}{{\sqrt {{x^2} + 3} }} \ge 4 \Rightarrow \dfrac{1}{a} = \dfrac{{\sqrt {{x^2} + 3} }}{{{x^2} + 7}}\)

      \(\begin{array}{l} \Rightarrow T = a + \dfrac{1}{a} = \left( {\dfrac{a}{{16}} + \dfrac{1}{a}} \right) + \dfrac{{15a}}{{16}}\\\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, \ge 2.\sqrt {\dfrac{a}{{16}}.\dfrac{1}{a}} + \dfrac{{15.4}}{{16}} = \dfrac{1}{2} + \dfrac{{15}}{4} = \dfrac{{17}}{4}\end{array}\)

      (Bất đẳng thức cô-si)

      Dấu “=” xảy ra khi và chỉ khi:

      \(\begin{array}{l}\left\{ \begin{array}{l}\dfrac{a}{{16}} = \dfrac{1}{a}\\a = 4\end{array} \right. \Leftrightarrow a = 4 \Leftrightarrow \dfrac{{{x^2} + 7}}{{\sqrt {{x^2} + 3} }} = 4\\ \Leftrightarrow {x^2} + 7 = 4\sqrt {{x^2} + 3} \Leftrightarrow {\left( {{x^2} + 7} \right)^2} = 16\left( {{x^2} + 3} \right)\\ \Leftrightarrow {x^4} + 14{x^2} + 49 = 16{x^2} + 48\\ \Leftrightarrow {x^4} - 2{x^2} + 1 = 0\\ \Leftrightarrow {\left( {{x^2} - 1} \right)^2} = 0\\ \Leftrightarrow {x^2} = 1 \Leftrightarrow x = \pm 1\end{array}\)

      Vậy \(\min T = \dfrac{{17}}{4} \Leftrightarrow x = \pm 1\).

      Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
      • Đề bài
      • Lời giải chi tiết
      • Tải về

      Bài 1 (2,0 điểm):

      1) Thực hiện phép tính \(7\sqrt {16} + 2\sqrt 9 \)

      2) Cho hàm số \(y = {x^2}\) có đồ thị \(\left( P \right)\)

      a) Vẽ \(\left( P \right)\)

      b) Bằng phép tính tìm tọa độ giao điểm giữa \(\left( P \right)\) và đường thẳng \(\left( d \right):y = - x + 2\).

      Bài 2 (2,0 điểm):

      1. Giải phương trình và hệ phương trình sau:

      a) \({x^2} + x - 12 = 0\)

      b) \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{2x - y = - 3}\\{x + 3y = 4}\end{array}} \right.\)

      2. Cho phương trình (ẩn \(x\)): \({x^2} - 2\left( {m + 2} \right)x + {m^2} + 7 = 0\)

      a) Tìm \(m\) để phương trình có 2 nghiệm phân biệt.

      b) Gọi \({x_1},\,\,{x_2}\) là hai nghiệm phân biệt của phương trình. Tìm \(m\) để \({x_1}^2 + {x_2}^2 = {x_1}{x_2} + 12\).

      Bài 3 (1,5 điểm):

      Quãng đường AB gồm một đoạn lên dốc dài 4km, một đoạn bằng phẳng dài 3 km và một đoạn xuống dốc dài 6km (như hình vẽ). Một người đi xe đạp từ A đến B và quay về A ngay hết tổng cộng 130 phút. Biết rằng vận tốc người đó đi trên đoạn đường bằng phẳng là 12km/h và vận tốc xuống dốc lớn hơn vận tốc lên dốc 5km/h (vận tốc lên dốc, xuống dốc lúc đi và về như nhau). Tính vận tốc lúc lên dốc và vận tốc lúc xuống dốc của người đó.

      Đề thi vào 10 môn Toán Quảng Ngãi năm 2021 1

      Bài 4 (3,5 điểm):

      Cho đường tròn \(\left( {O;R} \right)\) và điểm \(S\) nằm bên ngoài đường tròn, \(SO = d\). Kẻ các tiếp tuyến \(SA,SB\) với đường tròn (\(A,B\)là các tiếp điểm).

      a) Chứng minh rằng \(4\) điểm \(S,O,A,B\) cùng thuộc một đường tròn.

      b) Trong trường hợp \(d = 2R\), tính độ dài đoạn thẳng \(AB\) theo \(R\).

      c) Gọi \(C\) là điểm đối xứng của \(B\) qua \(O\). Đường thẳng \(SC\) cắt đường tròn \(\left( O \right)\) tại \(D\)( khác \(C\)). Hai đường thẳng \(AD\) và \(SO\) cắt nhau tại \(M\). Chứng minh rằng \(S{M^2} = MD.MA\).

      d) Tìm mối liên hệ giữa \(d\) và \(R\) để tứ giác \(OAMB\) là hình thoi.

      Bài 5 (1,0 điểm):

      Cho \(x\) là số thực bất kì. Tìm GTNN của biểu thức: \(T = \dfrac{{{x^2} + 7}}{{\sqrt {{x^2} + 3} }} + \dfrac{{\sqrt {{x^2} + 3} }}{{{x^2} + 7}}\) 

      Bài 1:

      Phương pháp:

      1) Vận dụng hằng đẳng thức \(\sqrt {{A^2}} = \left| A \right|\) để biến đổi, rút gọn biểu thức

      2) a) Lập bảng giá trị của \(x\) và \(y\), tìm được các điểm mà \(\left( P \right)\) đi qua từ đó vẽ được đồ thị hàm số \(\left( P \right)\).

      b) Xét phương trình hoành độ giao điểm giữa \(\left( P \right)\) và đường thẳng \(\left( d \right)\)

      Tìm nghiệm của phương trình, suy ra tọa độ giao điểm của \(\left( P \right)\) và đường thẳng \(\left( d \right)\).

      Cách giải:

      1) Ta có: \(7\sqrt {16} + 2\sqrt 9 = 7.4 + 2.3 = 34\).

      2)

      a) Parabol \(\left( P \right):\,\,y = {x^2}\) có bề lõm hướng lên và nhận \(Oy\) làm trục đối xứng.

      Ta có bảng giá trị sau:

      \(x\)

      \( - 2\)

      \( - 1\)

      \(0\)

      1

      2

      \(y = {x^2}\)

      4

      1

      0

      1

      4

      \( \Rightarrow \) Parabol \(\left( P \right):\,\,y = {x^2}\) đi qua các điểm \(\left( { - 2;4} \right)\), \(\left( { - 1;1} \right)\), \(\left( {0;0} \right)\), \(\left( {1;1} \right)\), \(\left( {2;4} \right)\).

      Đồ thị Parabol \(\left( P \right):\,\,y = {x^2}\):

      Đề thi vào 10 môn Toán Quảng Ngãi năm 2021 2

      b) Xét phương trình hoành độ giao điểm giữa \(\left( P \right)\) và đường thẳng \(\left( d \right)\) ta được:

      \({x^2} = - x + 2 \Leftrightarrow {x^2} + x - 2 = 0\)

      Ta có: \(a + b + c = 1 + 1 - 2 = 0\) nên phương trình có 2 nghiệm phân biệt \(\left[ \begin{array}{l}x = 1\\x = \dfrac{c}{a} = - 2\end{array} \right.\)

      Với \(x = 1\) ta có \(y = {1^2} = 1\).

      Với \(x = - 2\) ta có \(y = {\left( { - 2} \right)^2} = 4\).

      Vậy đồ thị \(\left( P \right)\) cắt \(\left( d \right)\) tại hai điểm \(\left( {1;1} \right),\,\,\left( { - 2;4} \right)\).

      Bài 2:

      Phương pháp:

      1) a) Vận dụng công thức nghiệm của phương trình bậc hai để tìm nghiệm của phương trình.

      b) Phối hợp phương pháp cộng đại số và phương pháp thế để giải hệ phương trình.

      2) a) Phương trình bậc hai một ẩn có hai nghiệm phân biệt \( \Leftrightarrow \Delta > 0\,\left( {\Delta ' > 0} \right)\)

      b) Vận dụng hệ thức Vi – ét để tìm \({x_1} + {x_2};{x_1}.{x_2}\) sau đó thay vào hệ thức của đề bài để tìm giá trị tham số \(m\).

      Cách giải:

      1)

      a) \({x^2} + x - 12 = 0\)

      Phương trình \({x^2} + x - 12 = 0\) có:

      \(\Delta = 1 - 4.1.( - 12) = 49 > 0\)

      \( \Rightarrow \) Phương trình có hai nghiệm phân biệt:

      \(\left[ \begin{array}{l}{x_1} = \dfrac{{ - 1 + \sqrt {49} }}{2} = 3\\{x_2} = \dfrac{{ - 1 - \sqrt {49} }}{2} = - 4\end{array} \right.\)

      Vậy phương trình có tập nghiệm: \(S = \left\{ {3; - 4} \right\}\).

      b) \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{2x - y = - 3}\\{x + 3y = 4}\end{array}} \right.\)

      Ta có:

      \(\begin{array}{l}\,\,\,\,\,\,\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{2x - y = - 3}\\{x + 3y = 4}\end{array}} \right. \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{2x - y = - 3}\\{2x + 6y = 8}\end{array}} \right.\\ \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{ - 7y = - 11}\\{x = 4 - 3y}\end{array} \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{y = \dfrac{{11}}{7}}\\{x = \dfrac{{ - 5}}{7}}\end{array}} \right.} \right.\end{array}\)

      Vậy hệ phương trình có nghiệm \(\left( {\dfrac{{ - 5}}{7};\,\,\dfrac{{11}}{7}} \right)\).

      2)

      a) Phương trình \({x^2} - 2\left( {m + 2} \right)x + {m^2} + 7 = 0\) có: \(\Delta ' = {\left( {m + 2} \right)^2} - {m^2} - 7 = 4m - 3\).

      Phương trình có 2 nghiệm phân biệt \(\Delta ' > 0 \Leftrightarrow 4m - 3 > 0 \Leftrightarrow m > \dfrac{3}{4}\).

      Vậy với \(m > \dfrac{3}{4}\) thì phương trình có hai nghiệm phân biệt

      b) Với\(m > \dfrac{3}{4}\), theo định lí Vi-et ta có: \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{{x_1} + {x_2} = 2m + 4}\\{{x_1}{x_2} = {m^2} + 7}\end{array}} \right.\)

      Theo bài ra ta có:

      \(\begin{array}{l}\,\,\,\,\,\,\,{x_1}^2 + {x_2}^2 = {x_1}{x_2} + 12\\ \Leftrightarrow {\left( {{x_1} + {x_2}} \right)^2} - 2{x_1}{x_2} = {x_1}{x_2} + 12\\ \Leftrightarrow {\left( {{x_1} + {x_2}} \right)^2} - 3{x_1}{x_2} - 12 = 0\\ \Leftrightarrow {\left( {2m + 4} \right)^2} - 3\left( {{m^2} + 7} \right) - 12 = 0\\ \Leftrightarrow 4{m^2} + 16m + 16 - 3{m^2} - 21 - 12 = 0\\ \Leftrightarrow {m^2} + 16m - 17 = 0\end{array}\)

      Ta có \(a + b + c = 1 + 16 - 17 = 0\) nên phương trình có 2 nghiệm phân biệt \(\left[ \begin{array}{l}m = 1\,\,\left( {tm} \right)\\m = \dfrac{c}{a} = - 17\,\,\left( {ktm} \right)\end{array} \right.\).

      Vậy \(m = 1\).

      Bài 3:

      Phương pháp:

      Đổi các đại lượng thời gian về cùng một đơn vị

      Gọi vận tốc lúc lên dốc của người đó là \(x\,\,\left( {km/h} \right)\,\,\left( {x > 0} \right)\).

      Lập phương trình ẩn \(x\), giải phương trình đối chiếu điều kiện và kết luận.

      Cách giải:

      Đề thi vào 10 môn Toán Quảng Ngãi năm 2021 3

      Đổi 130 phút = \(\dfrac{{13}}{6}\left( h \right)\)

      Gọi vận tốc lúc lên dốc của người đó là \(x\,\,\left( {km/h} \right)\,\,\left( {x > 0} \right)\). Thì vận tốc lúc xuông dốc là \(x + 5\,\,\,\left( {km/h} \right)\).

      Thời gian lúc lên dốc, xuống dốc trên quãng đường 4km lần lượt là: \(\dfrac{4}{x}\)\(\left( h \right)\) và \(\dfrac{4}{{x + 5}}\,\,\left( h \right)\).

      Thời gian lúc đi trên quãng đường 3km là \(\dfrac{3}{{12}} = \dfrac{1}{4}\,\,\left( h \right)\)

      Thời gian lúc lên và xuống dốc trên quãng đường 6km lần lượt là: \(\dfrac{6}{x}\left( h \right)\) và \(\dfrac{6}{{x + 5}}\left( h \right)\).

      Tổng thời gian đi từ A đến B là: \(\dfrac{4}{x} + \dfrac{1}{4} + \dfrac{6}{{x + 5}}\,\,\left( h \right)\)

      Tổng thời gian đi từ B đến A là: \(\dfrac{6}{x} + \dfrac{1}{4} + \dfrac{4}{{x + 5}}\,\,\,\left( h \right)\)

      Tổng thời gian cả đi cả về là bằng \(\dfrac{{13}}{6}h\) nên ta có phương trình:

       \(\begin{array}{l}\dfrac{4}{x} + \dfrac{1}{4} + \dfrac{6}{{x + 5}} + \dfrac{6}{x} + \dfrac{1}{4} + \dfrac{4}{{x + 5}} = \dfrac{{13}}{6}\\ \Leftrightarrow \dfrac{{10}}{x} + \dfrac{1}{2} + \dfrac{{10}}{{x + 5}} = \dfrac{{13}}{6}\\ \Leftrightarrow \dfrac{{10\left( {x + x + 5} \right)}}{{x\left( {x + 5} \right)}} = \dfrac{5}{3}\\ \Leftrightarrow \dfrac{{2x + 5}}{{x\left( {x + 5} \right)}} = \dfrac{1}{6}\\ \Rightarrow 6\left( {2x + 5} \right) = x\left( {x + 5} \right)\\ \Leftrightarrow {x^2} - 7x - 30 = 0\end{array}\)

      Ta có \(\Delta = {\left( { - 7} \right)^2} - 4.\left( { - 30} \right) = 169 = {13^2} > 0\) nên phương trình có 2 nghiệm phân biệt \(\left[ \begin{array}{l}x = \dfrac{{7 + 13}}{2} = 10\,\,\,\left( {tm} \right)\\x = \dfrac{{7 - 13}}{2} = - 3\,\,\left( {ktm} \right)\end{array} \right.\).

      Vậy vận tốc lúc lên dốc là 10 km/h và vận tốc lúc xuống dốc là 15 km/h.

      Bài 4:

      Phương pháp:

      a) Vận dụng dấu hiệu nhận biết tứ giác nội tiếp: chứng minh tứ giác \(SAOB\) nội tiếp (tứ giác có tổng hai góc đối bằng \({180^0}\)), suy ra \(S,A,O,B\) cùng thuộc một đường tròn.

      b) Vận dụng tính chất đường trung trực của đoạn thẳng

      Vận dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông

      c) Áp dụng kiến thức góc – đường tròn

      Kiến thức về tam giác đồng dạng để suy ra các tỷ lệ cạnh tương ứng từ đó chứng minh được hệ thức của đề bài.

      d) Vận dụng dấu hiệu nhận biết của hình thoi, các hệ thức lượng trong tam giác vuông.

      Cách giải:

      Đề thi vào 10 môn Toán Quảng Ngãi năm 2021 4

      a) Tứ giác \(SAOB\) có : \(\angle SAO + \angle SBO = {90^0} + {90^0} = {180^0}\)

      Suy ra tứ giác \(SAOB\) nội tiếp (Tứ giác có tổng hai góc đối bằng \({180^0}\)).

      Suy ra \(4\) điểm \(S,A,O,B\) cùng thuộc một đường tròn.

      b) Gọi \(H\) là giao điểm giữa \(AB\) và \(SO\)

      Có \(SA,SB\) là hai tiếp tuyến cắt nhau nên \(SA = SB \Rightarrow S\) thuộc trung trực của \(AB\).

      \(OA = OB = R\) nên \(O\) thuộc trung trực của \(AB\).

      \( \Rightarrow SO\) là trung trực của \(AB\)

      \( \Rightarrow \) \(AB \bot SO\) và \(H\) là trung điểm của \(AB\).

      Tam giác \(SAO\) vuông tại \(A\) nên \(SA = \sqrt {S{O^2} - O{A^2}} = \sqrt {4{R^2} - {R^2}} = R\sqrt 3 \)

      Ta giác \(SAO\) vuông tại \(A\) có: \(AH \bot SO\) nên \(AH = \dfrac{{SA.AO}}{{SO}} = \dfrac{{R\sqrt 3 .R}}{{2R}} = \dfrac{{\sqrt 3 }}{2}R\)

      Vậy \(AB = 2AH = 2.\dfrac{{\sqrt 3 }}{2}R = R\sqrt 3 \).

      c) Tứ giác \(SAOB\) nội tiếp (cmt) nên \(\angle ASO = \angle ABO = \angle ABC\)( hai góc nội tiếp cùng chắn cung \(AO\)).

      Trong \(\left( O \right)\) có: \(\angle ADC = \angle ABC\)(hai góc nội tiếp cùng chắn cung \(AC\))

      Mặt khác \(\angle SDM = \angle ADC\) (hai góc đối đỉnh)

      Suy ra \(\angle ASO = \angle ACD \Rightarrow \angle MSA = \angle SDM\).

      Xét \(\Delta SMD\) và \(\Delta AMS\) có: \(\left\{ \begin{array}{l}\angle SMD = \angle SMA\\\angle SDM = \angle MSA\,\,\left( {cmt} \right)\end{array} \right.\)

      \( \Rightarrow \Delta SMD \sim \Delta AMS\,\,\left( {g.g} \right)\)\( \Rightarrow \dfrac{{SM}}{{AM}} = \dfrac{{MD}}{{SM}} \Rightarrow S{M^2} = MD.MA\,\,\,\left( {dpcm} \right)\).

      d) Theo ý c) ta có: \(\Delta SMD \sim \Delta AMS\)\( \Rightarrow \angle MSA = \angle MDS = \angle ADC\).

      Để \(OAMB\) là hình thoi thì \(\angle OAH = \angle MAH\).

      Mà \(\angle OAH = \angle MSA\) (cùng phụ với \(\angle AOS\)) \( = \angle ADC\).

      \( \Rightarrow \angle MAH = \angle ADC\) \( \Rightarrow cungBD = cungAC\) (2 góc nội tiếp bằng nhau thì hai cung bị chắn bằng nhau).

      \( \Rightarrow AC = BD\) (2 cung bằng nhau căng hai dây bằng nhau).

      Ta có: \(\angle BAC = {90^0}\) (góc nội tiếp chắn nửa đường tròn) \( \Leftrightarrow AB \bot AC\).

      Mà \(SO\) là trung trực của \(AB\,\,\left( {cmt} \right) \Rightarrow SO \bot AB\).

      \( \Rightarrow AC//SO\) (từ vuông góc đến song song) \( \Rightarrow AC//MO\).

      Mà \(AM//OC\) (do \(OAMB\) là hình thoi).

      \( \Rightarrow AMOC\) là hình bình hành (dhnb) \( \Rightarrow AC = OM\) (2 cạnh đối của hình bình hành).

      \( \Rightarrow OM = BD\) \( \Rightarrow 2OH = BD\).

      Xét tam giác \(SBC\) vuông tại \(B\), đường cao \(BD\) có: \(\dfrac{1}{{B{D^2}}} = \dfrac{1}{{S{B^2}}} + \dfrac{1}{{B{C^2}}}\) (hệ thức lượng trong tam giác vuông).

      \(\begin{array}{l} \Rightarrow \dfrac{1}{{B{D^2}}} = \dfrac{1}{{S{O^2} - O{B^2}}} + \dfrac{1}{{4{R^2}}}\\ \Rightarrow \dfrac{1}{{2O{H^2}}} = \dfrac{1}{{{d^2} - {R^2}}} + \dfrac{1}{{4{R^2}}}\,\,\left( * \right)\end{array}\)

      Xét tam giác vuông \(OAS\), đường cao \(AH\) ta có: \(OH.OS = O{A^2}\) (hệ thức lượng trong tam giác vuông).

      \( \Rightarrow OH.d = {R^2} \Rightarrow OH = \dfrac{{{R^2}}}{d} \Rightarrow O{H^2} = \dfrac{{{R^4}}}{{{d^2}}}\).

      Thay vào (*) ta có:

      \(\begin{array}{l}\dfrac{{{d^2}}}{{2{R^4}}} = \dfrac{1}{{{d^2} - {R^2}}} + \dfrac{1}{{4{R^2}}}\\ \Leftrightarrow \dfrac{{2{d^2}\left( {{d^2} - {R^2}} \right)}}{{4{R^4}\left( {{d^2} - {R^2}} \right)}} = \dfrac{{4{R^4} + {R^2}\left( {{d^2} - {R^2}} \right)}}{{4{R^4}\left( {{d^2} - {R^2}} \right)}}\\ \Leftrightarrow 2{d^2}\left( {{d^2} - {R^2}} \right) = 4{R^4} + {R^2}{d^2} - {R^4}\\ \Leftrightarrow 2{d^4} - 2{d^2}{R^2} = 3{R^4} + {R^2}{d^2}\\ \Leftrightarrow 2{d^4} - 3{d^2}{R^2} - 3{R^4} = 0\\ \Leftrightarrow {d^2} = \dfrac{{3 + \sqrt {33} }}{4}{R^2}\\ \Leftrightarrow d = \dfrac{{\sqrt {3 + \sqrt {33} } }}{2}R\end{array}\)

      Vậy để \(OAMB\) là hình thoi thì \(d = \dfrac{{\sqrt {3 + \sqrt {33} } }}{2}R\).

      Bài 5:

      Phương pháp:

      Áp dụng BĐT Co-si cho hai số \(\sqrt {{x^2} + 3} \) và \(\dfrac{4}{{\sqrt {{x^2} + 3} }}\) để tìm giá trị nhot nhất của biểu thức.

      Cách giải:

      Áp dụng BĐT Co-si ta có:

      \(\dfrac{{{x^2} + 7}}{{\sqrt {{x^2} + 3} }} = \dfrac{{\left( {{x^2} + 3} \right) + 4}}{{\sqrt {{x^2} + 3} }} = \sqrt {{x^2} + 3} + \dfrac{4}{{\sqrt {{x^2} + 3} }} \ge 2\sqrt {\sqrt {{x^2} + 3} .\dfrac{4}{{\sqrt {{x^2} + 3} }}} = 2\sqrt 4 = 4\)

      Đặt: \(a = \dfrac{{{x^2} + 7}}{{\sqrt {{x^2} + 3} }} \ge 4 \Rightarrow \dfrac{1}{a} = \dfrac{{\sqrt {{x^2} + 3} }}{{{x^2} + 7}}\)

      \(\begin{array}{l} \Rightarrow T = a + \dfrac{1}{a} = \left( {\dfrac{a}{{16}} + \dfrac{1}{a}} \right) + \dfrac{{15a}}{{16}}\\\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, \ge 2.\sqrt {\dfrac{a}{{16}}.\dfrac{1}{a}} + \dfrac{{15.4}}{{16}} = \dfrac{1}{2} + \dfrac{{15}}{4} = \dfrac{{17}}{4}\end{array}\)

      (Bất đẳng thức cô-si)

      Dấu “=” xảy ra khi và chỉ khi:

      \(\begin{array}{l}\left\{ \begin{array}{l}\dfrac{a}{{16}} = \dfrac{1}{a}\\a = 4\end{array} \right. \Leftrightarrow a = 4 \Leftrightarrow \dfrac{{{x^2} + 7}}{{\sqrt {{x^2} + 3} }} = 4\\ \Leftrightarrow {x^2} + 7 = 4\sqrt {{x^2} + 3} \Leftrightarrow {\left( {{x^2} + 7} \right)^2} = 16\left( {{x^2} + 3} \right)\\ \Leftrightarrow {x^4} + 14{x^2} + 49 = 16{x^2} + 48\\ \Leftrightarrow {x^4} - 2{x^2} + 1 = 0\\ \Leftrightarrow {\left( {{x^2} - 1} \right)^2} = 0\\ \Leftrightarrow {x^2} = 1 \Leftrightarrow x = \pm 1\end{array}\)

      Vậy \(\min T = \dfrac{{17}}{4} \Leftrightarrow x = \pm 1\).

      Bạn đang khám phá nội dung Đề thi vào 10 môn Toán Quảng Ngãi năm 2021 trong chuyên mục bài tập toán 9 trên nền tảng toán. Được biên soạn chuyên sâu và bám sát chương trình sách giáo khoa hiện hành, bộ bài tập lý thuyết toán thcs này cam kết tối ưu hóa toàn diện quá trình ôn luyện, củng cố kiến thức Toán lớp 9 cho học sinh, đặc biệt là chuẩn bị cho các kỳ thi quan trọng, thông qua phương pháp tiếp cận trực quan và mang lại hiệu quả học tập vượt trội.
      Ghi chú: Quý thầy, cô giáo và bạn đọc có thể chia sẻ tài liệu trên MonToan.com.vn bằng cách gửi về:
      Facebook: MÔN TOÁN
      Email: montoanmath@gmail.com

      Tổng quan về kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Toán Quảng Ngãi năm 2021

      Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Toán Quảng Ngãi năm 2021 là một bước ngoặt quan trọng trong quá trình học tập của các em học sinh. Đề thi thường bao gồm các dạng bài tập thuộc chương trình Toán lớp 9, tập trung vào các chủ đề như Đại số, Hình học và một số bài toán thực tế ứng dụng. Việc nắm vững kiến thức cơ bản và luyện tập thường xuyên là chìa khóa để đạt kết quả tốt trong kỳ thi này.

      Cấu trúc đề thi vào 10 môn Toán Quảng Ngãi năm 2021

      Đề thi thường có cấu trúc gồm hai phần chính:

      1. Phần trắc nghiệm: Thường chiếm khoảng 30-40% tổng số điểm, bao gồm các câu hỏi lý thuyết và bài tập trắc nghiệm đơn giản.
      2. Phần tự luận: Chiếm khoảng 60-70% tổng số điểm, yêu cầu học sinh trình bày lời giải chi tiết cho các bài toán phức tạp hơn.

      Các chủ đề thường xuất hiện trong đề thi

      • Đại số: Phương trình bậc nhất, phương trình bậc hai, hệ phương trình, bất phương trình, hàm số bậc nhất, hàm số bậc hai.
      • Hình học: Hệ thức lượng trong tam giác vuông, tam giác đồng dạng, đường tròn, diện tích hình học.
      • Bài toán thực tế: Các bài toán ứng dụng kiến thức Toán học vào giải quyết các vấn đề thực tế.

      Phân tích đề thi vào 10 môn Toán Quảng Ngãi năm 2021 (đề chính thức)

      Dưới đây là phân tích chi tiết đề thi chính thức vào 10 môn Toán Quảng Ngãi năm 2021:

      Chủ đềSố lượng câu hỏiĐiểm
      Đại số55.0
      Hình học33.0
      Bài toán thực tế22.0
      Tổng1010.0

      Luyện thi vào 10 môn Toán Quảng Ngãi năm 2021 hiệu quả

      Để luyện thi vào 10 môn Toán Quảng Ngãi năm 2021 hiệu quả, các em học sinh cần:

      • Nắm vững kiến thức cơ bản: Đọc kỹ sách giáo khoa, ghi chép bài giảng và làm bài tập đầy đủ.
      • Luyện tập thường xuyên: Giải nhiều đề thi thử, đề thi năm trước để làm quen với cấu trúc đề thi và rèn luyện kỹ năng giải toán.
      • Tìm kiếm sự giúp đỡ: Hỏi thầy cô giáo, bạn bè hoặc tham gia các khóa học luyện thi để được hướng dẫn và giải đáp thắc mắc.
      • Xây dựng kế hoạch học tập: Lập kế hoạch học tập cụ thể, phân bổ thời gian hợp lý cho từng chủ đề và thực hiện nghiêm túc.

      Tài liệu ôn thi vào 10 môn Toán Quảng Ngãi năm 2021 tại montoan.com.vn

      montoan.com.vn cung cấp đầy đủ các tài liệu ôn thi vào 10 môn Toán Quảng Ngãi năm 2021, bao gồm:

      • Đề thi chính thức năm 2021: Đề thi thật, đáp án chi tiết và phân tích điểm.
      • Đề thi thử: Đề thi được biên soạn theo cấu trúc đề thi chính thức, giúp các em làm quen với dạng bài và rèn luyện kỹ năng.
      • Bài giảng video: Các bài giảng video được trình bày một cách dễ hiểu, giúp các em nắm vững kiến thức cơ bản.
      • Bài tập luyện tập: Các bài tập luyện tập được phân loại theo chủ đề, giúp các em rèn luyện kỹ năng giải toán.

      Lời khuyên cho thí sinh

      Trước khi bước vào phòng thi, hãy:

      • Đọc kỹ đề thi: Đảm bảo hiểu rõ yêu cầu của từng câu hỏi.
      • Phân bổ thời gian hợp lý: Không nên dành quá nhiều thời gian cho một câu hỏi khó.
      • Kiểm tra lại bài làm: Đảm bảo không bỏ sót câu hỏi nào và không mắc lỗi sai không đáng có.
      • Giữ bình tĩnh: Tự tin vào khả năng của mình và cố gắng hết sức.

      Chúc các em học sinh đạt kết quả tốt nhất trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Toán Quảng Ngãi năm 2021!

      Tài liệu, đề thi và đáp án Toán 9

      Tài liệu, đề thi và đáp án Toán 9