1. Môn Toán
  2. Đề số 22 - Đề thi vào lớp 10 môn Toán

Đề số 22 - Đề thi vào lớp 10 môn Toán

Đề số 22 - Đề thi vào lớp 10 môn Toán

Chào mừng các em học sinh đến với Đề số 22 - Đề thi vào lớp 10 môn Toán tại montoan.com.vn. Đây là một trong những đề thi thử quan trọng, được thiết kế bám sát cấu trúc đề thi tuyển sinh vào lớp 10 của các tỉnh thành trên cả nước.

Đề thi này không chỉ giúp các em làm quen với dạng bài tập thường gặp mà còn rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề, tư duy logic và quản lý thời gian hiệu quả.

Hãy cùng montoan.com.vn chinh phục kỳ thi tuyển sinh lớp 10 với sự chuẩn bị tốt nhất!

Đề thi vào lớp 10 môn Toán - Đề số 22 có đáp án và lời giải chi tiết

Đề bài

Câu 1: Đồ thị ở hình bên là đồ thị hàm số nào trong các hàm số sau:

Đề số 22 - Đề thi vào lớp 10 môn Toán 1

A. \(y = - 2{x^2}\)

B. \(y = - \dfrac{1}{4}{x^2}\)

C. \(y = - 4{x^2}\)

D. \(y = - \dfrac{1}{2}{x^2}\)

Câu 2. Tìm điều kiện của x để đẳng thức \(\sqrt {\dfrac{{x + 2}}{{x - 3}}} = \dfrac{{\sqrt {x + 2} }}{{\sqrt {x - 3} }}\) đúng.

A. \(x > 2\)

B. \(x \ge - 2\)

C. \(x \ge - 3\)

D. \(x > 3\)

Câu 3. Độ dài hai cạnh của một tam giác là 2 (cm) và 21 (cm). Số đo nào dưới đây có thể là độ dài cạnh thứ ba của tam giác đã cho?

A. 19 (cm)

B. 22 (cm)

C. 23(cm)

D. 24 (cm)

Câu 4. Tìm các giá trị của a sao cho \(\dfrac{{a - 1}}{{\sqrt a }} < 0.\)

A. \(a \ge 0\)

B. \(0 \le a < 1\)

C. \(a < 1\)

D. \(0 < a < 1\)

Câu 5. Cho số tự nhiên \(\overline {10203x} \) . Tìm tất cả các chữ số x thích hợp để số đã cho chia hết cho 3 mà không chia hết cho 9?

A. \(x \in \left\{ {0;6;9} \right\}\)

B. \(x \in \left\{ {0;3;6} \right\}\)

C. \(x \in \left\{ {3;6;9} \right\}\)

D. \(x \in \left\{ {0;3;9} \right\}\)

Câu 6. Biết phương trình \(a{x^2} + bx + c = 0\left( {a \ne 0} \right)\) có một nghiệm x = 1. Đẳng thức nào sau đây đúng ?

A. \(a - b - c = 0.\)

B. \(a + b - c = 0.\)

C. \(a + b + c = 0.\)

D. \(a - b + c = 0.\)

Câu 7. Xác định hàm số \(y = ax + b,\) biết đồ thị của hàm số đi qua hai điểm \(A\left( { - 2;5} \right)\) và \(B\left( {1; - 4} \right)\)

A. \(y = x - 3\)

B. \(y = - x - 3\)

C. \(y = - 3x - 1\)

D. \(y = 3x - 1\)

Câu 8. Trong các phân số sau, phân số nào viết dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn?

A. \(\dfrac{{17}}{{20}}.\)

B. \(\dfrac{7}{{55}}.\)

C. \(\dfrac{{19}}{{128}}.\)

D. \(\dfrac{{67}}{{625}}.\)

Câu 9.Tìm tất cả các giá trị của m để đồ thị hàm số \(y = \left( {2m + 1} \right){x^2}\) nằm phía dưới trục hoành.

A. \(m < - \dfrac{1}{2}\)

B. \(m > - \dfrac{1}{2}\)

C. \(m \ge - \dfrac{1}{2}\)

D. \(m \le - \dfrac{1}{2}\)

Câu 10: Phương trình \(\dfrac{3}{{1 - 4x}} = \dfrac{2}{{4x + 1}} - \dfrac{{8 + 6x}}{{16{x^2} - 1}}\) có bao nhiêu nghiệm?

A. 2

B. 0

C. 1

D. 3

Câu 11. Đẳng thức nào sau đây đúng với mọi \(x \le 0?\)

A. \(\sqrt {9{x^2}} = 3x\)

B. \(\sqrt {9{x^2}} = - 3x\)

C. \(\sqrt {9{x^2}} = 9x\)

D. \(\sqrt {9{x^2}} = - 9x\)

Câu 12. Tìm số tự nhiên n có hai chữ số, biết rằng tổng các chữ số của nó bằng 9 và nếu cộng thêm vào số đó 63 đơn vị thì được một số mới cũng viết bằng hai chữ số đó nhưng theo thứ tự ngược lại.

A. n = 36

B. n = 18

C. n = 45

D. n = 27

Câu 13. Cho \(Q = 4a - \sqrt {{a^2} - 4a + 4} ,\) với \(a \ge 2\) . Khẳng định nào sau đây đúng?

A. \(Q = 5a + 2.\)

B. \(Q = 3a - 2.\)

C. \(Q = 3a + 2.\)

D. \(Q = 5a - 2.\)

Câu 14. Biều thức \(M = {x^2} - 1\) bằng biểu thức nào sau đây?

A. \(M = \left( {1 - x} \right)\left( {x + 1} \right).\)

B. \(M = \left( {x - 1} \right)\left( {1 - x} \right).\)

C. \(M = \left( {x - 1} \right)\left( {x - 1} \right).\)

D. \(M = \left( {x - 1} \right)\left( {x + 1} \right).\)

Câu 15: Cho tam giác ABC, M thuộc cạnh AB, N thuộc cạnh BC, biết \(\dfrac{{MA}}{{MB}} = \dfrac{{NC}}{{NB}} = \dfrac{2}{5},MN = 15\left( {cm} \right).\). Tính độ dài cạnh AC.

A. AC = 21 (cm).

B. AC = 37,5 (cm)

C. AC = 52,5 (cm).

D. AC = 25 (cm).

Câu 16. Cho hai đường tròn (O) và (O’) cắt nhau tại A, B. Tiếp tuyến tại A của đường tròn (O’) cắt (O) tại C và của (O) cắ (O’) tại D. Biết \(\widehat {ABC} = {75^0}\) . Tính \(\widehat {ABD}?\)

A. \(\widehat {ABD} = {40^0}.\)

B. \(\widehat {ABD} = {150^0}.\)

C. \(\widehat {ABD} = {50^0}.\)

D. \(\widehat {ABD} = {75^0}.\)

Câu 17. Số đo 3 góc của một tam giác tỉ lệ với các số 2; 3; 5. Tìm số đo của góc nhỏ nhất.

A. \({36^0}\)

B. \({18^0}\)

C. \({24^0}\)

D. \({54^0}\)

Câu 18. Trong các hình cho dưới đây, hình nào mô tả góc ở tâm?

Đề số 22 - Đề thi vào lớp 10 môn Toán 2

A. Hình 3 và Hình 4.

B. Hình 1.

C. Hình 2.

D. Hình 1 và Hình 4

Câu 19. Tính \(M = \dfrac{{\sqrt {12} }}{{\sqrt 3 }}\)

A. \(M = 4\)

B. \(M = 3\)

C. \(M = 1\)

D. \(M = 2\)

Câu 20. Cho \(P = \sqrt {4{a^2}} - 6a.\) Khẳng định nào sau đây đúng?

A. \(P = - 4a.\)

B. \(P = - 4\left| a \right|.\)

C. \(P = 2a - 6\left| a \right|.\)

D. \(P = 2\left| a \right| - 6a.\)

Câu 21. Tính thể tích V của hình cầu có bán kính \(R = 3\left( {cm} \right).\)

A. \(V = 108\pi \left( {c{m^3}} \right)\)

B. \(V = 9\pi \left( {c{m^3}} \right)\)

C. \(V = 72\pi \left( {c{m^3}} \right)\)

D. \(V = 36\pi \left( {c{m^3}} \right)\)

Câu 22. Cho \(P = \sqrt {{{\left( {\sqrt 3 + 1} \right)}^2}} + \sqrt {{{\left( {1 - \sqrt 3 } \right)}^2}} \) . Khẳng định nào sau đây đúng?

A. \(P = 2\)

B. \(P = 2 + 2\sqrt 3 \)

C. \(P = 2 - \sqrt 3 \)

D. \(2\sqrt 3 \)

Câu 23. Khẳng định nào sau đây sai?

A. \(\cos \,{35^0} > \sin {40^0}.\)

B. \(\sin {35^0} > \cos \,{40^0}.\)

C. \(\sin {35^0} < \sin \,{40^0}.\)

D. \(\cos \,{35^0} > \cos {40^0}.\)

Câu 24. Bạn An chơi thả diều. Tại thời điểm dây diều dài 80(m) và tạo với phương thẳng đứng một góc \({50^0}\) . Tính khoảng cách d từ diều đến mặt đất tại thời điểm đó (giả sử dây diều căng và không giãn; kết quả làm tròn đến chữ số thập phân thứ hai).

Đề số 22 - Đề thi vào lớp 10 môn Toán 3

A. \(d \approx 51,42\left( m \right).\)

B. \(d \approx 57,14\left( m \right).\)

C. \(d \approx 54,36\left( m \right).\)

D. \(d \approx 61,28\left( m \right).\)

Câu 25. Tìm giá trị của m để hàm số \(y = \left( {2m - 1} \right)x + m + 2\) cắt trục hoành tại điểm có hoành độ bằng \( - \dfrac{2}{3}\) .

A. \(m = - \dfrac{1}{2}\)

B. \(m = \dfrac{1}{2}\)

C. \(m = - 8\)

D. \(m = 8\)

Câu 26: Phương trình bậc hai \(a{x^2} + bx + c = 0\left( {a \ne 0} \right)\) có biệt thức \(\Delta = {b^2} - 4ac < 0\). Khẳng định nào sau đây đúng?

A. Phương trình vô nghiệm.

B.Phương trình có nghiệm kép.

C. Phương trình có hai nghiệm phân biệt.

D. Phương trình có vô số nghiệm.

Câu 27. Tìm tất cả các giá trị của a, b để hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}2x + by = - 4\\bx - ay = - 5\end{array} \right.\) có nghiệm (x;y) = (1;-2)

A. \(a = 2,b = 2\)

B. \(a = - 4,b = 3\)

C. \(a = - 3,b = 4\)

D. \(a = - 4,b = - 5\)

Câu 28. Giải hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}2x - y = 1\\4x + y = 5\end{array} \right.\)

A. \(\left( {x;y} \right) = \left( { - 1; - 1} \right).\)

B. \(\left( {x;y} \right) = \left( { - 1;1} \right).\)

C. \(\left( {x;y} \right) = \left( {1;1} \right).\)

D. \(\left( {x;y} \right) = \left( {1; - 1} \right).\)

Câu 29. Tính bán kính r của đường tròn nội tiếp tam giác đều ABC cạnh a.

A. \(r = \dfrac{{a\sqrt 3 }}{6}.\)

B. \(r = a\sqrt 3 .\)

C. \(r = \dfrac{{a\sqrt 3 }}{3}.\)

D. \(r = \dfrac{{2a\sqrt 3 }}{3}.\)

Câu 30. Trong các số sau, số nào là số nguyên tố.

A. 29

B. 35.

C. 49.

D. 93

Câu 31. Cho một hình cầu có đường kính bằng 4 (cm). Tính diện tích S của hình cầu đó.

A. \(S = \dfrac{{16\pi }}{3}\left( {c{m^2}} \right)\) .

B. \(S = 16\pi \,\left( {c{m^2}} \right)\)

C. \(S = 64\pi \,\left( {c{m^2}} \right)\)

D. \(S = 32\pi \,\left( {c{m^2}} \right)\)

Câu 32. Trong các hàm số sau, hàm số nào đồng biến với mọi \(x \in R?\)

A. \(y = - 2x + 4.\)

B. \(y = \sqrt 3 x - 2.\)

C. \(y = - \left( {\dfrac{7}{2} + 2x} \right).\)

D. \(y = \dfrac{{1 - x}}{3}\)

Câu 33. Tìm điều kiện của m để hàm số \(y = \left( {2m - 1} \right)x + 2\) luôn đồng biến.

A. \(m \ge \dfrac{1}{2}.\)

B. \(m < \dfrac{1}{2}.\)

C. \(m > \dfrac{1}{2}.\)

D. \(m \le \dfrac{1}{2}.\)

Câu 34. Cho tứ giác ABCD có \(AB = BC = CD = DA.\) Khẳng định nào sau đây đúng?

A. Tứ giác ABCD là hình vuông.

B. Tứ giác ABCD là hình chữ nhật.

C. Tứ giác ABCD là hình thoi.

D. Tứ giác ABCD là hình thang cân.

Câu 35. Rút gọn biểu thức \(M = {\left( {x - y} \right)^2} - {\left( {x + y} \right)^2}.\)

A. \(M = - 2xy.\)

B. \(M = - 4xy.\)

C. \(M = - 2{x^2}.\)

D. \(M = - 2{y^2}.\)

Câu 36. Tính chu vi của tam giác cân ABC. Biết AB = 6(cm); AC = 12(cm).

A. 25(cm)

B. 24(cm).

C. 30 (cm).

D. 15 (cm).

Câu 37. Giải phuong trình: \({x^2} - 5x + 6 = 0.\)

A. \({x_1} = 2;{x_2} = 3.\)

B. \({x_1} = - 1;{x_2} = - 6.\)

C. \({x_1} = 1;{x_2} = 6.\)

D. \({x_1} = - 2;{x_2} = - 3.\)

Câu 38. Cho \(P = 4 + {4^2} + ... + {4^{2018}} + {4^{2019}}.\) Tìm số dư khi chia P cho 20.

A. 8.

B. 16.

C. 4.

D. 12.

Câu 39. Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH và đường trung tuyến AM \(\left( {H,M \in BC} \right)\) . Biết chu vi của tam giác là 72cm và AM – AH = 7 (cm). Tính diện tích S của tam giác ABC.

A. \(S = 48\left( {c{m^2}} \right)\)

B. \(S = 108\left( {c{m^2}} \right)\)

C. \(S = 148\left( {c{m^2}} \right)\)

D. \(S = 144\left( {c{m^2}} \right)\)

Câu 40. Cho các số a, b, c thỏa mãn \({a^2} + {b^2} + {c^2} + 6 = 2\left( {a + 2b + c} \right).\) Tính tổng \(T = a + b + c.\)

A. \(T = 6.\)

B. \(T = 2.\)

C. \(T = 4.\)

D. \(T = 8.\)

Câu 41. Cho tam giác ABC có AB = 20(cm), BC = 12 (cm), CA = 16 (cm). Tính chu vi của đường tròn nội tiếp tam giác đã cho.

A. \(16\pi \left( {cm} \right).\)

B. \(20\pi \left( {cm} \right).\)

C. \(13\pi \left( {cm} \right).\)

D. \(8\pi \left( {cm} \right).\)

Câu 42: Biết các cạnh của một tứ giác tỉ lệ với 2; 3; 4; 5 và độ dài cạnh lớn nhất hơn độ dài cạnh nhỏ nhất là 6(cm). Tính chu vi của tứ giác đó.

A. 28 (cm).

B. 42 (cm).

C. 14 (cm)

D. 56 (cm).

Câu 43: Cho phương trình \({x^2} - 2\left( {m + 1} \right)x + {m^2} - m + 3 = 0\) (m là tham số). Tìm các giá trị của m để phương trình đã cho có hai nghiệm phân biệt \({x_1},{x_2}\) thỏa mãn \(x_1^2 + x_2^2 = 10.\)

A. \(m = 1.\)

B. \(m = 4.\)

C. \(m = - 1.\)

D. \(m = - 4.\)

Câu 44. Cho tam giác ABC, biết \(\widehat B = {60^0},AB = 6\left( {cm} \right),BC = 4\left( {cm} \right).\) Tính độ dài của cạnh AC.

A. \(AC = 2\sqrt 7 \left( {cm} \right).\)

B. \(AC = \sqrt {52} \left( {cm} \right).\)

C. \(AC = 4\sqrt 5 \left( {cm} \right).\)

D. \(AC = 2\sqrt 3 \left( {cm} \right).\)

Câu 45. Mặt cầu (S) được gọi là ngoại tiếp hình lập phương ABCD.A’B’C’D’ nếu các đỉnh của hình laapoj phương đều thuộc mặt cầu (S). Biết hình lập phương có độ dài cạnh 2a, tính thể tích V của hình cầu ngoại tiếp hình lập phương đó.

A. \(V = 3\pi {a^3}.\)

B. \(V = 4\sqrt 3 \pi {a^3}.\)

C. \(V = \dfrac{{\sqrt 3 }}{2}\pi {a^3}.\)

D. \(V = 3\sqrt 2 \pi {a^3}.\)

Câu 46. Cho \(\widehat {xOy} = {45^0}.\) Trên tia Oy lấy hai điểm A, B sao cho \(AB = \sqrt 2 \left( {cm} \right).\) Tính độ dài hình chiếu vuông góc của đoạn thẳng AB trên Ox.

A. \(\dfrac{{\sqrt 2 }}{2}\left( {cm} \right).\)

B. \(\dfrac{{\sqrt 2 }}{4}\left( {cm} \right).\)

C. \(1\left( {cm} \right).\)

D. \(\dfrac{1}{2}\left( {cm} \right).\)

Câu 47: Một tấm tôn hình chữ nhật có chu vi là 48 cm. Người ta cắt bỏ mỗi góc của tấm tôn một hình vuông có cạnh 2cm rồi gấp lên thành một hình hộp chữ nhật không nắp có thể tích \(96c{m^3}.\) Giả sử tấm tôn có chiều dài là a, chiều rộng là b. Tính giá trị biểu thức \(P = {a^2} - {b^2}.\)

A. P = 80 B. P = 112.

C. P = 192. D. P = 256.

Câu 48.  Hai vòi nước cùng chảy vào một bể không có nước. Nếu cho vòi một chảy trong 3 giờ rồi hóa lại, sau đó cho vòi hai chảy tiếp trong 8 giờ nữa thì đầy bể. Nếu cho vòi một chảy trong 1 giờ, rồi cho cả hai vòi chảy tiếp trong 4 giờ nữa thì số nước chảy vào bằng \(\dfrac{8}{9}\) bể. Hỏi nếu chảy một mình thì vòi một sẽ chảy trong thời gian t bằng bao nhiêu thì đầy bể?

A. t = 10 giờ. B. t = 12 giờ.

C. t = 11 giờ. D. t = 9 giờ.

Câu 49. Kết quả rút gọn biểu thức \(A = \dfrac{x}{{x - 4}} + \dfrac{1}{{\sqrt x - 2}} + \dfrac{1}{{\sqrt x + 2}}\) với \(x \ge 0,x \ne 4\) có dạng \(\dfrac{{\sqrt x - m}}{{\sqrt x + n}}.\) Tính giá trị của m – n.

A. \(m - n = - 2.\)

B. \(m - n = - 4.\)

C. \(m - n = 4.\)

D. \(m - n = 2.\)

Câu 50. Cho hình vuông ABCD cạnh bằng a. Gọi E là trung điểm của CD. Tính độ dài dây cung chung CF của đường tròn đường kính BE và đường tròn đường kính CD.

A. \(CF = a.\)

B. \(CF = \dfrac{{2a\sqrt 5 }}{5}.\)

C. \(CF = \dfrac{{2a\sqrt 3 }}{3}.\)

D. \(CF = \dfrac{{a\sqrt 5 }}{5}.\)

Lời giải chi tiết

1.D

11.B

21.D

31.B

41.D

2.D

12.B

22.D

32.B

42.A

3.B

13.C

23.B

33.C

43.A

4.D

14.D

24.A

34.C

44.A

5.A

15.A

25.D

35.B

45.C

6.C

16.D

26.A

36.C

46.C

7.C

17.A

27.B

37.A

47.C

8.B

18.B

28.C

38

48.D

9.A

19.D

29.C

39.D

49.D

10.C

20.D

30.A

40.C

50

Câu 1.

Giả sử hàm số có dạng: \(y = a{x^2}\) . Ta có điểm \(\left( {2; - 2} \right)\) thuộc đồ thị đã cho nên: \( - 2 = a{.2^2} \Rightarrow a = \dfrac{{ - 1}}{2}\)

Vậy hàm số cần tìm là: \(y = - \dfrac{1}{2}{x^2}\)

Chọn D.

Câu 2.

Điều kiện để : \(\sqrt {\dfrac{{x + 2}}{{x - 3}}} = \dfrac{{\sqrt {x + 2} }}{{\sqrt {x - 3} }}\)đúng \( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x + 2 \ge 0\\x - 3 > 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x \ge - 2\\x > 3\end{array} \right.\) \( \Leftrightarrow x > 3\)

Chọn D.

Câu 3.

Gọi độ dài cạnh cần tìm của tam giác là a (cm)

Theo mối liên hệ giữa các cạnh trong một tam giác ta có a phải thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:

\(\left\{ \begin{array}{l}a + 2 > 21\\2 + 21 > a\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}a > 19\\a < 23\end{array} \right.\)

Vậy dựa vào các đáp án của đầu bài thì a = 22 (cm)

Chọn B.

Câu 4.

\(\dfrac{{a - 1}}{{\sqrt a }} < 0 \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}a - 1 < 0\\a > 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}a < 1\\a > 0\end{array} \right.\)

Chọn D.

Câu 5.

Ta có số tự nhiên : \(\overline {10203x} \vdots 3 \Leftrightarrow 1 + 0 + 2 + 0 + 3 + x \vdots 3\) \( \Leftrightarrow 6 + x \vdots 3\)

Khi đó x có thể nhận các giá trị \(\left\{ {0;3;6;9} \right\}\)

Mà số \(\overline {10203x} \) không chia hết cho 9 nên x = 3 không thỏa mãn.

Vậy \(x \in \left\{ {0;6;9} \right\}\)

Chọn A.

Câu 6.

Phương trình \(a{x^2} + bx + c = 0\left( {a \ne 0} \right)\) có \(a + b + c = 0\) thì phương trình luôn có nghiệm \(x = 1\) và nghiệm còn lại là \(x = \dfrac{c}{a}\) .

Chọn C.

Câu 7.

Đồ thị của hàm số \(y = ax + b,\)đi qua hai điểm \(A\left( { - 2;5} \right)\) và \(B\left( {1; - 4} \right)\) nên ta có: \(\left\{ \begin{array}{l} - 2a + b = 5\\a + b = - 4\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} - 3a = 9\\b = - 4 - a\end{array} \right. \) \(\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}a = - 3\\b = - 1\end{array} \right.\)

Vậy hàm số cần tìm là: \(y = - 3x - 1\)

Chọn C.

Câu 8:

Ta có: \(20 = {2^2}.5,\;\;55 = 5.11,\;\;128 = {2^7},\)\(\;\;625 = {5^4}.\)

Chỉ có mẫu số 55 là có ước nguyên tố 11 khác 2 và 5 nên phân số \(\dfrac{7}{{55}}.\)có thể viết được dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn.

Chọn B.

Câu 9.

Đồ thị hàm số \(y = \left( {2m + 1} \right){x^2}\) nằm phía dưới trục hoành tức là \(y < 0 \Leftrightarrow 2m + 1 < 0\)

\(\Leftrightarrow m < - \dfrac{1}{2}\,\,\left( {Do\,\,\,{x^2} \ge 0} \right)\)

Chọn A.

Câu 10:

Điều kiện: \(x \ne \pm \dfrac{1}{4}\)

\(\begin{array}{l}\dfrac{3}{{1 - 4x}} = \dfrac{2}{{4x + 1}} - \dfrac{{8 + 6x}}{{16{x^2} - 1}}\\ \Leftrightarrow - 3\left( {4x + 1} \right) = 2\left( {4x - 1} \right) - 8 - 6x\\ \Leftrightarrow - 12x - 3 = 8x - 2 - 8 - 6x\\ \Leftrightarrow - 14x = - 7 \Leftrightarrow x = \dfrac{1}{2}\left( {tm} \right)\end{array}\)

Vậy phương trình đã cho có 1 nghiệm.

Chọn C.

Câu 11.

Ta có: \(\sqrt {9{x^2}} = \sqrt {{{\left( {3x} \right)}^2}} = \left| {3x} \right| = - 3x\,\left( {Do\,\,x < 0} \right)\)

Chọn B.

Câu 12.

Gọi số tự nhiên n có hai chữ số là: \(\overline {ab} \,\,\left( {a \ne 0,a,b \in N} \right)\)

Tổng các chữ số của nó bằng 9 nên ta có: \(a + b = 9\,\,\left( 1 \right)\)

Nếu thêm vào số đó 63 đơn vị thì được một số mới cũng viết bằng hai chữ số đó nhưng theo thứ tự ngược lại. Nên ta có phương trình:

\(\begin{array}{l}\;\;\;\;\overline {ab} + 63 = \overline {ba} \Leftrightarrow 10a + b + 63 = 10b + a\\ \Leftrightarrow 9a - 9b = - 63 \Leftrightarrow a - b = - 7\,\,\;\;\left( 2 \right)\end{array}\)

Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}a + b = 9\\a - b = - 7\end{array} \right.\left\{ \begin{array}{l}a = 1\\b = 8\end{array} \right. \Rightarrow \overline {ab} = 18\)

Vậy số cần tìm là: n = 18.

Chọn B.

Câu 13.

\(Q = 4a - \sqrt {{a^2} - 4a + 4}\)\(\, = 4a - \sqrt {{{\left( {a - 2} \right)}^2}} \)\(\,= 4a - \left| {a - 2} \right| = 4a - \left( {a - 2} \right)\)\(\, = 3a + 2\left( {do\,\,a \ge 2} \right)\)

Chọn C.

Câu 14.

\(M = {x^2} - 1 = {x^2} - {1^2} = \left( {x - 1} \right)\left( {x + 1} \right)\)

Chọn D.

Câu 15

Đề số 22 - Đề thi vào lớp 10 môn Toán 4

Ta có: \(\dfrac{{MA}}{{MB}} = \dfrac{{NC}}{{NB}} = \dfrac{2}{5} \Rightarrow MN\parallel AC\)

\(\dfrac{{MA}}{{MB}} = \dfrac{2}{5},MA + MB = AB\)

\(\Rightarrow \dfrac{{MA}}{{AB}} = \dfrac{2}{7};\dfrac{{MB}}{{AB}} = \dfrac{5}{7}\)

Áp dụng định lý Talet trong tam giác ABC với MN//AC ta có:

\(\dfrac{{MB}}{{AB}} = \dfrac{{MN}}{{AC}} = \dfrac{5}{7}\)

\(\Rightarrow AC = \dfrac{{7MN}}{5} = \dfrac{{7.15}}{5} = 21\left( {cm} \right)\)

Chọn A.

Câu 16.

Đề số 22 - Đề thi vào lớp 10 môn Toán 5

Xét tam giác ABC và tam giác DBA có:

\(\widehat {CAB} = \widehat {ADB}\) (góc nội tiếp và góc tạo bởi tiếp tuyến và dây cung của

đường tròn (O’) cùng chắn cung AB)

\(\widehat {ACB} = \widehat {BAD}\)(góc nội tiếp và góc tạo bởi tiếp tuyến và dây cung của

 đường tròn (O) cùng chắn cung AB)

Vậy \(\Delta ABC \sim \Delta DBA\) (g-g)

Khi đó ta có: \(\widehat {ABC} = \widehat {ABD} = {75^0}\)(2 góc tương ứng)

Chọn D.

Câu 17.

Gọi các góc của tam giác lần lượt có số đo là: x, y, z (độ) giả sử: x < y < z

Ta có: 3 góc của tam giác tỉ lệ với các số: 2; 3; 5 nên ta có: \(\dfrac{x}{2} = \dfrac{y}{3} = \dfrac{z}{5}\)

Áp dụng tính chất của dãy tỷ số bằng nhau ta có: \(\dfrac{x}{2} = \dfrac{y}{3} = \dfrac{z}{5} = \dfrac{{x + y + z}}{{10}} = \dfrac{{180}}{{10}} = 18\)

Từ đó ta có: \(\dfrac{x}{2} = 18 \Rightarrow x = 36\)

Vậy góc nhỏ nhất của tam giác có số đo là: \({36^0}\) .

Chọn A.

Câu 18.

Góc ở tâm là góc có đỉnh trùng với tâm của đường tròn. Hai cạnh của góc ở tâm cắt đường tròn ở hai điểm, hai điểm này chia đường tròn thành hai cung.

Chọn B.

Câu 19.

\(M = \dfrac{{\sqrt {12} }}{{\sqrt 3 }} = \sqrt {\dfrac{{12}}{3}} = \sqrt 4 = 2\)

Chọn D

Câu 20.

\(P = \sqrt {4{a^2}} - 6a = \sqrt {{{\left( {2a} \right)}^2}} - 6a = \left| {2a} \right| - 6a = 2\left| a \right| - 6a.\)

Chọn D.

Câu 21.

Áp dụng công thức tính thể tích hình cầu ta có: \(V = \dfrac{4}{3}\pi {R^3} = \dfrac{4}{3}\pi {.3^3} = 36\pi \left( {c{m^3}} \right)\)

Chọn D.

Câu 22.

\(P = \sqrt {{{\left( {\sqrt 3 + 1} \right)}^2}} + \sqrt {{{\left( {1 - \sqrt 3 } \right)}^2}} \)

\(\;\;\;= \left| {\sqrt 3 + 1} \right| + \left| {1 - \sqrt 3 } \right| \)

\(\;\;\;= \sqrt 3 + 1 + \sqrt 3 - 1 = 2\sqrt 3 \) \(\left( {do\,\,\sqrt 3 + 1 > 0;\,1 - \sqrt 3 < 0} \right)\)

Chọn D.

Câu 23.

Sử dụng máy tính bỏ túi để làm bài toán ta thấy đáp án B sai.

Chọn B.

Câu 24.

Ta có: \(\cos {50^0} = \dfrac{d}{{80}} \Rightarrow d \approx 51,42\left( m \right)\)

Chọn A.

Câu 25.

Đồ thị hàm số \(y = \left( {2m - 1} \right)x + m + 2\) cắt trục hoành tại điểm có hoành độ bằng \( - \dfrac{2}{3}\) . Tức là điểm \(\left( { - \dfrac{2}{3};0} \right)\) thuộc vào đồ thị hàm số.

Khi đó ta có: \(0 = \left( {2m - 1} \right).\left( { - \dfrac{2}{3}} \right) + m + 2 \) \(\Leftrightarrow m = 8\).

Chọn D.

Câu 26.

Do phương trình bậc hai có \(\Delta < 0\)nên phương trình vô nghiệm.

Chọn A.

Câu 27.

Thay \(x = 1;y = - 2\) vào hệ phương trình ta được: \(\left\{ \begin{array}{l}2.1 + b.\left( { - 2} \right) = - 4\\b.1 - a.\left( { - 2} \right) = - 5\end{array} \right.\)

\(\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} - 2b = - 6\\b + 2a = - 5\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}b = 3\\a = - 4\end{array} \right.\)

Vậy chọn B.

Câu 28.

\(\left\{ \begin{array}{l}2x - y = 1\\4x + y = 5\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}6x = 6\\y = 2x - 1\end{array} \right.\)

\(\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = 1\\y = 1\end{array} \right.\)

Vậy hệ phương trình đã cho có nghiệm là: \(\left( {x;y} \right) = \left( {1;1} \right).\)

Chọn C.

Câu 29.

Ta có đường trung tuyến trong tam giác đều cạnh a có độ dài là: \(\dfrac{{a\sqrt 3 }}{2}\) ‘

Khi đó bán kính r của đường tròn nội tiếp tam giác đều ABC là: \(\dfrac{2}{3}.\dfrac{{a\sqrt 3 }}{2} = \dfrac{{a\sqrt 3 }}{3}\)

Chọn C.

Câu 30:

Ta có số 29 chỉ có ước là 1 và chính nó nên số 29 là số nguyên tố.

Chọn A.

Câu 31.

Ta có: hình cầu có đường kính bằng 4(cm) nên bán kính bằng 2 (cm)

Khi đó ta có diện tích S của hình cầu là: \(S = 4\pi {2^2} = 16\pi \left( {c{m^2}} \right)\)

Chọn B.

Câu 32.

Xét các đápán ta thấy hàm số \(y = \sqrt 3 x - 2.\) có hệ số \(a = \sqrt 3 > 0\) . Nên hàm số này đồng biến với mọi \(x \in R.\)

Chọn B.

Câu 33.

Hàm số \(y = \left( {2m - 1} \right)x + 2\) luôn đồng biến khi \(2m - 1 > 0 \Leftrightarrow m > \dfrac{1}{2}.\)

Chọn C.

Câu 34.

Chọn C.

Câu 35.

\(M = {\left( {x - y} \right)^2} - {\left( {x + y} \right)^2} \)\(\,= \left( {x - y + x + y} \right)\left( {x - y - x - y} \right) \)\(\,= - 4xy.\)

Chọn B.

Câu 36.

Ta có tam giác ABC cân mà đầu bài cho AB = 6(cm); AC = 12(cm) nên tam giác đó không thể cân tại A mà chỉ có thể cân tại B hoặc C,

TH1: giả sử tam giác cân tại B thì ta có BA = BC = 6 (cm). Mà theo mối quan hệ giữa các cạnh trong tam giác ta có: BA + BC > AC tức là: 6 + 6 > 12 (vô lý). Vậy tam giác ABC không thể cân tại B.

TH2: Khi đó ta có tam giác ABC cân tại C tức là: CA = CB = 12(cm).

Khi đó chu vi của tam giác ABC là: 12 + 12 + 6 = 30 (cm).

Chọn C.

Câu 37.

Ta có: \(\Delta = {b^2} - 4ac = 25 - 24 = 1 > 0\) Khi đó phương trình đã cho có hai nghiệm: \({x_1} = \dfrac{{5 - 1}}{2} = 2;{x_2} = \dfrac{{5 + 1}}{2} = 3\)

Chọn A.

Câu 39.

Đề số 22 - Đề thi vào lớp 10 môn Toán 6

Đặt AH = a (a > 0 ) khi đó ta có: AM = a + 7 (cm).

Lại có tam giác ABC vuông tại A, có trung tuyến AM nên BC = 2AM

\( \Rightarrow BC = 2\left( {a + 7} \right)\)

Áp dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông ABC ta có: \(AB.AC = AH.BC = 2a.\left( {a + 7} \right) = 2{a^2} + 14a.\,\,\left( 1 \right)\)

Chu vi của tam giác bằng 72 nên ta có: \(AB + AC + BC = 72 \Rightarrow AB + AC = 72 - 2\left( {a + 7} \right)\)

Áp dụng định lý Py – ta – go trong tam giác vuông ABC ta có: \(A{B^2} + A{C^2} = B{C^2} = 4{\left( {a + 7} \right)^2}\)

\(\begin{array}{l} \Rightarrow 2AB.AC = {\left( {AB + AC} \right)^2} - \left( {A{B^2} + A{C^2}} \right)\\\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\; = {\left[ {72 - 2\left( {a + 7} \right)} \right]^2} - 4{\left( {a + 7} \right)^2}\\ \Leftrightarrow 2AB.AC = 4{\left( {29 - a} \right)^2} - 4{\left( {a + 7} \right)^2}\\ \Leftrightarrow AB.AC = 2\left( {841 - 58a + {a^2}} \right) - 2\left( {{a^2} + 14a + 49} \right)\\ \Leftrightarrow AB.AC = 1584 - 144a\,\,\,\,\left( 2 \right)\end{array}\)

Từ (1) và (2) ta có phương trình

\(2{a^2} + 14a = 1584 - 144a \Leftrightarrow {a^2} + 79a - 792 = 0 \)

\(\Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}a = 9\left( {tm} \right)\\a = - 88\left( {ktm} \right)\end{array} \right.\)

Vậy AH = 9 (cm); BC = 2(9 + 7) = 32 (cm). Khi đó diện tích của tam giác ABC là: \(S = \dfrac{1}{2}AH.BC = \dfrac{1}{2}.9.32 = 144\left( {c{m^2}} \right).\)

Chọn D.

Câu 40.

Ta có:

 \(\begin{array}{l}{a^2} + {b^2} + {c^2} + 6 = 2\left( {a + 2b + c} \right)\\ \Leftrightarrow {a^2} - 2a + 1 + {b^2} - 4b + 4 + {c^2} - 2c + 1 = 0\\ \Leftrightarrow {\left( {a - 1} \right)^2} + {\left( {b - 2} \right)^2} + {\left( {c - 1} \right)^2} = 0\\ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}a - 1 = 0\\b - 2 = 0\\c - 1 = 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}a = 1\\b = 2\\c = 1\end{array} \right.\end{array}\)

Nên \(T = a + b + c = 1 + 2 + 1 = 4.\)

Chọn C.

Câu 41.

Ta có: \(p = \dfrac{{20 + 12 + 16}}{2} = 24\)

Ta có: \(S = pr \)

\(\Rightarrow r = \dfrac{S}{p} = \dfrac{{\sqrt {p\left( {p - a} \right)\left( {p - b} \right)\left( {p - c} \right)} }}{p} \)\(\,= \dfrac{{\sqrt {24.\left( {24 - 20} \right).\left( {24 - 12} \right).\left( {24 - 16} \right)} }}{{24}} \)\(\,= \dfrac{{96}}{{24}} = 4\)

Khi đó chu vi đường tròn nội tiếp tam giác ABC là: \(C = 2\pi r = 2\pi .4 = 8\pi \) (cm).

Chọn D.

Câu 42.

Gọi các cạnh của một tứ giác lần lượt là: \(x,y,z,t\left( {0 < x < y < z < t} \right)\)

Các cạnh của một tứ giác tỉ lệ với 2; 3; 4; 5 nên ta có: \(\dfrac{x}{2} = \dfrac{y}{3} = \dfrac{z}{4} = \dfrac{t}{5}\)

Độ dài cạnh lớn nhất hơn độ dài cạnh nhỏ nhất là 6(cm) nên ta có: \(t - x = 6\)

Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau ta có: \(\dfrac{x}{2} = \dfrac{y}{3} = \dfrac{z}{4} = \dfrac{t}{5} = \dfrac{{t - x}}{{5 - 2}} = \dfrac{6}{3} = 2\)

\(\begin{array}{l}\dfrac{x}{2} = 2 \Rightarrow x = 4\left( {cm} \right)\\\dfrac{y}{3} = 2 \Rightarrow x = 6\left( {cm} \right)\\\dfrac{z}{4} = 2 \Rightarrow z = 8\left( {cm} \right)\\\dfrac{t}{5} = 2 \Rightarrow t = 10\left( {cm} \right)\end{array}\)

Khi đó chu vi của tứ giác là: \(4 + 6 + 8 + 10 = 28\left( {cm} \right).\)

Chọn A.

Câu 43.

Phương trình đã cho có hai nghiệm phân biệt khi và chỉ khi \(\Delta ' > 0 \Leftrightarrow {\left( {m + 1} \right)^2} - {m^2} + m - 3 > 0 \Leftrightarrow m > \dfrac{2}{3}\)

Áp dụng hệ thức Viet ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}{x_1} + {x_2} = 2\left( {m + 1} \right)\\{x_1}.{x_2} = {m^2} - m + 3\end{array} \right.\)

Theo đề bài ta có: \(x_1^2 + x_2^2 = 10\)

\(\Leftrightarrow {\left( {{x_1} + {x_2}} \right)^2} - 2{x_1}{x_2} = 10\)

\(\Leftrightarrow 4{\left( {m + 1} \right)^2} - 2\left( {{m^2} - m + 3} \right) = 10\)

\(\Leftrightarrow 2{m^2} + 10m - 12 = 0\)

\(\Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}m = 1\left( {tm} \right)\\m = - 6\left( {ktm} \right)\end{array} \right.\)

Chọn A.

Câu 44.

Đề số 22 - Đề thi vào lớp 10 môn Toán 7

Từ A kẻ \(AH \bot BC\) khi đó trong tam giác ABH ta có:

\(AH = AB.\sin B = 6.\sin 60 = 3\sqrt 3 \,\left( {cm} \right)\)

Áp dụng định lý Pytago trong tam giác ABH ta có:

\(B{H^2} = A{B^2} - A{H^2} = {6^2} - {\left( {3\sqrt 3 } \right)^2} = 9\)

\(\Rightarrow BH = 3\left( {cm} \right)\)

Khi đó ta có: \(CH = BC - BH = 4 - 3 = 1\left( {cm} \right)\)

Áp dụng định lý Pytago trong tam giác vuông ACH ta có: \(A{C^2} = A{H^2} + H{C^2} = {\left( {3\sqrt 3 } \right)^2} + 1 = 28 \)

\(\Rightarrow AC = 2\sqrt 7 \left( {cm} \right)\)

Chọn A.

Câu 45.

Đề số 22 - Đề thi vào lớp 10 môn Toán 8

Hình lập phương ABCD.A’B’C’D’ với I là tâm của hình lập

phương suy ra I chính là tâm của mặt cầu (S). I là trung điểm của A’C.

Từ đó ta có: \(R = IC = \dfrac{{A'C}}{2} = \dfrac{{\sqrt {AA{'^2} + A{C^2}} }}{2}\)\(\, = \dfrac{{\sqrt {AA{'^2} + A{B^2} + B{C^2}} }}{2} \)\(\,= \dfrac{{\sqrt {{a^2} + {a^2} + {a^2}} }}{2} = \dfrac{{a\sqrt 3 }}{2}\)

Vậy \({V_{mc}} = \dfrac{4}{3}\pi {R^3} = \dfrac{4}{3}.\pi .{\left( {\dfrac{{a\sqrt 3 }}{2}} \right)^3} = \dfrac{4}{3}\pi \dfrac{{3\sqrt 3 {a^3}}}{8} = \dfrac{{\sqrt 3 \pi {a^3}}}{2}\)

Chọn C.

Câu 46.

Đề số 22 - Đề thi vào lớp 10 môn Toán 9

Đặt \(OA' = a,\;\;OB' = b.\)

Ta có \(\Delta OA'A\) vuông cân tại \(A' \Rightarrow OA' = AA' = a \Rightarrow OA = a\sqrt 2 .\)

\(\Delta OBB'\) vuông cân tại \(B' \Rightarrow OB' = BB' = b \Rightarrow OB = b\sqrt 2 .\)

Theo đề bài ta có: \(AB = \sqrt 2 \Rightarrow OB = OA + \sqrt 2 \Leftrightarrow b\sqrt 2 = a\sqrt 2 + \sqrt 2 \)

\( \Leftrightarrow b - a = 1 \Leftrightarrow OB' - OA' = 1 \Leftrightarrow A'B' = 1.\)

Chọn C.

Câu 47

Nửa chu vi của hình chữ nhật là: \(a + b = \dfrac{{48}}{2} = 24 \Rightarrow b = 24 - a\)

Chiều dài của mặt đáy hình chữ nhật là: \(a - 4\left( {cm} \right).\)

Chiều rộng của mặt đáy hình chữ nhật là: \(24 - a - 4 = 20 - a\left( {cm} \right).\)

Ta cần có điều kiện: \(\left\{ \begin{array}{l}a - 4 > 0\\24 - a > 0\\20 - a > 0\\24 - a \le a\end{array} \right. \Leftrightarrow 12 \le a < 24\)

Theo bài ra, ta có phương trình:

\(2.\left( {a - 4} \right).\left( {20 - a} \right) = 96 \)

\(\Leftrightarrow 20a - {a^2} - 80 + 4a = 48\)

\(\Leftrightarrow {a^2} - 24a + 128 = 0 \)

\(\Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}a = 16\left( {tm} \right)\\a = 8\left( {ktm} \right)\end{array} \right.\)

Khi đó ta có chiều dài là 16 (cm), chiều rộng là 24 – 16= 8 (cm) . Nên \(P = {a^2} - {b^2} = {16^2} - {8^2} = 192.\)

Chọn C.

Câu 48.

Gọi thời gian chảy một mình đầy bể của vòi 1 là: x (giờ) (x>3)

Thời gian chảy một mình đầy bể của vòi 2 là: y (giờ) (y > 8)

Mỗi giờ vòi 1 sẽ chảy được: \(\dfrac{1}{x}\) (bể)

Mỗi giờ vỏi 2 sẽ chảy được: \(\dfrac{1}{y}\) (bể)

Theo bài ra ta có: \(\dfrac{3}{x} + \dfrac{8}{y} = 1\left( 1 \right)\)

Vòi 1 chảy được 5 giờ, vòi 2 chảy được 4 giờ sẽ được \(\dfrac{8}{9}\) bể nên ta có phương trình: \(\dfrac{5}{x} + \dfrac{4}{y} = \dfrac{8}{9}\left( 2 \right)\)

Từ (1) và (2) giải hệ phương trình ta tìm được x = 9; y = 12 (giờ)

Chọn D.

Câu 49.

với \(x \ge 0,x \ne 4\)

\(A = \dfrac{x}{{x - 4}} + \dfrac{1}{{\sqrt x - 2}} + \dfrac{1}{{\sqrt x + 2}}\)

\(\;\;\;= \dfrac{{x + \sqrt x + 2 + \sqrt x - 2}}{{x - 4}} \)

\(\;\;\;= \dfrac{{\sqrt x \left( {\sqrt x + 2} \right)}}{{\left( {\sqrt x - 2} \right)\left( {\sqrt x + 2} \right)}} \)

\(\;\;\;= \dfrac{{\sqrt x }}{{\sqrt x - 2}}\)

Vậy \(m = 0;n = - 2 \Rightarrow m - n = 2\)

Chọn D.

Câu 50.

Đề số 22 - Đề thi vào lớp 10 môn Toán 10

Đặt \(BI = R,\;\;CE = r,\;\;KC = x\;\;\left( {0 < x < a} \right).\)

\(\begin{array}{l}BE = \sqrt {{a^2} + \dfrac{{{a^2}}}{4}} = \sqrt {\dfrac{{5{a^2}}}{4}} = \dfrac{{a\sqrt 5 }}{2} \Rightarrow BI = IE = \dfrac{{a\sqrt 5 }}{4} = R.\\CE = \dfrac{a}{2} = r,\;\;KE = \sqrt {C{E^2} - K{C^2}} = \sqrt {{r^2} - {x^2}} .\\KI = \sqrt {I{C^2} - K{C^2}} = \sqrt {{R^2} - {x^2}} .\\ \Rightarrow IE = KE + KI\\ \Leftrightarrow R = \sqrt {{R^2} - {x^2}} + \sqrt {{r^2} - {x^2}} \\ \Leftrightarrow {R^2} = {R^2} + {r^2} - 2{x^2} + 2\sqrt {\left( {{R^2} - {x^2}} \right)\left( {{r^2} - {x^2}} \right)} \\ \Leftrightarrow 2{x^2} - {r^2} = 2\sqrt {{R^2}{r^2} - \left( {{R^2} + {r^2}} \right){x^2} + {x^4}} \\ \Leftrightarrow 4{x^4} - 4{r^2}{x^2} + {r^4} = 4{R^2}{r^2} - 4\left( {{R^2} + {r^2}} \right){x^2} + 4{x^4}\;\;\;\left( {2{x^2} \ge {r^2}} \right)\\ \Leftrightarrow 4\left( {{R^2} + {r^2}} \right){x^2} - 4{r^2}{x^2} = 4{R^2}{r^2} - {r^4}\\ \Leftrightarrow 4{R^2}{x^2} = 4{R^2}{r^2} - {r^4}\\ \Leftrightarrow {x^2} = \dfrac{{4{R^2}{r^2} - {r^4}}}{{4{R^2}}} = \dfrac{{4.\dfrac{{5{a^2}}}{{16}}.\dfrac{{{a^2}}}{4} - \dfrac{{{a^4}}}{{16}}}}{{4.\dfrac{{5{a^2}}}{{16}}}} = \dfrac{{{a^2}}}{5}\\ \Rightarrow KC = x = \dfrac{{a\sqrt 5 }}{5} \Rightarrow FC = 2x = \dfrac{{2a\sqrt 5 }}{5}.\end{array}\)

Chọn B

Bạn đang khám phá nội dung Đề số 22 - Đề thi vào lớp 10 môn Toán trong chuyên mục giải bài tập toán lớp 9 trên nền tảng môn toán. Được biên soạn chuyên sâu và bám sát chương trình sách giáo khoa hiện hành, bộ bài tập lý thuyết toán thcs này cam kết tối ưu hóa toàn diện quá trình ôn luyện, củng cố kiến thức Toán lớp 9 cho học sinh, đặc biệt là chuẩn bị cho các kỳ thi quan trọng, thông qua phương pháp tiếp cận trực quan và mang lại hiệu quả học tập vượt trội.
Ghi chú: Quý thầy, cô giáo và bạn đọc có thể chia sẻ tài liệu trên MonToan.com.vn bằng cách gửi về:
Facebook: MÔN TOÁN
Email: montoanmath@gmail.com

Bài viết liên quan

Đề số 22 - Đề thi vào lớp 10 môn Toán: Phân tích chi tiết và hướng dẫn giải

Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 là một bước ngoặt quan trọng trong quá trình học tập của mỗi học sinh. Để đạt kết quả tốt nhất, việc luyện tập với các đề thi thử chất lượng là vô cùng cần thiết. Đề số 22 - Đề thi vào lớp 10 môn Toán tại montoan.com.vn được xây dựng với mục tiêu cung cấp cho học sinh một công cụ ôn tập hiệu quả, giúp các em tự tin bước vào phòng thi.

Cấu trúc đề thi và các dạng bài tập thường gặp

Đề thi vào lớp 10 môn Toán thường bao gồm các dạng bài tập sau:

  • Đại số: Giải phương trình, hệ phương trình, bất phương trình, hàm số, phương trình bậc hai, phương trình vô tỷ.
  • Hình học: Chứng minh các tính chất hình học, tính diện tích, thể tích, giải bài toán liên quan đến đường tròn, tam giác, tứ giác.
  • Số học: Các bài toán về số nguyên tố, chia hết, ước chung lớn nhất, bội chung nhỏ nhất.
  • Tổ hợp - Xác suất: Các bài toán đếm, tính xác suất.

Đề số 22 bao gồm đầy đủ các dạng bài tập này, được sắp xếp theo mức độ khó tăng dần, giúp học sinh có thể làm quen và rèn luyện kỹ năng giải quyết từng loại bài tập một cách hiệu quả.

Hướng dẫn giải chi tiết và phân tích lỗi sai

Điểm đặc biệt của Đề số 22 tại montoan.com.vn là mỗi câu hỏi đều được cung cấp đáp án chi tiết và lời giải đầy đủ. Bên cạnh đó, chúng tôi còn phân tích các lỗi sai thường gặp khi giải bài tập, giúp học sinh hiểu rõ nguyên nhân gây ra lỗi và tránh lặp lại trong các bài thi sau.

Lợi ích khi luyện tập với Đề số 22

Luyện tập với Đề số 22 - Đề thi vào lớp 10 môn Toán mang lại nhiều lợi ích cho học sinh:

  • Nâng cao kiến thức: Củng cố và hệ thống hóa kiến thức đã học trong chương trình Toán lớp 9.
  • Rèn luyện kỹ năng: Phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề, tư duy logic và quản lý thời gian.
  • Làm quen với cấu trúc đề thi: Giúp học sinh làm quen với cấu trúc đề thi tuyển sinh vào lớp 10, giảm bớt áp lực tâm lý khi bước vào phòng thi.
  • Đánh giá năng lực: Giúp học sinh tự đánh giá năng lực của mình và xác định những kiến thức còn yếu để tập trung ôn tập.

Mẹo làm bài thi Toán vào lớp 10 hiệu quả

Để đạt kết quả tốt nhất trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Toán, học sinh cần lưu ý một số mẹo sau:

  1. Đọc kỹ đề bài: Đảm bảo hiểu rõ yêu cầu của bài toán trước khi bắt đầu giải.
  2. Lập kế hoạch giải bài: Xác định các bước cần thực hiện để giải bài toán một cách logic.
  3. Sử dụng công thức và định lý: Áp dụng các công thức và định lý đã học để giải bài toán một cách nhanh chóng và chính xác.
  4. Kiểm tra lại kết quả: Sau khi giải xong bài toán, hãy kiểm tra lại kết quả để đảm bảo tính chính xác.
  5. Quản lý thời gian: Phân bổ thời gian hợp lý cho từng câu hỏi để đảm bảo hoàn thành bài thi trong thời gian quy định.

montoan.com.vn – Đồng hành cùng học sinh trên con đường chinh phục tri thức

montoan.com.vn là một nền tảng học toán online uy tín, cung cấp cho học sinh các khóa học chất lượng, đề thi thử đa dạng và đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm. Chúng tôi cam kết đồng hành cùng học sinh trên con đường chinh phục tri thức, giúp các em đạt được thành công trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 và các kỳ thi khác.

Ví dụ minh họa một bài toán trong Đề số 22

Bài toán: Giải phương trình: x2 - 5x + 6 = 0

Lời giải:

Ta có phương trình: x2 - 5x + 6 = 0

Đây là phương trình bậc hai có dạng ax2 + bx + c = 0 với a = 1, b = -5, c = 6.

Tính delta: Δ = b2 - 4ac = (-5)2 - 4 * 1 * 6 = 25 - 24 = 1

Δ > 0, phương trình có hai nghiệm phân biệt:

x1 = (-b + √Δ) / 2a = (5 + 1) / 2 = 3

x2 = (-b - √Δ) / 2a = (5 - 1) / 2 = 2

Vậy phương trình có hai nghiệm là x1 = 3x2 = 2.

Đây chỉ là một ví dụ nhỏ trong Đề số 22. Đề thi còn nhiều bài tập khác với độ khó và dạng bài phong phú, đòi hỏi học sinh phải có kiến thức vững chắc và kỹ năng giải quyết vấn đề tốt.

Tài liệu, đề thi và đáp án Toán 9

Tài liệu, đề thi và đáp án Toán 9