1. Môn Toán
  2. Đề số 19 - Đề thi vào lớp 10 môn Toán

Đề số 19 - Đề thi vào lớp 10 môn Toán

Đề số 19 - Đề thi vào lớp 10 môn Toán

Chào mừng các em học sinh đến với Đề số 19 trong chuỗi đề thi thử vào lớp 10 môn Toán của montoan.com.vn. Đề thi này được biên soạn dựa trên cấu trúc đề thi tuyển sinh vào lớp 10 của các trường THPT trên cả nước, giúp các em làm quen với dạng đề và rèn luyện kỹ năng giải toán.

Đề thi bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm và tự luận, tập trung vào các kiến thức trọng tâm của chương trình Toán lớp 9.

Đề thi vào lớp 10 môn Toán - Đề số 19 có đáp án và lời giải chi tiết

Đề bài

Bài I (2,0 điểm)Cho hai biểu thức \(A = \dfrac{{\sqrt x + 4}}{{\sqrt x - 1}}\) và \(B = \dfrac{{3\sqrt x + 1}}{{x + 2\sqrt x - 3}} - \dfrac{2}{{\sqrt x + 3}}\) với \(x \ge 0,x \ne 1\)

1) Tính giá trị của biểu thức A khi \(x = 9\)

2) Chứng minh \(B = \dfrac{1}{{\sqrt x - 1}}\)

3) Tìm tất cả các giá trị của x để \(\dfrac{A}{B} \ge \dfrac{x}{4} + 5\)

Bài II. (2,0 điểm) Giảibài toán bằng cách lập phương trình hoặc hệ phương trình:

Một mảnh đất hình chữ nhật có chu vi bằng 28 mét và độ dài đường chéo bằng 10 mét. Tính chiều dài và chiều rộng của mảnh đất đó theo đơn vị mét.

Bài III (2,0 điểm)

1) Giải hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}4x - \left| {y + 2} \right| = 3\\x + 2\left| {y + 2} \right| = 3\end{array} \right.\)

2) Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho đường thẳng (d): \(y = \left( {m + 2} \right)x + 3\) và Parabol \(\left( P \right)\,:\,y = {x^2}\)

a) Chứng minh (d) luôn cắt (P) tại hai điểm phân biệt.

b) Tìm tất cả các giá trị của m để (d) cắt (P) tại hai điểm phân biệt có các hoành độ là các số nguyên.

Bài IV. (3,5 điểm)

Cho đường tròn (O;R) với dây cung AB không đi qua tâm. Lấy S là một điểm bất kì trên tia đối của tia AB (S khác A). Từ điểm S vẽ hai tiếp tuyến SC, SD với đường tròn (O;R) sao cho điểm C nằm trên cung nhỏ AB (C, D là các tiếp điểm). Gọi H là trung điểm của đoạn thẳng AB.

1) Chứng minh năm điểm C, D, H, O, S thuộc đường tròn đường kính SO.

2) Khi SO = 2R, hãy tính độ dài đoạn thẳng SD theo R và tính số đo \(\widehat {CSD}\) .

3) Đường thẳng đi qua điểm A và song song với đường thẳng SC, cắt đoạn thẳng CD tại điểm K. Chứng minh tứ giác ADHK là tứ giác nội tiếp và đường thẳng BK đi qua trung điểm của đoạn thẳng SC.

4) Gọi E là trung điểm của đoạn thẳng BDF là hình chiếu vuông góc của điểm E trên đường thẳng AD. Chứng minh rằng, khi điểm S thay đổi trên tia đối của tia AB thì điểm F luôn thuộc một đường tròn cố định.

Bài V (0,5 điểm) Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức \(P = \sqrt {1 - x} + \sqrt {1 + x} + 2\sqrt x \)

Lời giải chi tiết

Bài I.

Cho hai biểu thức \(A = \dfrac{{\sqrt x + 4}}{{\sqrt x - 1}}\) và \(B = \dfrac{{3\sqrt x + 1}}{{x + 2\sqrt x - 3}} - \dfrac{2}{{\sqrt x + 3}}\) với \(x \ge 0;\,\,x \ne 1\)

1) Tính giá trị của biểu thức A khi \(x = 9\).

Do \(x = 9\) thỏa mãn điều kiện nên thay \(x = 9\) vào biểu thức A ta có:

\(A = \dfrac{{\sqrt 9 + 4}}{{\sqrt 9 - 1}} = \dfrac{{3 + 4}}{{3 - 1}} = \dfrac{7}{2}\)

Vậy khi \(x = 9\) thì \(A = \dfrac{7}{2}\).

2) Chứng minh \(B = \dfrac{1}{{\sqrt x - 1}}\).

Với \(x \ge 0;\,\,x \ne 1\) ta có:

\(\begin{array}{l}B = \dfrac{{3\sqrt x + 1}}{{x + 2\sqrt x - 3}} - \dfrac{2}{{\sqrt x + 3}}\\B = \dfrac{{3\sqrt x + 1}}{{x - \sqrt x + 3\sqrt x - 3}} - \dfrac{2}{{\sqrt x + 3}}\\B = \dfrac{{3\sqrt x + 1}}{{\sqrt x \left( {\sqrt x - 1} \right) + 3\left( {\sqrt x - 1} \right)}} - \dfrac{2}{{\sqrt x + 3}}\\B = \dfrac{{3\sqrt x + 1}}{{\left( {\sqrt x - 1} \right)\left( {\sqrt x + 3} \right)}} - \dfrac{2}{{\sqrt x + 3}}\\B = \dfrac{{3\sqrt x + 1 - 2\left( {\sqrt x - 1} \right)}}{{\left( {\sqrt x - 1} \right)\left( {\sqrt x + 3} \right)}}\\B = \dfrac{{3\sqrt x + 1 - 2\sqrt x + 2}}{{\left( {\sqrt x - 1} \right)\left( {\sqrt x + 3} \right)}}\\B = \dfrac{{\sqrt x + 3}}{{\left( {\sqrt x - 1} \right)\left( {\sqrt x + 3} \right)}}\\B = \dfrac{1}{{\sqrt x - 1}}\end{array}\)

Vậy \(B = \dfrac{1}{{\sqrt x - 1}}\,\,,\left( {x \ge 0;x \ne 1} \right)\)

3) Tìm tất cả các giá trị của x để \(\dfrac{A}{B} \ge \dfrac{x}{4} + 5\)

Với \(x \ge 0;\,\,x \ne 1\)

\(\begin{array}{l}\dfrac{A}{B} = \dfrac{{\sqrt x + 4}}{{\sqrt x - 1}}:\dfrac{1}{{\sqrt x - 1}} \\\;\;\;\;\;= \dfrac{{\sqrt x + 4}}{{\sqrt x - 1}}.\left( {\sqrt x - 1} \right) = \sqrt x + 4\\\dfrac{A}{B} \ge \dfrac{x}{4} + 5 \Leftrightarrow \sqrt x + 4 \ge \dfrac{x}{4} + 5\\ \Leftrightarrow 4\sqrt x + 16 \ge x + 20\\ \Leftrightarrow x - 4\sqrt x + 4 \le 0\\ \Leftrightarrow {\left( {\sqrt x - 2} \right)^2} \le 0\\ \Leftrightarrow \sqrt x - 2 = 0\\ \Leftrightarrow x = 4\left( {tm} \right)\end{array}\)

Vậy \(x = 4\) thỏa mãn yêu cầu bài toán.

Bài II:

Nửa chu vi của mảnh đất hình chữ nhật là \(28:2 = 14\;\left( m \right).\)

Gọi chiều dài của mảnh đất là \(x\;\left( m \right),\;\;\left( {\dfrac{{14}}{2} = 7 < x < 14} \right).\)

Khi đó chiều rộng của mảnh đất là: \(14 - x\;\;\left( m \right).\)

Độ dài đường chéo của mảnh đất hình chữ nhật là \(10m\) nên ta có phương trình:

\(\begin{array}{l}\;\;\;\;{x^2} + {\left( {14 - x} \right)^2} = {10^2}\\ \Leftrightarrow 2{x^2} - 28x + 196 - 100 = 0\\ \Leftrightarrow {x^2} - 14x + 48 = 0\\ \Leftrightarrow \left( {x - 6} \right)\left( {x - 8} \right) = 0\\ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x - 6 = 0\\x - 8 = 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 6\;\;\;\left( {ktm} \right)\\x = 8\;\;\;\left( {tm} \right)\end{array} \right..\end{array}\)

Với \(x = 8\) thì chiều rộng của mảnh đất là: \(14 - 8 = 6\;m.\)

Vậy chiều dài của mảnh đất là \(8m,\) chiều rộng của mảnh đất là \(6m.\)

Bài III

1) Giải hệ phương trình:

\(\begin{array}{l}\left\{ \begin{array}{l}4x - \left| {y + 2} \right| = 3\\x + 2\left| {y + 2} \right| = 3\end{array} \right. \\\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}8x - 2\left| {y + 2} \right| = 6\\x + 2\left| {y + 2} \right| = 3\end{array} \right. \\ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}9x = 9\\x + 2\left| {y + 2} \right| = 3\end{array} \right.\\ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = 1\\\left| {y + 2} \right| = 1\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = 1\\\left[ \begin{array}{l}y + 2 = 1\\y + 2 = - 1\end{array} \right.\end{array} \right.\\ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}\left\{ \begin{array}{l}x = 1\\y = - 1\end{array} \right.\\\left\{ \begin{array}{l}x = 1\\y = - 3\end{array} \right.\end{array} \right.\end{array}\)

Vậy hệ có nghiệm \(\left( {x;y} \right) \in \left\{ {\left( {1; - 1} \right),\left( {1; - 3} \right)} \right\}\).

2)

a) Xét phương trình hoành độ giao điểm: \({x^2} = \left( {m + 2} \right)x + 3\)

\(\Leftrightarrow {x^2} - \left( {m + 2} \right)x - 3 = 0\,\,\,\,\,\left( 1 \right)\)

Số giao điểm của (d) và (P) cũng chính là số nghiệm của phương trình (1)

Ta có:

\(\Delta = {\left( {m + 2} \right)^2} - 4.1.\left( { - 3} \right) \)\(\,= {m^2} + 4m + 16 \)\(\,= {\left( {m + 2} \right)^2} + 12 > 0,\forall m\)

Do đó phương trình \(\left( 1 \right)\) luôn có hai nghiệm phân biệt.

Vậy \(\left( d \right)\) và \(\left( P \right)\) luôn cắt nhau tại hai điểm phân biệt.

b) Với mọi m, (d) luôn cắt (P) tại hai điểm phân biệt có hoành độ \({x_1},{x_2}\)

Theo hệ thức Vi-et, ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}{x_1} + {x_2} = m + 2\\{x_1}{x_2} = - 3\end{array} \right.\) 

+) Cách 1:

Do \({x_1}.{x_2} = - 3\) mà \({x_1},{x_2} \in Z\) nên ta có bảng sau:

\({x_1}\)

1

-1

3

-3

\({x_2}\)

-3

3

-1

1

TH1: \({x_1} = 1;{x_2} = - 3 \Leftrightarrow {x_1} + {x_2} = m + 2 \)

\(\Leftrightarrow 1 - 3 = m + 2 \Leftrightarrow m = - 4\)

TH2: \({x_1} = - 1;{x_2} = 3 \Leftrightarrow {x_1} + {x_2} = m + 2 \)

\(\Leftrightarrow - 1 + 3 = m + 2 \Leftrightarrow m = 0\)

TH3: \({x_1} = 3;{x_2} = - 1 \Leftrightarrow {x_1} + {x_2} = m + 2\)

\(\Leftrightarrow 3 - 1 = m + 2 \Leftrightarrow m = 0\)

TH4: \({x_1} = - 3;{x_2} = 1 \Leftrightarrow {x_1} + {x_2} = m + 2\)

\(\Leftrightarrow - 3 + 1 = m + 2 \Leftrightarrow m = - 4\)

Vậy m = -4 ; m = 0 thỏa mãn yêu cầu bài toán.

+) Cách 2: nên do \({x_1},{x_2} \in Z\) thì \(m \in Z\).

Do \(x{ _1} + {x_2} = m + 2\)

\({x^2} - \left( {m + 2} \right)x - 3 = 0\,\,\)

Xét TH \(x = 0\,\,pt(1) \Leftrightarrow - 3 = 0\left( {ktm} \right) \Rightarrow x \ne 0\)

Ta có: \({x^2} - \left( {m + 2} \right)x - 3 = 0 \)

\(\Leftrightarrow m + 2 = \dfrac{{{x^2} - 3}}{x} \Leftrightarrow m = x - 2 - \dfrac{3}{x}\)

Do \(x \in Z\) nên \(m \in Z \Leftrightarrow x \in U\left( 3 \right) = \left\{ { \pm 1; \pm 3} \right\}\)

Ta có bảng:

x

-1

1

-3

3

m

0

-4

-4

0

\({x^2} = \left( {m + 2} \right)x + 3\)

\(\Leftrightarrow {x^2} - \left( {m + 2} \right)x - 3 = 0\,\,\,\,\,\left( 1 \right)\)

+) Với \(m = 0\) ta có (1) trở thành: \({x^2} - 2x - 3 = 0\)

Có: \(a - b + c = 1 + 2 - 3 = 0\) nên phương trình có 2 nghiệm phân biệt: \({x_1} = - 1;{x_2} = 3\)

Vậy m = 0 thỏa mãn

+) Với \(m = - 4\) ta có (1) trở thành: \({x^2} + 2x - 3 = 0\)

Có: \(a + b + c = 1 + 2 - 3 = 0\) nên phương trình có 2 nghiệm phân biệt: \({x_1} = 1;{x_2} = - 3\)

Vậy m = - 4 thỏa mãn

Vậy \(m \in \left\{ { - 4;0} \right\}\) thỏa mãn yêu cầu bài toán.

Bài IV.

Đề số 19 - Đề thi vào lớp 10 môn Toán 1

1) Xét \(\left( O \right)\) có \(SC,\,\;\;SD\) là hai tiếp tuyến nên \(\angle SCO = \angle SDO = {90^0}.\)

Ta có: H là trung điểm của AB nên \(OH \bot AB\) (quan hệ vuông góc giữa đường kính và dây cung)

Ta có: \(\angle SDO = \angle SCO = \angle SHO = {90^0}\left( {gt} \right)\)

Suy ra: ba điểm \(\,D,\;H,C\) cùng nhìn SO dưới một góc \({90^0}\)

Do đó \(\,D,\;H,C\)thuộc đường tròn đường kính \(SO.\) 

Vậy năm điểm\(\,D,\;H,C,S,O\) cùng thuộc đường tròn đường kính SO(đpcm)

2) Với \(SO = 2R\).

Xét tam giác \(SDO\) vuông tại \(D\), theo định lý Pitago ta có

\(S{D^2} = S{O^2} - O{D^2} = {\left( {2R} \right)^2} - {R^2} = 3{R^2}\) \( \Rightarrow SD = \sqrt 3 R\) .

Xét tam giác \(SDO\) vuông tại \(D\) ta có \(\cos \angle DSO = \dfrac{{SD}}{{SO}} = \dfrac{{\sqrt 3 R}}{{2R}} = \dfrac{{\sqrt 3 }}{2}\) (tỉ số lượng giác của góc nhọn)

\( \Rightarrow \angle DSO = {30^0}.\)

Xét \(\left( O \right)\) có \(SD,\,SC\) là hai tiếp tuyến cắt nhau tại \(S\) nên \(SO\) là phân giác \(\angle DSC\) (tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau)

Suy ra \(\angle DSC = 2\angle DSO = {2.30^0} = {60^0}.\)

Vậy khi \(SO = 2R\) thì \(SD = R\sqrt 3 \) và \(\angle CSD = {60^0}.\)

3) * Vì 5 điểm \(S,D,O,H,C\) cùng thuộc một đường tròn (câu 1) nên \(\angle HSC = \angle HDC\) (3) (hai góc nội tiếp cùng chắn cung HC)

Lại có \(AK//SC \Rightarrow \angle HAK = \angle HSC\) (hai góc ở vị trí đồng vị) (4)

Từ (3) và (4) suy ra \(\angle KAH = \angle KDH\left( { = \angle HSC} \right)\)

Xét tứ giác \(AKHD\) có \(\angle KAH = \angle KDH\) nên tứ giác \(AKHD\) là tứ giác nội tiếp (hai đỉnh kề nhau cùng nhìn cạnh đối diện dưới các góc bằng nhau).

* Kéo dài \(AK\) cắt \(BC\) tại \(J\), kéo dài \(BK\) cắt \(SC\) tại \(I\).

Vì \(AK//SI \Rightarrow \dfrac{{AK}}{{SI}} = \dfrac{{BK}}{{BI}}.\,\,\left( {Ta - let} \right)\)

 \(\begin{array}{l}KJ//CI \Rightarrow \dfrac{{KJ}}{{CI}} = \dfrac{{BK}}{{BI}}\left( {Ta\, - let} \right).\\ \Rightarrow \dfrac{{AK}}{{SI}} = \dfrac{{KJ}}{{CI}}\left( { = \dfrac{{BK}}{{BI}}} \right)\;\;\left( * \right)\end{array}\)

 Xét đường tròn tâm \(\left( O \right)\) có \(\angle ABC = \angle ADC\) (hai góc nội tiếp cùng chắn cung \(AC\) ) (5)

Mà tứ giác \(ADHK\) nội tiếp (cmt) nên ta có \(\angle ADK = \angle AHK\) (6)

Từ (5) và (6) suy ra \(\angle AHK = \angle ABC\;\;\left( {\angle ADK} \right)\) mà hai góc ở vị trí đồng vị nên \(KH//JB\)

Mà \(H\) là trung điểm \(AB\) nên \(K\) là trung điểm \(AJ\) (tính chất của đường trung bình)

suy ra \(AK = KJ\) . (**)

Từ (*) và (**) suy ra \(SI = CI\) hay \(I\) là trung điểm \(SC\).

Suy ra \(BK\) đi qua trung điểm của \(SC\). (đpcm)

4) Gọi AT là đường kính của (O), M là trung điểm BT

Ta có góc \(\angle ADT = 90^\circ \)(góc nội tiếp chắn nửa đường tròn)

⇒ AD ⊥ DT

Mà EF ⊥ AD (gt) nên EF // DT

Ta có EM // DT (đường trung bình)

⇒ E, F, M thẳng hàng (theo tiên đề Ơclit về đường thẳng song song)

Ta có \(\angle ABM = 90^\circ \)(góc nội tiếp chắn nửa đường tròn)

⇒ \(\angle ABM + \angle AFM = 90^\circ + 90^\circ = 180^\circ \)

⇒ Tứ giác AFMB nội tiếp đường tròn đường kính AM.

Gọi L là trung điểm AM ⇒ L là tâm đường tròn ngoại tiếp ∆ ABM

⇒ Đường tròn tâm L, bán kính LA ngoại tiếp tứ giác AFMB

Ta chứng minh L là điểm cố định:

Ta có OL // TM (đường trung bình), OH // TB (đường trung bình)

⇒ O, L, H thẳng hàng (Tiên đề Ơclit về đường thẳng song song)

Mặt khác ta có \(OL = \dfrac{1}{2}TM;\) \(OH = \dfrac{1}{2}TB;\) \(TM = \dfrac{1}{2}TB\)

\(\Rightarrow OH = TM \Rightarrow OL = \dfrac{1}{2}OH\)

⇒ L là trung điểm OH. Mà AB cố định \( \Rightarrow H\) cố định \( \Rightarrow OH\) cố định ⇒ L cố định

Vậy khi S thay đổi trên tia đối của AB thì F luôn nằm trên đường tròn tâm L, bán kính LA, với L là trung điểm OH.

Bài V:

Điều kiện: \(\left\{ \begin{array}{l}1 - x \ge 0\\1 + x \ge 0\\x \ge 0\end{array} \right. \Leftrightarrow 0 \le x \le 1.\) 

Với \(0 \le x \le 1,\) ta có: \(x\left( {1 - x} \right) \ge 0 \)

\(\Leftrightarrow \sqrt {x\left( {1 - x} \right)} \ge 0\)

\(\Leftrightarrow 2\sqrt {x\left( {1 - x} \right)} \ge 0\)

\(\begin{array}{l} \Leftrightarrow x + 2\sqrt {x\left( {1 - x} \right)} + 1 - x \ge 1\\ \Leftrightarrow {\left( {\sqrt x + \sqrt {1 - x} } \right)^2} \ge 1\\ \Leftrightarrow \sqrt x + \sqrt {1 - x} \ge 1.\\ \Rightarrow P = \sqrt {1 - x} + \sqrt {1 + x} + 2\sqrt x \\\;\;\;\;= \sqrt x + \sqrt {1 - x} + \sqrt {1 + x} + \sqrt x \\\;\;\;\ge 1 + \sqrt {1 + x} + \sqrt x .\end{array}\)

Với \(x \ge 0 \Rightarrow \sqrt x + \sqrt {x + 1} \ge 1 \)

\(\Rightarrow P \ge 1 + \sqrt x + \sqrt {x + 1} \ge 2.\)

Dấu “=” xảy ra \( \Leftrightarrow x = 0.\)

Vậy \(Min\;P = 2\;\;khi\;\;x = 0.\) 

Bạn đang khám phá nội dung Đề số 19 - Đề thi vào lớp 10 môn Toán trong chuyên mục bài tập toán 9 trên nền tảng toán. Được biên soạn chuyên sâu và bám sát chương trình sách giáo khoa hiện hành, bộ bài tập lý thuyết toán thcs này cam kết tối ưu hóa toàn diện quá trình ôn luyện, củng cố kiến thức Toán lớp 9 cho học sinh, đặc biệt là chuẩn bị cho các kỳ thi quan trọng, thông qua phương pháp tiếp cận trực quan và mang lại hiệu quả học tập vượt trội.
Ghi chú: Quý thầy, cô giáo và bạn đọc có thể chia sẻ tài liệu trên MonToan.com.vn bằng cách gửi về:
Facebook: MÔN TOÁN
Email: montoanmath@gmail.com

Bài viết liên quan

Đề số 19 - Đề thi vào lớp 10 môn Toán: Phân tích chi tiết và hướng dẫn giải

Đề số 19 là một đề thi thử quan trọng, được thiết kế để đánh giá khả năng nắm vững kiến thức và kỹ năng giải quyết vấn đề của học sinh trước kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10. Đề thi bao gồm nhiều dạng bài tập khác nhau, từ cơ bản đến nâng cao, đòi hỏi học sinh phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và tư duy logic.

Cấu trúc đề thi

Đề thi được chia thành hai phần chính: trắc nghiệm và tự luận. Phần trắc nghiệm thường chiếm khoảng 30-40% tổng số điểm, tập trung vào các kiến thức cơ bản và khả năng tính toán nhanh. Phần tự luận chiếm khoảng 60-70% tổng số điểm, đòi hỏi học sinh phải trình bày lời giải chi tiết và rõ ràng.

Nội dung đề thi

Nội dung đề thi bao gồm các chủ đề chính sau:

  • Đại số: Phương trình bậc hai, hệ phương trình, bất phương trình, hàm số bậc nhất và bậc hai.
  • Hình học: Hệ thức lượng trong tam giác vuông, đường tròn, tam giác đồng dạng, diện tích hình.
  • Số học: Các phép toán cơ bản, phân số, tỉ lệ thức, phần trăm.

Hướng dẫn giải một số câu hỏi điển hình

Câu 1: (Trắc nghiệm) Giải phương trình 2x + 3 = 7.

Hướng dẫn: Thực hiện các phép biến đổi đại số để đưa phương trình về dạng x = ...

Câu 2: (Tự luận) Cho tam giác ABC vuông tại A, có AB = 3cm, AC = 4cm. Tính độ dài cạnh BC và diện tích tam giác ABC.

Hướng dẫn: Sử dụng định lý Pitago để tính độ dài cạnh BC. Sau đó, sử dụng công thức tính diện tích tam giác vuông để tính diện tích tam giác ABC.

Mẹo làm bài thi hiệu quả

  • Đọc kỹ đề bài trước khi làm.
  • Phân bổ thời gian hợp lý cho từng câu hỏi.
  • Sử dụng máy tính bỏ túi khi cần thiết.
  • Kiểm tra lại bài làm trước khi nộp.

Tầm quan trọng của việc luyện đề

Luyện đề là một bước quan trọng trong quá trình chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10. Việc luyện đề thường xuyên giúp học sinh làm quen với cấu trúc đề thi, rèn luyện kỹ năng giải toán và tự tin hơn khi bước vào phòng thi.

Các nguồn tài liệu luyện thi khác

Ngoài Đề số 19, các em có thể tham khảo thêm các nguồn tài liệu luyện thi khác tại montoan.com.vn, bao gồm:

  • Các đề thi thử vào lớp 10 khác.
  • Các bài giảng video về các kiến thức trọng tâm.
  • Các bài tập luyện tập có đáp án.

Phân tích đáp án chi tiết

Sau khi hoàn thành đề thi, các em nên xem lại đáp án chi tiết để hiểu rõ cách giải của từng câu hỏi. Điều này giúp các em phát hiện ra những lỗi sai và rút kinh nghiệm cho những lần làm bài sau.

Lời khuyên từ các giáo viên

Các giáo viên có kinh nghiệm thường khuyên học sinh nên tập trung vào việc nắm vững kiến thức cơ bản và rèn luyện kỹ năng giải toán thường xuyên. Ngoài ra, các em cũng nên dành thời gian để ôn tập lại những kiến thức đã học và làm thêm các bài tập luyện tập.

Kết luận

Đề số 19 - Đề thi vào lớp 10 môn Toán là một đề thi thử hữu ích, giúp các em học sinh chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10. Chúc các em học tập tốt và đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới!

Chủ đềMức độ khóSố câu hỏi
Đại sốTrung bình5
Hình họcKhó3
Số họcDễ2
Tổng cộng: 10 câu hỏi

Tài liệu, đề thi và đáp án Toán 9

Tài liệu, đề thi và đáp án Toán 9