montoan.com.vn xin giới thiệu bộ đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Toán của Hà Nội năm 2018. Đây là tài liệu vô cùng quan trọng giúp các em học sinh làm quen với cấu trúc đề thi, rèn luyện kỹ năng giải toán và tự tin hơn trong kỳ thi sắp tới.
Bộ đề thi này bao gồm các đề thi chính thức của các trường THPT chuyên và không chuyên trên địa bàn Hà Nội, được biên soạn bởi các giáo viên có kinh nghiệm. Việc luyện tập với các đề thi này sẽ giúp các em nắm vững kiến thức, cải thiện tốc độ giải đề và đạt kết quả tốt nhất.
Bài I (2,0 điểm) Cho hai biểu thức
Bài I (2,0 điểm)Cho hai biểu thức \(A = \dfrac{{\sqrt x + 4}}{{\sqrt x - 1}}\) và \(B = \dfrac{{3\sqrt x + 1}}{{x + 2\sqrt x - 3}} - \dfrac{2}{{\sqrt x + 3}}\) với \(x \ge 0,x \ne 1\)
1) Tính giá trị của biểu thức A khi \(x = 9\)
2) Chứng minh \(B = \dfrac{1}{{\sqrt x - 1}}\)
3) Tìm tất cả các giá trị của x để \(\dfrac{A}{B} \ge \dfrac{x}{4} + 5\)
Bài II. (2,0 điểm) Giảibài toán bằng cách lập phương trình hoặc hệ phương trình:
Một mảnh đất hình chữ nhật có chu vi bằng 28 mét và độ dài đường chéo bằng 10 mét. Tính chiều dài và chiều rộng của mảnh đất đó theo đơn vị mét.
Bài III (2,0 điểm)
1) Giải hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}4x - \left| {y + 2} \right| = 3\\x + 2\left| {y + 2} \right| = 3\end{array} \right.\)
2) Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho đường thẳng (d): \(y = \left( {m + 2} \right)x + 3\) và Parabol \(\left( P \right)\,:\,y = {x^2}\)
a) Chứng minh (d) luôn cắt (P) tại hai điểm phân biệt.
b) Tìm tất cả các giá trị của m để (d) cắt (P) tại hai điểm phân biệt có các hoành độ là các số nguyên.
Bài IV. (3,5 điểm)
Cho đường tròn (O;R) với dây cung AB không đi qua tâm. Lấy S là một điểm bất kì trên tia đối của tia AB (S khác A). Từ điểm S vẽ hai tiếp tuyến SC, SD với đường tròn (O;R) sao cho điểm C nằm trên cung nhỏ AB (C, D là các tiếp điểm). Gọi H là trung điểm của đoạn thẳng AB.
1) Chứng minh năm điểm C, D, H, O, S thuộc đường tròn đường kính SO.
2) Khi SO = 2R, hãy tính độ dài đoạn thẳng SD theo R và tính số đo \(\widehat {CSD}\) .
3) Đường thẳng đi qua điểm A và song song với đường thẳng SC, cắt đoạn thẳng CD tại điểm K. Chứng minh tứ giác ADHK là tứ giác nội tiếp và đường thẳng BK đi qua trung điểm của đoạn thẳng SC.
4) Gọi E là trung điểm của đoạn thẳng BD và F là hình chiếu vuông góc của điểm E trên đường thẳng AD. Chứng minh rằng, khi điểm S thay đổi trên tia đối của tia AB thì điểm F luôn thuộc một đường tròn cố định.
Bài V (0,5 điểm) Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức \(P = \sqrt {1 - x} + \sqrt {1 + x} + 2\sqrt x \)
Bài I. Cho hai biểu thức \(A = \dfrac{{\sqrt x + 4}}{{\sqrt x - 1}}\) và \(B = \dfrac{{3\sqrt x + 1}}{{x + 2\sqrt x - 3}} - \dfrac{2}{{\sqrt x + 3}}\) với \(x \ge 0;\,\,x \ne 1\) |
1) Tính giá trị của biểu thức A khi \(x = 9\).
Do \(x = 9\) thỏa mãn điều kiện nên thay \(x = 9\) vào biểu thức A ta có:
\(A = \dfrac{{\sqrt 9 + 4}}{{\sqrt 9 - 1}} = \dfrac{{3 + 4}}{{3 - 1}} = \dfrac{7}{2}\)
Vậy khi \(x = 9\) thì \(A = \dfrac{7}{2}\).
2) Chứng minh \(B = \dfrac{1}{{\sqrt x - 1}}\).
Với \(x \ge 0;\,\,x \ne 1\) ta có:
\(\begin{array}{l}B = \dfrac{{3\sqrt x + 1}}{{x + 2\sqrt x - 3}} - \dfrac{2}{{\sqrt x + 3}}\\B = \dfrac{{3\sqrt x + 1}}{{x - \sqrt x + 3\sqrt x - 3}} - \dfrac{2}{{\sqrt x + 3}}\\B = \dfrac{{3\sqrt x + 1}}{{\sqrt x \left( {\sqrt x - 1} \right) + 3\left( {\sqrt x - 1} \right)}} - \dfrac{2}{{\sqrt x + 3}}\\B = \dfrac{{3\sqrt x + 1}}{{\left( {\sqrt x - 1} \right)\left( {\sqrt x + 3} \right)}} - \dfrac{2}{{\sqrt x + 3}}\\B = \dfrac{{3\sqrt x + 1 - 2\left( {\sqrt x - 1} \right)}}{{\left( {\sqrt x - 1} \right)\left( {\sqrt x + 3} \right)}}\\B = \dfrac{{3\sqrt x + 1 - 2\sqrt x + 2}}{{\left( {\sqrt x - 1} \right)\left( {\sqrt x + 3} \right)}}\\B = \dfrac{{\sqrt x + 3}}{{\left( {\sqrt x - 1} \right)\left( {\sqrt x + 3} \right)}}\\B = \dfrac{1}{{\sqrt x - 1}}\end{array}\)
Vậy \(B = \dfrac{1}{{\sqrt x - 1}}\,\,,\left( {x \ge 0;x \ne 1} \right)\)
3) Tìm tất cả các giá trị của x để \(\dfrac{A}{B} \ge \dfrac{x}{4} + 5\)
Với \(x \ge 0;\,\,x \ne 1\)
\(\begin{array}{l}\dfrac{A}{B} = \dfrac{{\sqrt x + 4}}{{\sqrt x - 1}}:\dfrac{1}{{\sqrt x - 1}} = \dfrac{{\sqrt x + 4}}{{\sqrt x - 1}}.\left( {\sqrt x - 1} \right) = \sqrt x + 4\\\dfrac{A}{B} \ge \dfrac{x}{4} + 5 \Leftrightarrow \sqrt x + 4 \ge \dfrac{x}{4} + 5\\ \Leftrightarrow 4\sqrt x + 16 \ge x + 20\\ \Leftrightarrow x - 4\sqrt x + 4 \le 0\\ \Leftrightarrow {\left( {\sqrt x - 2} \right)^2} \le 0\\ \Leftrightarrow \sqrt x - 2 = 0\\ \Leftrightarrow x = 4\left( {tm} \right)\end{array}\)
Vậy x = 4 thỏa mãn yêu cầu bài toán.
Bài II: Giảibài toán bằng cách lập phương trình hoặc hệ phương trình: Một mảnh đất hình chữ nhật có chu vi bằng 28 mét và độ dài đường chéo bằng 10 mét. Tính chiều dài và chiều rộng của mảnh đất đó theo đơn vị mét. |
Cách giải:
Nửa chu vi của mảnh đất hình chữ nhật là \(28:2 = 14\;\left( m \right).\)
Gọi chiều dài của mảnh đất là \(x\;\left( m \right),\;\;\left( {\dfrac{{14}}{2} = 7 < x < 14} \right).\)
Khi đó chiều rộng của mảnh đất là: \(14 - x\;\;\left( m \right).\)
Độ dài đường chéo của mảnh đất hình chữ nhật là \(10m\) nên ta có phương trình:
\(\begin{array}{l}\;\;\;\;{x^2} + {\left( {14 - x} \right)^2} = {10^2}\\ \Leftrightarrow 2{x^2} - 28x + 196 - 100 = 0\\ \Leftrightarrow {x^2} - 14x + 48 = 0\\ \Leftrightarrow \left( {x - 6} \right)\left( {x - 8} \right) = 0\\ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x - 6 = 0\\x - 8 = 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 6\;\;\;\left( {ktm} \right)\\x = 8\;\;\;\left( {tm} \right)\end{array} \right..\end{array}\)
Với \(x = 8\) thì chiều rộng của mảnh đất là: \(14 - 8 = 6\;m.\)
Vậy chiều dài của mảnh đất là \(8m,\) chiều rộng của mảnh đất là \(6m.\)
Bài III 1) Giải hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}4x - \left| {y + 2} \right| = 3\\x + 2\left| {y + 2} \right| = 3\end{array} \right.\) 2) Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho đường thẳng (d): \(y = \left( {m + 2} \right)x + 3\) và Parabol \(\left( P \right)\,:\,y = {x^2}\) a) Chứng minh (d) luôn cắt (P) tại hai điểm phân biệt. b) Tìm tất cả các giá trị của m để (d) cắt (P) tại hai điểm phân biệt có các hoành độ là các số nguyên. |
Cách giải:
1) Giải hệ phương trình:
\(\begin{array}{l}\left\{ \begin{array}{l}4x - \left| {y + 2} \right| = 3\\x + 2\left| {y + 2} \right| = 3\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}8x - 2\left| {y + 2} \right| = 6\\x + 2\left| {y + 2} \right| = 3\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}9x = 9\\x + 2\left| {y + 2} \right| = 3\end{array} \right.\\ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = 1\\\left| {y + 2} \right| = 1\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = 1\\\left[ \begin{array}{l}y + 2 = 1\\y + 2 = - 1\end{array} \right.\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}\left\{ \begin{array}{l}x = 1\\y = - 1\end{array} \right.\\\left\{ \begin{array}{l}x = 1\\y = - 3\end{array} \right.\end{array} \right.\end{array}\)
Vậy hệ có nghiệm \(\left( {x;y} \right) \in \left\{ {\left( {1; - 1} \right),\left( {1; - 3} \right)} \right\}\).
2)
a) Xét phương trình hoành độ giao điểm: \({x^2} = \left( {m + 2} \right)x + 3 \Leftrightarrow {x^2} - \left( {m + 2} \right)x - 3 = 0\,\,\,\,\,\left( 1 \right)\)
Số giao điểm của (d) và (P) cũng chính là số nghiệm của phương trình (1)
Ta có:
\(\Delta = {\left( {m + 2} \right)^2} - 4.1.\left( { - 3} \right) = {m^2} + 4m + 16 = {\left( {m + 2} \right)^2} + 12 > 0,\forall m\)
Do đó phương trình \(\left( 1 \right)\) luôn có hai nghiệm phân biệt.
Vậy \(\left( d \right)\) và \(\left( P \right)\) luôn cắt nhau tại hai điểm phân biệt.
b) Với mọi m, (d) luôn cắt (P) tại hai điểm phân biệt có hoành độ \({x_1},{x_2}\)
Theo hệ thức Vi-et, ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}{x_1} + {x_2} = m + 2\\{x_1}{x_2} = - 3\end{array} \right.\)
+) Cách 1:
Do \({x_1}.{x_2} = - 3\) mà \({x_1},{x_2} \in Z\) nên ta có bảng sau:
\({x_1}\) | 1 | -1 | 3 | -3 |
\({x_2}\) | -3 | 3 | -1 | 1 |
TH1: \({x_1} = 1;{x_2} = - 3 \Leftrightarrow {x_1} + {x_2} = m + 2 \Leftrightarrow 1 - 3 = m + 2 \Leftrightarrow m = - 4\)
TH2: \({x_1} = - 1;{x_2} = 3 \Leftrightarrow {x_1} + {x_2} = m + 2 \Leftrightarrow - 1 + 3 = m + 2 \Leftrightarrow m = 0\)
TH3: \({x_1} = 3;{x_2} = - 1 \Leftrightarrow {x_1} + {x_2} = m + 2 \Leftrightarrow 3 - 1 = m + 2 \Leftrightarrow m = 0\)
TH4: \({x_1} = - 3;{x_2} = 1 \Leftrightarrow {x_1} + {x_2} = m + 2 \Leftrightarrow - 3 + 1 = m + 2 \Leftrightarrow m = - 4\)
Vậy m = -4 ; m = 0 thỏa mãn yêu cầu bài toán.
+) Cách 2: nên do \({x_1},{x_2} \in Z\) thì \(m \in Z\).
Do \(x{ _1} + {x_2} = m + 2\)
\({x^2} - \left( {m + 2} \right)x - 3 = 0\,\,\)
Xét TH \(x = 0\,\,pt(1) \Leftrightarrow - 3 = 0\left( {ktm} \right) \Rightarrow x \ne 0\)
Ta có: \({x^2} - \left( {m + 2} \right)x - 3 = 0 \Leftrightarrow m + 2 = \dfrac{{{x^2} - 3}}{x} \Leftrightarrow m = x - 2 - \dfrac{3}{x}\)
Do \(x \in Z\) nên \(m \in Z \Leftrightarrow x \in U\left( 3 \right) = \left\{ { \pm 1; \pm 3} \right\}\)
Ta có bảng:
x | -1 | 1 | -3 | 3 |
m | 0 | -4 | -4 | 0 |
\({x^2} = \left( {m + 2} \right)x + 3 \Leftrightarrow {x^2} - \left( {m + 2} \right)x - 3 = 0\,\,\,\,\,\left( 1 \right)\)
+) Với \(m = 0\) ta có (1) trở thành: \({x^2} - 2x - 3 = 0\)
Có: \(a - b + c = 1 + 2 - 3 = 0\) nên phương trình có 2 nghiệm phân biệt: \({x_1} = - 1;{x_2} = 3\)
Vậy m = 0 thỏa mãn
+) Với \(m = - 4\) ta có (1) trở thành: \({x^2} + 2x - 3 = 0\)
Có: \(a + b + c = 1 + 2 - 3 = 0\) nên phương trình có 2 nghiệm phân biệt: \({x_1} = 1;{x_2} = - 3\)
Vậy m = - 4 thỏa mãn
Vậy \(m \in \left\{ { - 4;0} \right\}\) thỏa mãn yêu cầu bài toán.
Bài IV. Cho đường tròn (O;R) với dây cung AB không đi qua tâm. Lấy S là một điểm bất kì trên tia đối của tia AB (S khác A). Từ điểm S vẽ hai tiếp tuyến SC, SD với đường tròn (O;R) sao cho điểm C nằm trên cung nhỏ AB (C, D là các tiếp điểm). Gọi H là trung điểm của đoạn thẳng AB. 1) Chứng minh năm điểm C, D, H, O, S thuộc đường tròn đường kính SO. 2) Khi SO = 2R, hãy tính độ dài đoạn thẳng SD theo R và tính số đo \(\widehat {CSD}\) . 3) Đường thẳng đi qua điểm A và song song với đường thẳng SC, cắt đoạn thẳng CD tại điểm K. Chứng minh tứ giác ADHK là tứ giác nội tiếp và đường thẳng BK đi qua trung điểm của đoạn thẳng SC. 4) Gọi E là trung điểm của đoạn thẳng BD và F là hình chiếu vuông góc của điểm E trên đường thẳng AD. Chứng minh rằng, khi điểm S thay đổi trên tia đối của tia AB thì điểm F luôn thuộc một đường tròn cố định. |
Cách giải:
1) Xét \(\left( O \right)\) có \(SC,\,\;\;SD\) là hai tiếp tuyến nên \(\angle SCO = \angle SDO = {90^0}.\)
Ta có: H là trung điểm của AB nên \(OH \bot AB\) (quan hệ vuông góc giữa đường kính và dây cung)
Ta có: \(\angle SDO = \angle SCO = \angle SHO = {90^0}\left( {gt} \right)\)
Suy ra: ba điểm \(\,D,\;H,C\) cùng nhìn SO dưới một góc \({90^0}\)
Do đó \(\,D,\;H,C\)thuộc đường tròn đường kính \(SO.\)
Vậy năm điểm\(\,D,\;H,C,S,O\) cùng thuộc đường tròn đường kính SO(đpcm)
2) Với \(SO = 2R\).
Xét tam giác \(SDO\) vuông tại \(D\), theo định lý Pitago ta có
\(S{D^2} = S{O^2} - O{D^2} = {\left( {2R} \right)^2} - {R^2} = 3{R^2}\) \( \Rightarrow SD = \sqrt 3 R\) .
Xét tam giác \(SDO\) vuông tại \(D\) ta có \(\cos \angle DSO = \dfrac{{SD}}{{SO}} = \dfrac{{\sqrt 3 R}}{{2R}} = \dfrac{{\sqrt 3 }}{2}\) (tỉ số lượng giác của góc nhọn)
\( \Rightarrow \angle DSO = {30^0}.\)
Xét \(\left( O \right)\) có \(SD,\,SC\) là hai tiếp tuyến cắt nhau tại \(S\) nên \(SO\) là phân giác \(\angle DSC\) (tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau)
Suy ra \(\angle DSC = 2\angle DSO = {2.30^0} = {60^0}.\)
Vậy khi \(SO = 2R\) thì \(SD = R\sqrt 3 \) và \(\angle CSD = {60^0}.\)
3) * Vì 5 điểm \(S,D,O,H,C\) cùng thuộc một đường tròn (câu 1) nên \(\angle HSC = \angle HDC\) (3) (hai góc nội tiếp cùng chắn cung HC)
Lại có \(AK//SC \Rightarrow \angle HAK = \angle HSC\) (hai góc ở vị trí đồng vị) (4)
Từ (3) và (4) suy ra \(\angle KAH = \angle KDH\left( { = \angle HSC} \right)\)
Xét tứ giác \(AKHD\) có \(\angle KAH = \angle KDH\) nên tứ giác \(AKHD\) là tứ giác nội tiếp (hai đỉnh kề nhau cùng nhìn cạnh đối diện dưới các góc bằng nhau).
* Kéo dài \(AK\) cắt \(BC\) tại \(J\), kéo dài \(BK\) cắt \(SC\) tại \(I\).
Vì \(AK//SI \Rightarrow \dfrac{{AK}}{{SI}} = \dfrac{{BK}}{{BI}}.\,\,\left( {Ta - let} \right)\)
\(\begin{array}{l}KJ//CI \Rightarrow \dfrac{{KJ}}{{CI}} = \dfrac{{BK}}{{BI}}\left( {Ta\, - let} \right).\\ \Rightarrow \dfrac{{AK}}{{SI}} = \dfrac{{KJ}}{{CI}}\left( { = \dfrac{{BK}}{{BI}}} \right)\;\;\left( * \right)\end{array}\)
Xét đường tròn tâm \(\left( O \right)\) có \(\angle ABC = \angle ADC\) (hai góc nội tiếp cùng chắn cung \(AC\) ) (5)
Mà tứ giác \(ADHK\) nội tiếp (cmt) nên ta có \(\angle ADK = \angle AHK\) (6)
Từ (5) và (6) suy ra \(\angle AHK = \angle ABC\;\;\left( {\angle ADK} \right)\) mà hai góc ở vị trí đồng vị nên \(KH//JB\)
Mà \(H\) là trung điểm \(AB\) nên \(K\) là trung điểm \(AJ\) (tính chất của đường trung bình)
suy ra \(AK = KJ\) . (**)
Từ (*) và (**) suy ra \(SI = CI\) hay \(I\) là trung điểm \(SC\).
Suy ra \(BK\) đi qua trung điểm của \(SC\). (đpcm)
4) Gọi AT là đường kính của (O), M là trung điểm BT
Ta có góc \(\angle ADT = 90^\circ \)(góc nội tiếp chắn nửa đường tròn)
⇒ AD ⊥ DT
Mà EF ⊥ AD (gt) nên EF // DT
Ta có EM // DT (đường trung bình)
⇒ E, F, M thẳng hàng (theo tiên đề Ơclit về đường thẳng song song)
Ta có \(\angle ABM = 90^\circ \)(góc nội tiếp chắn nửa đường tròn)
⇒ \(\angle ABM + \angle AFM = 90^\circ + 90^\circ = 180^\circ \)
⇒ Tứ giác AFMB nội tiếp đường tròn đường kính AM.
Gọi L là trung điểm AM ⇒ L là tâm đường tròn ngoại tiếp ∆ ABM
⇒ Đường tròn tâm L, bán kính LA ngoại tiếp tứ giác AFMB
Ta chứng minh L là điểm cố định:
Ta có OL // TM (đường trung bình), OH // TB (đường trung bình)
⇒ O, L, H thẳng hàng (Tiên đề Ơclit về đường thẳng song song)
Mặt khác ta có \(OL = \dfrac{1}{2}TM;OH = \dfrac{1}{2}TB;TM = \dfrac{1}{2}TB \Rightarrow OH = TM \Rightarrow OL = \dfrac{1}{2}OH\)
⇒ L là trung điểm OH. Mà AB cố định \( \Rightarrow H\) cố định \( \Rightarrow OH\) cố định ⇒ L cố định
Vậy khi S thay đổi trên tia đối của AB thì F luôn nằm trên đường tròn tâm L, bán kính LA, với L là trung điểm OH.
Bài V: Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức \(P = \sqrt {1 - x} + \sqrt {1 + x} + 2\sqrt x \) |
Cách giải:
Điều kiện: \(\left\{ \begin{array}{l}1 - x \ge 0\\1 + x \ge 0\\x \ge 0\end{array} \right. \Leftrightarrow 0 \le x \le 1.\)
Với \(0 \le x \le 1,\) ta có: \(x\left( {1 - x} \right) \ge 0 \Leftrightarrow \sqrt {x\left( {1 - x} \right)} \ge 0 \Leftrightarrow 2\sqrt {x\left( {1 - x} \right)} \ge 0\)
\(\begin{array}{l} \Leftrightarrow x + 2\sqrt {x\left( {1 - x} \right)} + 1 - x \ge 1\\ \Leftrightarrow {\left( {\sqrt x + \sqrt {1 - x} } \right)^2} \ge 1\\ \Leftrightarrow \sqrt x + \sqrt {1 - x} \ge 1.\\ \Rightarrow P = \sqrt {1 - x} + \sqrt {1 + x} + 2\sqrt x = \sqrt x + \sqrt {1 - x} + \sqrt {1 + x} + \sqrt x \ge 1 + \sqrt {1 + x} + \sqrt x .\end{array}\)
Với \(x \ge 0 \Rightarrow \sqrt x + \sqrt {x + 1} \ge 1 \Rightarrow P \ge 1 + \sqrt x + \sqrt {x + 1} \ge 2.\)
Dấu “=” xảy ra \( \Leftrightarrow x = 0.\) Vậy \(Min\;P = 2\;\;khi\;\;x = 0.\)
Bài I (2,0 điểm)Cho hai biểu thức \(A = \dfrac{{\sqrt x + 4}}{{\sqrt x - 1}}\) và \(B = \dfrac{{3\sqrt x + 1}}{{x + 2\sqrt x - 3}} - \dfrac{2}{{\sqrt x + 3}}\) với \(x \ge 0,x \ne 1\)
1) Tính giá trị của biểu thức A khi \(x = 9\)
2) Chứng minh \(B = \dfrac{1}{{\sqrt x - 1}}\)
3) Tìm tất cả các giá trị của x để \(\dfrac{A}{B} \ge \dfrac{x}{4} + 5\)
Bài II. (2,0 điểm) Giảibài toán bằng cách lập phương trình hoặc hệ phương trình:
Một mảnh đất hình chữ nhật có chu vi bằng 28 mét và độ dài đường chéo bằng 10 mét. Tính chiều dài và chiều rộng của mảnh đất đó theo đơn vị mét.
Bài III (2,0 điểm)
1) Giải hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}4x - \left| {y + 2} \right| = 3\\x + 2\left| {y + 2} \right| = 3\end{array} \right.\)
2) Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho đường thẳng (d): \(y = \left( {m + 2} \right)x + 3\) và Parabol \(\left( P \right)\,:\,y = {x^2}\)
a) Chứng minh (d) luôn cắt (P) tại hai điểm phân biệt.
b) Tìm tất cả các giá trị của m để (d) cắt (P) tại hai điểm phân biệt có các hoành độ là các số nguyên.
Bài IV. (3,5 điểm)
Cho đường tròn (O;R) với dây cung AB không đi qua tâm. Lấy S là một điểm bất kì trên tia đối của tia AB (S khác A). Từ điểm S vẽ hai tiếp tuyến SC, SD với đường tròn (O;R) sao cho điểm C nằm trên cung nhỏ AB (C, D là các tiếp điểm). Gọi H là trung điểm của đoạn thẳng AB.
1) Chứng minh năm điểm C, D, H, O, S thuộc đường tròn đường kính SO.
2) Khi SO = 2R, hãy tính độ dài đoạn thẳng SD theo R và tính số đo \(\widehat {CSD}\) .
3) Đường thẳng đi qua điểm A và song song với đường thẳng SC, cắt đoạn thẳng CD tại điểm K. Chứng minh tứ giác ADHK là tứ giác nội tiếp và đường thẳng BK đi qua trung điểm của đoạn thẳng SC.
4) Gọi E là trung điểm của đoạn thẳng BD và F là hình chiếu vuông góc của điểm E trên đường thẳng AD. Chứng minh rằng, khi điểm S thay đổi trên tia đối của tia AB thì điểm F luôn thuộc một đường tròn cố định.
Bài V (0,5 điểm) Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức \(P = \sqrt {1 - x} + \sqrt {1 + x} + 2\sqrt x \)
Bài I. Cho hai biểu thức \(A = \dfrac{{\sqrt x + 4}}{{\sqrt x - 1}}\) và \(B = \dfrac{{3\sqrt x + 1}}{{x + 2\sqrt x - 3}} - \dfrac{2}{{\sqrt x + 3}}\) với \(x \ge 0;\,\,x \ne 1\) |
1) Tính giá trị của biểu thức A khi \(x = 9\).
Do \(x = 9\) thỏa mãn điều kiện nên thay \(x = 9\) vào biểu thức A ta có:
\(A = \dfrac{{\sqrt 9 + 4}}{{\sqrt 9 - 1}} = \dfrac{{3 + 4}}{{3 - 1}} = \dfrac{7}{2}\)
Vậy khi \(x = 9\) thì \(A = \dfrac{7}{2}\).
2) Chứng minh \(B = \dfrac{1}{{\sqrt x - 1}}\).
Với \(x \ge 0;\,\,x \ne 1\) ta có:
\(\begin{array}{l}B = \dfrac{{3\sqrt x + 1}}{{x + 2\sqrt x - 3}} - \dfrac{2}{{\sqrt x + 3}}\\B = \dfrac{{3\sqrt x + 1}}{{x - \sqrt x + 3\sqrt x - 3}} - \dfrac{2}{{\sqrt x + 3}}\\B = \dfrac{{3\sqrt x + 1}}{{\sqrt x \left( {\sqrt x - 1} \right) + 3\left( {\sqrt x - 1} \right)}} - \dfrac{2}{{\sqrt x + 3}}\\B = \dfrac{{3\sqrt x + 1}}{{\left( {\sqrt x - 1} \right)\left( {\sqrt x + 3} \right)}} - \dfrac{2}{{\sqrt x + 3}}\\B = \dfrac{{3\sqrt x + 1 - 2\left( {\sqrt x - 1} \right)}}{{\left( {\sqrt x - 1} \right)\left( {\sqrt x + 3} \right)}}\\B = \dfrac{{3\sqrt x + 1 - 2\sqrt x + 2}}{{\left( {\sqrt x - 1} \right)\left( {\sqrt x + 3} \right)}}\\B = \dfrac{{\sqrt x + 3}}{{\left( {\sqrt x - 1} \right)\left( {\sqrt x + 3} \right)}}\\B = \dfrac{1}{{\sqrt x - 1}}\end{array}\)
Vậy \(B = \dfrac{1}{{\sqrt x - 1}}\,\,,\left( {x \ge 0;x \ne 1} \right)\)
3) Tìm tất cả các giá trị của x để \(\dfrac{A}{B} \ge \dfrac{x}{4} + 5\)
Với \(x \ge 0;\,\,x \ne 1\)
\(\begin{array}{l}\dfrac{A}{B} = \dfrac{{\sqrt x + 4}}{{\sqrt x - 1}}:\dfrac{1}{{\sqrt x - 1}} = \dfrac{{\sqrt x + 4}}{{\sqrt x - 1}}.\left( {\sqrt x - 1} \right) = \sqrt x + 4\\\dfrac{A}{B} \ge \dfrac{x}{4} + 5 \Leftrightarrow \sqrt x + 4 \ge \dfrac{x}{4} + 5\\ \Leftrightarrow 4\sqrt x + 16 \ge x + 20\\ \Leftrightarrow x - 4\sqrt x + 4 \le 0\\ \Leftrightarrow {\left( {\sqrt x - 2} \right)^2} \le 0\\ \Leftrightarrow \sqrt x - 2 = 0\\ \Leftrightarrow x = 4\left( {tm} \right)\end{array}\)
Vậy x = 4 thỏa mãn yêu cầu bài toán.
Bài II: Giảibài toán bằng cách lập phương trình hoặc hệ phương trình: Một mảnh đất hình chữ nhật có chu vi bằng 28 mét và độ dài đường chéo bằng 10 mét. Tính chiều dài và chiều rộng của mảnh đất đó theo đơn vị mét. |
Cách giải:
Nửa chu vi của mảnh đất hình chữ nhật là \(28:2 = 14\;\left( m \right).\)
Gọi chiều dài của mảnh đất là \(x\;\left( m \right),\;\;\left( {\dfrac{{14}}{2} = 7 < x < 14} \right).\)
Khi đó chiều rộng của mảnh đất là: \(14 - x\;\;\left( m \right).\)
Độ dài đường chéo của mảnh đất hình chữ nhật là \(10m\) nên ta có phương trình:
\(\begin{array}{l}\;\;\;\;{x^2} + {\left( {14 - x} \right)^2} = {10^2}\\ \Leftrightarrow 2{x^2} - 28x + 196 - 100 = 0\\ \Leftrightarrow {x^2} - 14x + 48 = 0\\ \Leftrightarrow \left( {x - 6} \right)\left( {x - 8} \right) = 0\\ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x - 6 = 0\\x - 8 = 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 6\;\;\;\left( {ktm} \right)\\x = 8\;\;\;\left( {tm} \right)\end{array} \right..\end{array}\)
Với \(x = 8\) thì chiều rộng của mảnh đất là: \(14 - 8 = 6\;m.\)
Vậy chiều dài của mảnh đất là \(8m,\) chiều rộng của mảnh đất là \(6m.\)
Bài III 1) Giải hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}4x - \left| {y + 2} \right| = 3\\x + 2\left| {y + 2} \right| = 3\end{array} \right.\) 2) Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho đường thẳng (d): \(y = \left( {m + 2} \right)x + 3\) và Parabol \(\left( P \right)\,:\,y = {x^2}\) a) Chứng minh (d) luôn cắt (P) tại hai điểm phân biệt. b) Tìm tất cả các giá trị của m để (d) cắt (P) tại hai điểm phân biệt có các hoành độ là các số nguyên. |
Cách giải:
1) Giải hệ phương trình:
\(\begin{array}{l}\left\{ \begin{array}{l}4x - \left| {y + 2} \right| = 3\\x + 2\left| {y + 2} \right| = 3\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}8x - 2\left| {y + 2} \right| = 6\\x + 2\left| {y + 2} \right| = 3\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}9x = 9\\x + 2\left| {y + 2} \right| = 3\end{array} \right.\\ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = 1\\\left| {y + 2} \right| = 1\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = 1\\\left[ \begin{array}{l}y + 2 = 1\\y + 2 = - 1\end{array} \right.\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}\left\{ \begin{array}{l}x = 1\\y = - 1\end{array} \right.\\\left\{ \begin{array}{l}x = 1\\y = - 3\end{array} \right.\end{array} \right.\end{array}\)
Vậy hệ có nghiệm \(\left( {x;y} \right) \in \left\{ {\left( {1; - 1} \right),\left( {1; - 3} \right)} \right\}\).
2)
a) Xét phương trình hoành độ giao điểm: \({x^2} = \left( {m + 2} \right)x + 3 \Leftrightarrow {x^2} - \left( {m + 2} \right)x - 3 = 0\,\,\,\,\,\left( 1 \right)\)
Số giao điểm của (d) và (P) cũng chính là số nghiệm của phương trình (1)
Ta có:
\(\Delta = {\left( {m + 2} \right)^2} - 4.1.\left( { - 3} \right) = {m^2} + 4m + 16 = {\left( {m + 2} \right)^2} + 12 > 0,\forall m\)
Do đó phương trình \(\left( 1 \right)\) luôn có hai nghiệm phân biệt.
Vậy \(\left( d \right)\) và \(\left( P \right)\) luôn cắt nhau tại hai điểm phân biệt.
b) Với mọi m, (d) luôn cắt (P) tại hai điểm phân biệt có hoành độ \({x_1},{x_2}\)
Theo hệ thức Vi-et, ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}{x_1} + {x_2} = m + 2\\{x_1}{x_2} = - 3\end{array} \right.\)
+) Cách 1:
Do \({x_1}.{x_2} = - 3\) mà \({x_1},{x_2} \in Z\) nên ta có bảng sau:
\({x_1}\) | 1 | -1 | 3 | -3 |
\({x_2}\) | -3 | 3 | -1 | 1 |
TH1: \({x_1} = 1;{x_2} = - 3 \Leftrightarrow {x_1} + {x_2} = m + 2 \Leftrightarrow 1 - 3 = m + 2 \Leftrightarrow m = - 4\)
TH2: \({x_1} = - 1;{x_2} = 3 \Leftrightarrow {x_1} + {x_2} = m + 2 \Leftrightarrow - 1 + 3 = m + 2 \Leftrightarrow m = 0\)
TH3: \({x_1} = 3;{x_2} = - 1 \Leftrightarrow {x_1} + {x_2} = m + 2 \Leftrightarrow 3 - 1 = m + 2 \Leftrightarrow m = 0\)
TH4: \({x_1} = - 3;{x_2} = 1 \Leftrightarrow {x_1} + {x_2} = m + 2 \Leftrightarrow - 3 + 1 = m + 2 \Leftrightarrow m = - 4\)
Vậy m = -4 ; m = 0 thỏa mãn yêu cầu bài toán.
+) Cách 2: nên do \({x_1},{x_2} \in Z\) thì \(m \in Z\).
Do \(x{ _1} + {x_2} = m + 2\)
\({x^2} - \left( {m + 2} \right)x - 3 = 0\,\,\)
Xét TH \(x = 0\,\,pt(1) \Leftrightarrow - 3 = 0\left( {ktm} \right) \Rightarrow x \ne 0\)
Ta có: \({x^2} - \left( {m + 2} \right)x - 3 = 0 \Leftrightarrow m + 2 = \dfrac{{{x^2} - 3}}{x} \Leftrightarrow m = x - 2 - \dfrac{3}{x}\)
Do \(x \in Z\) nên \(m \in Z \Leftrightarrow x \in U\left( 3 \right) = \left\{ { \pm 1; \pm 3} \right\}\)
Ta có bảng:
x | -1 | 1 | -3 | 3 |
m | 0 | -4 | -4 | 0 |
\({x^2} = \left( {m + 2} \right)x + 3 \Leftrightarrow {x^2} - \left( {m + 2} \right)x - 3 = 0\,\,\,\,\,\left( 1 \right)\)
+) Với \(m = 0\) ta có (1) trở thành: \({x^2} - 2x - 3 = 0\)
Có: \(a - b + c = 1 + 2 - 3 = 0\) nên phương trình có 2 nghiệm phân biệt: \({x_1} = - 1;{x_2} = 3\)
Vậy m = 0 thỏa mãn
+) Với \(m = - 4\) ta có (1) trở thành: \({x^2} + 2x - 3 = 0\)
Có: \(a + b + c = 1 + 2 - 3 = 0\) nên phương trình có 2 nghiệm phân biệt: \({x_1} = 1;{x_2} = - 3\)
Vậy m = - 4 thỏa mãn
Vậy \(m \in \left\{ { - 4;0} \right\}\) thỏa mãn yêu cầu bài toán.
Bài IV. Cho đường tròn (O;R) với dây cung AB không đi qua tâm. Lấy S là một điểm bất kì trên tia đối của tia AB (S khác A). Từ điểm S vẽ hai tiếp tuyến SC, SD với đường tròn (O;R) sao cho điểm C nằm trên cung nhỏ AB (C, D là các tiếp điểm). Gọi H là trung điểm của đoạn thẳng AB. 1) Chứng minh năm điểm C, D, H, O, S thuộc đường tròn đường kính SO. 2) Khi SO = 2R, hãy tính độ dài đoạn thẳng SD theo R và tính số đo \(\widehat {CSD}\) . 3) Đường thẳng đi qua điểm A và song song với đường thẳng SC, cắt đoạn thẳng CD tại điểm K. Chứng minh tứ giác ADHK là tứ giác nội tiếp và đường thẳng BK đi qua trung điểm của đoạn thẳng SC. 4) Gọi E là trung điểm của đoạn thẳng BD và F là hình chiếu vuông góc của điểm E trên đường thẳng AD. Chứng minh rằng, khi điểm S thay đổi trên tia đối của tia AB thì điểm F luôn thuộc một đường tròn cố định. |
Cách giải:
1) Xét \(\left( O \right)\) có \(SC,\,\;\;SD\) là hai tiếp tuyến nên \(\angle SCO = \angle SDO = {90^0}.\)
Ta có: H là trung điểm của AB nên \(OH \bot AB\) (quan hệ vuông góc giữa đường kính và dây cung)
Ta có: \(\angle SDO = \angle SCO = \angle SHO = {90^0}\left( {gt} \right)\)
Suy ra: ba điểm \(\,D,\;H,C\) cùng nhìn SO dưới một góc \({90^0}\)
Do đó \(\,D,\;H,C\)thuộc đường tròn đường kính \(SO.\)
Vậy năm điểm\(\,D,\;H,C,S,O\) cùng thuộc đường tròn đường kính SO(đpcm)
2) Với \(SO = 2R\).
Xét tam giác \(SDO\) vuông tại \(D\), theo định lý Pitago ta có
\(S{D^2} = S{O^2} - O{D^2} = {\left( {2R} \right)^2} - {R^2} = 3{R^2}\) \( \Rightarrow SD = \sqrt 3 R\) .
Xét tam giác \(SDO\) vuông tại \(D\) ta có \(\cos \angle DSO = \dfrac{{SD}}{{SO}} = \dfrac{{\sqrt 3 R}}{{2R}} = \dfrac{{\sqrt 3 }}{2}\) (tỉ số lượng giác của góc nhọn)
\( \Rightarrow \angle DSO = {30^0}.\)
Xét \(\left( O \right)\) có \(SD,\,SC\) là hai tiếp tuyến cắt nhau tại \(S\) nên \(SO\) là phân giác \(\angle DSC\) (tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau)
Suy ra \(\angle DSC = 2\angle DSO = {2.30^0} = {60^0}.\)
Vậy khi \(SO = 2R\) thì \(SD = R\sqrt 3 \) và \(\angle CSD = {60^0}.\)
3) * Vì 5 điểm \(S,D,O,H,C\) cùng thuộc một đường tròn (câu 1) nên \(\angle HSC = \angle HDC\) (3) (hai góc nội tiếp cùng chắn cung HC)
Lại có \(AK//SC \Rightarrow \angle HAK = \angle HSC\) (hai góc ở vị trí đồng vị) (4)
Từ (3) và (4) suy ra \(\angle KAH = \angle KDH\left( { = \angle HSC} \right)\)
Xét tứ giác \(AKHD\) có \(\angle KAH = \angle KDH\) nên tứ giác \(AKHD\) là tứ giác nội tiếp (hai đỉnh kề nhau cùng nhìn cạnh đối diện dưới các góc bằng nhau).
* Kéo dài \(AK\) cắt \(BC\) tại \(J\), kéo dài \(BK\) cắt \(SC\) tại \(I\).
Vì \(AK//SI \Rightarrow \dfrac{{AK}}{{SI}} = \dfrac{{BK}}{{BI}}.\,\,\left( {Ta - let} \right)\)
\(\begin{array}{l}KJ//CI \Rightarrow \dfrac{{KJ}}{{CI}} = \dfrac{{BK}}{{BI}}\left( {Ta\, - let} \right).\\ \Rightarrow \dfrac{{AK}}{{SI}} = \dfrac{{KJ}}{{CI}}\left( { = \dfrac{{BK}}{{BI}}} \right)\;\;\left( * \right)\end{array}\)
Xét đường tròn tâm \(\left( O \right)\) có \(\angle ABC = \angle ADC\) (hai góc nội tiếp cùng chắn cung \(AC\) ) (5)
Mà tứ giác \(ADHK\) nội tiếp (cmt) nên ta có \(\angle ADK = \angle AHK\) (6)
Từ (5) và (6) suy ra \(\angle AHK = \angle ABC\;\;\left( {\angle ADK} \right)\) mà hai góc ở vị trí đồng vị nên \(KH//JB\)
Mà \(H\) là trung điểm \(AB\) nên \(K\) là trung điểm \(AJ\) (tính chất của đường trung bình)
suy ra \(AK = KJ\) . (**)
Từ (*) và (**) suy ra \(SI = CI\) hay \(I\) là trung điểm \(SC\).
Suy ra \(BK\) đi qua trung điểm của \(SC\). (đpcm)
4) Gọi AT là đường kính của (O), M là trung điểm BT
Ta có góc \(\angle ADT = 90^\circ \)(góc nội tiếp chắn nửa đường tròn)
⇒ AD ⊥ DT
Mà EF ⊥ AD (gt) nên EF // DT
Ta có EM // DT (đường trung bình)
⇒ E, F, M thẳng hàng (theo tiên đề Ơclit về đường thẳng song song)
Ta có \(\angle ABM = 90^\circ \)(góc nội tiếp chắn nửa đường tròn)
⇒ \(\angle ABM + \angle AFM = 90^\circ + 90^\circ = 180^\circ \)
⇒ Tứ giác AFMB nội tiếp đường tròn đường kính AM.
Gọi L là trung điểm AM ⇒ L là tâm đường tròn ngoại tiếp ∆ ABM
⇒ Đường tròn tâm L, bán kính LA ngoại tiếp tứ giác AFMB
Ta chứng minh L là điểm cố định:
Ta có OL // TM (đường trung bình), OH // TB (đường trung bình)
⇒ O, L, H thẳng hàng (Tiên đề Ơclit về đường thẳng song song)
Mặt khác ta có \(OL = \dfrac{1}{2}TM;OH = \dfrac{1}{2}TB;TM = \dfrac{1}{2}TB \Rightarrow OH = TM \Rightarrow OL = \dfrac{1}{2}OH\)
⇒ L là trung điểm OH. Mà AB cố định \( \Rightarrow H\) cố định \( \Rightarrow OH\) cố định ⇒ L cố định
Vậy khi S thay đổi trên tia đối của AB thì F luôn nằm trên đường tròn tâm L, bán kính LA, với L là trung điểm OH.
Bài V: Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức \(P = \sqrt {1 - x} + \sqrt {1 + x} + 2\sqrt x \) |
Cách giải:
Điều kiện: \(\left\{ \begin{array}{l}1 - x \ge 0\\1 + x \ge 0\\x \ge 0\end{array} \right. \Leftrightarrow 0 \le x \le 1.\)
Với \(0 \le x \le 1,\) ta có: \(x\left( {1 - x} \right) \ge 0 \Leftrightarrow \sqrt {x\left( {1 - x} \right)} \ge 0 \Leftrightarrow 2\sqrt {x\left( {1 - x} \right)} \ge 0\)
\(\begin{array}{l} \Leftrightarrow x + 2\sqrt {x\left( {1 - x} \right)} + 1 - x \ge 1\\ \Leftrightarrow {\left( {\sqrt x + \sqrt {1 - x} } \right)^2} \ge 1\\ \Leftrightarrow \sqrt x + \sqrt {1 - x} \ge 1.\\ \Rightarrow P = \sqrt {1 - x} + \sqrt {1 + x} + 2\sqrt x = \sqrt x + \sqrt {1 - x} + \sqrt {1 + x} + \sqrt x \ge 1 + \sqrt {1 + x} + \sqrt x .\end{array}\)
Với \(x \ge 0 \Rightarrow \sqrt x + \sqrt {x + 1} \ge 1 \Rightarrow P \ge 1 + \sqrt x + \sqrt {x + 1} \ge 2.\)
Dấu “=” xảy ra \( \Leftrightarrow x = 0.\) Vậy \(Min\;P = 2\;\;khi\;\;x = 0.\)
Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT tại Hà Nội luôn là một kỳ thi quan trọng, đánh dấu bước chuyển mình của học sinh từ bậc THCS lên THPT. Môn Toán, với vai trò then chốt, đòi hỏi học sinh phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về kiến thức và kỹ năng. Đề thi vào 10 môn Toán Hà Nội năm 2018 là một nguồn tài liệu vô giá để học sinh có thể ôn luyện và làm quen với cấu trúc đề thi thực tế.
Đề thi vào 10 môn Toán Hà Nội năm 2018 thường bao gồm các dạng bài tập sau:
Đề thi chuyên Amsterdam thường có độ khó cao, đòi hỏi học sinh phải có kiến thức vững chắc và khả năng giải quyết vấn đề tốt. Đề thi năm 2018 tập trung vào các bài toán đại số phức tạp và các bài toán hình học đòi hỏi sự sáng tạo. Một điểm đặc trưng của đề thi Amsterdam là việc kết hợp kiến thức từ nhiều chương khác nhau trong chương trình học.
Đề thi chuyên Đại học Sư phạm thường có tính chất học thuật cao, tập trung vào các khái niệm cơ bản và các định lý quan trọng. Đề thi năm 2018 yêu cầu học sinh phải nắm vững lý thuyết và có khả năng áp dụng vào giải quyết các bài toán thực tế. Các bài toán hình học thường được trình bày dưới dạng chứng minh hoặc tìm kiếm các yếu tố hình học.
Đề thi các trường THPT không chuyên thường có độ khó vừa phải, tập trung vào các kiến thức cơ bản và các kỹ năng giải toán thông thường. Đề thi năm 2018 yêu cầu học sinh phải nắm vững các công thức, định lý và có khả năng giải quyết các bài toán đơn giản. Các bài toán đại số thường được trình bày dưới dạng phương trình, hệ phương trình, và các bài toán hình học thường được trình bày dưới dạng tính diện tích, chu vi, hoặc chứng minh các tính chất hình học.
Ngoài các đề thi vào 10 môn Toán Hà Nội năm 2018, bạn có thể tham khảo thêm các tài liệu ôn thi sau:
Đề thi vào 10 môn Toán Hà Nội năm 2018 là một tài liệu quan trọng để học sinh có thể ôn luyện và chuẩn bị cho kỳ thi sắp tới. Việc luyện tập với các đề thi này sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức, rèn luyện kỹ năng giải toán và tự tin hơn trong kỳ thi. Chúc các em học sinh đạt kết quả tốt nhất!