1. Môn Toán
  2. Đề số 30 - Đề thi vào lớp 10 môn Toán

Đề số 30 - Đề thi vào lớp 10 môn Toán

Đề số 30 - Đề thi vào lớp 10 môn Toán tại montoan.com.vn

Chào mừng bạn đến với bài viết phân tích và giải chi tiết Đề số 30 - Đề thi vào lớp 10 môn Toán.

Đây là một trong những đề thi thử quan trọng giúp các em học sinh làm quen với cấu trúc đề thi chính thức và rèn luyện kỹ năng giải toán.

Đề thi vào lớp 10 môn Toán - Đề số 30 có đáp án và lời giải chi tiết

Đề bài

Câu 1 (1 điểm):

Thực hiện phép tính: \(\left( {\sqrt 3 + 1} \right).\dfrac{{\sqrt 3 - 3}}{{2\sqrt 3 }}.\)

Câu 2 (1 điểm):

Cho hàm số \(y = - \dfrac{1}{2}{x^2}\) có đồ thị \(\left( P \right)\) và đường thẳng \(\left( d \right):\;\;y = 3 - 4x.\) Lập phương trình đường thẳng \(\left( \Delta \right)\) song song với \(\left( d \right)\) và cắt \(\left( P \right)\) tại điểm \(M\) có hoành độ bằng \(2.\)

Câu 3 (1 điểm):

Rút gọn biểu thức sau: \(A = \left( {1 - \dfrac{{2\sqrt x }}{{3\sqrt x + 1}} - \dfrac{{1 - 2\sqrt x }}{{1 - 9x}}} \right):\left( {\dfrac{{6\sqrt x + 5}}{{3\sqrt x + 1}} - 2} \right)\)\(\;\;\;\left( {x \ge 0,\;\;x \ne \dfrac{1}{9}} \right).\)

Câu 4 (1,5 điểm):

Cho phương trình \({x^2} - x + m + 1 = 0\) (m là tham số).

a) Giải phương trình với \(m = - 3.\)

b) Tìm tất cả các giá trị của m để phương trình đã cho có hai nghiệm \({x_1},\;{x_2}\) thỏa mãn điều kiện: \(\left| {{x_1} - {x_2}} \right| = 2.\)

Câu 5 (1 điểm):

Một tam giác vuông có chu vi bằng 24 cm. Độ dài hai cạnh góc vuông hơn kém nhau 2 cm. Tính diện tích tam giác vuông đó.

Câu 6 (1,0 điểm) Cho hình nón có bán kính đáy bằng 3m, diện tích toàn phần bằng \(24\pi \,\,{m^2}\). Tính thể tích của hình nón.

Câu 7 (2,5 điểm)Cho tam giác ABC có ba góc nhọn nội tiếp đường tròn tâm O. Các đường cao AA’, BB’, CC’ của tam giác ABC cắt nhau tại H. Đường thẳng AO cắt đường tròn tâm O tại D khác A.

a) Chứng minh tứ giác AB’HC’ nội tiếp đường tròn.

b) Gọi I là giao điểm của hai đường thẳng HD và BC. Chứng minh I là trung điểm của đoạn BC.

c) Tính \(\dfrac{{AH}}{{AA'}} + \dfrac{{BH}}{{BB'}} + \dfrac{{CH}}{{CC'}}\).

Câu 8 (1,0 điểm) Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức \(T = 3{x^2} + 4{y^2} + 4xy + 2x - 4y + 2021\)

Lời giải chi tiết

Câu 1:

Thực hiện phép tính: \(\left( {\sqrt 3 + 1} \right).\dfrac{{\sqrt 3 - 3}}{{2\sqrt 3 }}.\)

\(\begin{array}{l}\;\;\;\left( {\sqrt 3 + 1} \right).\dfrac{{\sqrt 3 - 3}}{{2\sqrt 3 }}\\ = \left( {\sqrt 3 + 1} \right)\dfrac{{\sqrt 3 \left( {1 - \sqrt 3 } \right)}}{{2\sqrt 3 }}\\ = \dfrac{{\sqrt 3 \left( {1 - 3} \right)}}{{2\sqrt 3 }} = \dfrac{{ - 2\sqrt 3 }}{{2\sqrt 3 }} = - 1.\end{array}\)

Câu 2:

Cho hàm số \(y = - \dfrac{1}{2}{x^2}\) có đồ thị \(\left( P \right)\) và đường thẳng \(\left( d \right):\;\;y = 3 - 4x.\) Lập phương trình đường thẳng \(\left( \Delta \right)\) song song với \(\left( d \right)\) và cắt \(\left( P \right)\) tại điểm \(M\) có hoành độ bằng \(2.\)

Gọi phương trình đường thẳng \(\left( \Delta \right):\;\;y = ax + b.\)

Khi đó \(\left( \Delta \right)//\left( d \right) \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}a = - 4\\b \ne 3\end{array} \right.\) \( \Rightarrow \left( \Delta \right):\;\;y = - 4x + b.\)

Điểm \(M\) có hoành độ bằng \(2\) và thuộc đồ thị hàm số \(\left( P \right) \Rightarrow y = - \dfrac{1}{2}{.2^2} = - 2 \Rightarrow M\left( {2; - 2} \right).\)

Điểm \(M\left( {2; - 2} \right) \in \left( \Delta \right) \) \(\Rightarrow - 2 = - 4.2 + b \Leftrightarrow b = 6\;\;\left( {tm} \right).\)

Vậy phương trình đường thẳng \(\left( \Delta \right):\;\;y = - 4x + 6.\)

Câu 3:

Rút gọn biểu thức sau: \(A = \left( {1 - \dfrac{{2\sqrt x }}{{3\sqrt x + 1}} - \dfrac{{1 - 2\sqrt x }}{{1 - 9x}}} \right):\left( {\dfrac{{6\sqrt x + 5}}{{3\sqrt x + 1}} - 2} \right)\;\;\;\left( {x \ge 0,\;\;x \ne \dfrac{1}{9}} \right).\)

\(\begin{array}{l}A = \left( {1 - \dfrac{{2\sqrt x }}{{3\sqrt x + 1}} - \dfrac{{1 - 2\sqrt x }}{{1 - 9x}}} \right):\left( {\dfrac{{6\sqrt x + 5}}{{3\sqrt x + 1}} - 2} \right)\;\;\;\left( {x \ge 0,\;\;x \ne \dfrac{1}{9}} \right)\\\;\;\; = \left( {1 - \dfrac{{2\sqrt x }}{{3\sqrt x + 1}} + \dfrac{{1 - 2\sqrt x }}{{\left( {3\sqrt x + 1} \right)\left( {3\sqrt x - 1} \right)}}} \right):\left( {\dfrac{{6\sqrt x + 5 - 2\left( {3\sqrt x + 1} \right)}}{{3\sqrt x + 1}}} \right)\\\;\;\; = \dfrac{{9x - 1 - 2\sqrt x \left( {3\sqrt x - 1} \right) + 1 - 2\sqrt x }}{{\left( {3\sqrt x + 1} \right)\left( {3\sqrt x - 1} \right)}}:\dfrac{{6\sqrt x + 5 - 6\sqrt x - 2}}{{3\sqrt x + 1}}\\\;\;\; = \dfrac{{9x - 1 - 6x + 2\sqrt x + 1 - 2\sqrt x }}{{\left( {3\sqrt x + 1} \right)\left( {3\sqrt x - 1} \right)}}.\dfrac{{3\sqrt x + 1}}{3}\\\;\;\; = \dfrac{{3x}}{{3\left( {3\sqrt x - 1} \right)}} = \dfrac{x}{{3\sqrt x - 1}}.\end{array}\)

Câu 4:

Cho phương trình \({x^2} - x + m + 1 = 0\) (m là tham số).

a) Giải phương trình với \(m = - 3.\)

Với \(m = - 3\) ta có phương trình: \({x^2} - x - 2 = 0\)

Ta có: \(a = 1;\;b = - 1;\;c = - 2\) \( \Rightarrow a - b + c = 1 + 1 - 2 = 0.\)

\( \Rightarrow \) Phương trình có hai nghiệm phân biệt: \({x_1} = - 1;\;\;{x_2} = - \dfrac{c}{a} = 2.\)

Vậy với \(m = - 3\) phương trình có tập nghiệm \(S = \left\{ { - 1;\;2} \right\}.\)

b) Tìm tất cả các giá trị của m để phương trình đã cho có hai nghiệm \({x_1},\;{x_2}\) thỏa mãn điều kiện: \(\left| {{x_1} - {x_2}} \right| = 2.\)

Phương trình có hai nghiệm \( \Leftrightarrow \Delta \ge 0\) \( \Leftrightarrow 1 - 4\left( {m + 1} \right) \ge 0 \Leftrightarrow m \le - \dfrac{3}{4}.\)

Áp dụng hệ thức Vi-ét ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}{x_1} + {x_2} = 1\\{x_1}{x_2} = m + 1\end{array} \right..\)

Theo đề bài ta có: \(\left| {{x_1} - {x_2}} \right| = 2\)

\(\begin{array}{l} \Leftrightarrow {\left| {{x_1} - {x_2}} \right|^2} = 4\\ \Leftrightarrow x_1^2 - 2{x_1}{x_2} + x_2^2 = 4\\ \Leftrightarrow {\left( {{x_1} + {x_2}} \right)^2} - 4{x_1}{x_2} = 4\\ \Leftrightarrow 1 - 4\left( {m + 1} \right) = 4\\ \Leftrightarrow 1 - 4m - 4 = 4\\ \Leftrightarrow m = - \dfrac{7}{4}\;\;\left( {tm} \right).\end{array}\)

Vậy \(m = - \dfrac{7}{4}\) thỏa mãn bài toán.

Câu 5:

Một tam giác vuông có chu vi bằng 24 cm. Độ dài hai cạnh góc vuông hơn kém nhau 2 cm. Tính diện tích tam giác vuông đó.

Gọi độ dài của cạnh góc vuông lớn của tam giác là \(x\;cm,\;\;\left( {2 < x \le 8} \right).\)

Khi đó độ dài cạnh góc vuông còn lại của tam giác là: \(x - 2\;\;\left( {cm} \right).\)

\( \Rightarrow \) Độ dài cạnh huyền của tam giác vuông là: \(24 - x - x + 2 = 26 - 2x\;\;\left( {cm} \right).\)

Áp dụng định lý Pi-ta-go cho tam giác vuông này ta có phương trình:

\(\begin{array}{l}\;\;\;\;{\left( {26 - 2x} \right)^2} = {x^2} + {\left( {x - 2} \right)^2}\\ \Leftrightarrow 676 - 104x + 4{x^2} = 2{x^2} - 4x + 4\\ \Leftrightarrow 2{x^2} - 100x + 672 = 0\\ \Leftrightarrow 2\left( {x - 42} \right)\left( {x - 8} \right) = 0\\ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x - 42 = 0\\x - 8 = 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 42\;\;\left( {ktm} \right)\\x = 8\;\;\left( {tm} \right)\end{array} \right..\end{array}\)

\( \Rightarrow \) Độ dài cạnh góc vuông còn lại của tam giác là: \(8 - 2 = 6\left( {cm} \right).\)

Vậy diện tích của tam giác vuông là: \(S = \dfrac{1}{2}.8.6 = 24\;c{m^2}.\)

Câu 6.

\(\begin{array}{l}{S_{tp}} = 24\pi \,\,{m^2} \Rightarrow \pi r\left( {r + l} \right) = 24\pi \\ \Leftrightarrow 3\left( {3 + l} \right) = 24 \Leftrightarrow l = 5\,\,\left( m \right)\end{array}\)

\( \Rightarrow \) Độ dài đường sinh của hình nón bằng 5 m.

\( \Rightarrow \) Độ dài đường cao của hình nón là \(h = \sqrt {{l^2} - {r^2}} = \sqrt {{5^2} - {3^2}} = 4\,\,\left( m \right)\).

Vậy thể tích của khối nón là \(V = \dfrac{1}{3}\pi {r^2}h = \dfrac{1}{3}\pi {.3^2}.4 = 12\pi \,\,\left( {{m^3}} \right)\).

Câu 7.

Cho tam giác ABC có ba góc nhọn nội tiếp đường tròn tâm O. Các đường cao AA’, BB’, CC’ của tam giác ABC cắt nhau tại H. Đường thẳng AO cắt đường tròn tâm O tại D khác A.

Đề số 30 - Đề thi vào lớp 10 môn Toán 1

a) Chứng minh tứ giác AB’HC’ nội tiếp đường tròn.

Xét tứ giác AB’HC’ có \(\angle AB'H + \angle AC'H = {90^0} + {90^0} = {180^0} \Rightarrow \) Tứ giác AB’HC’ là tứ giác nội tiếp (Tứ giác có tổng hai góc đối bằng 1800).

b) Gọi I là giao điểm của hai đường thẳng HD và BC. Chứng minh I là trung điểm của đoạn BC.

Ta có \(\angle ABD = {90^0}\) (góc nội tiếp chắn nửa đường tròn) \( \Rightarrow AB \bot BD\).

Mà \(CH \bot AB\,\,\left( {gt} \right) \Rightarrow BD\parallel CH\)

Chứng minh tương tự ta có \(CD\parallel BH\).

\( \Rightarrow \) Tứ giác BHCD là tứ giác nội tiếp (Tứ giác có các cặp cạnh đối song song)

Mà \(BC \cap HD = I\,\,\left( {gt} \right) \Rightarrow I\) là trung điểm của BC.

c) Tính \(\dfrac{{AH}}{{AA'}} + \dfrac{{BH}}{{BB'}} + \dfrac{{CH}}{{CC'}}\).

Ta có:

\(\dfrac{{{S_{HBC}}}}{{{S_{ABC}}}} = \dfrac{{\dfrac{1}{2}HA'.BC}}{{\dfrac{1}{2}AA'.BC}} = \dfrac{{HA'}}{{AA'}} \)

\(\Rightarrow 1 - \dfrac{{{S_{HBC}}}}{{{S_{ABC}}}} = 1 - \dfrac{{HA'}}{{AA'}} = \dfrac{{AA' - HA'}}{{AA'}} = \dfrac{{AH}}{{AA'}}\)

Chứng minh tương tự ta có: \(\dfrac{{BH}}{{BB'}} = 1 - \dfrac{{{S_{HAC}}}}{{{S_{ABC}}}};\,\,\dfrac{{CH}}{{CC'}} = 1 - \dfrac{{{S_{HAB}}}}{{{S_{ABC}}}}\)

\( \Rightarrow \dfrac{{AH}}{{AA'}} + \dfrac{{BH}}{{BB'}} + \dfrac{{CH}}{{CC'}} \)\(\;= 1 - \dfrac{{{S_{HBC}}}}{{{S_{ABC}}}} + 1 - \dfrac{{{S_{HAC}}}}{{{S_{ABC}}}} + 1 - \dfrac{{{S_{HAB}}}}{{{S_{ABC}}}} \)\(\;= 3 - \dfrac{{{S_{HBC}} + {S_{HAC}} + {S_{HAB}}}}{{{S_{ABC}}}} \)\(\;= 3 - 1 = 2\)

Câu 8.

\(\begin{array}{l}T = 3{x^2} + 4{y^2} + 4xy + 2x - 4y + 2021\\\;\;\; = \left( {{x^2} + 2x + 1} \right) + 2\left( {{y^2} - 2y + 1} \right) + 2\left( {{x^2} + {y^2} + 2xy} \right) + 2018\\\;\;\; = {\left( {x + 1} \right)^2} + 2{\left( {y - 1} \right)^2} + 2{\left( {x + y} \right)^2} + 2018 \ge 2018\\\left( {Do\,\,{{\left( {x + 1} \right)}^2} \ge 0;\,\,{{\left( {y - 1} \right)}^2} \ge 0;\,\,{{\left( {x + y} \right)}^2} \ge 0} \right)\end{array}\)

Dấu bằng xảy ra \( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x + 1 = 0\\y - 1 = 0\\x + y = 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = - 1\\y = 1\end{array} \right.\).

Vậy \({T_{\min }} = 2018 \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = - 1\\y = 1\end{array} \right.\).

Bạn đang khám phá nội dung Đề số 30 - Đề thi vào lớp 10 môn Toán trong chuyên mục giải sgk toán 9 trên nền tảng môn toán. Được biên soạn chuyên sâu và bám sát chương trình sách giáo khoa hiện hành, bộ bài tập toán trung học cơ sở này cam kết tối ưu hóa toàn diện quá trình ôn luyện, củng cố kiến thức Toán lớp 9 cho học sinh, đặc biệt là chuẩn bị cho các kỳ thi quan trọng, thông qua phương pháp tiếp cận trực quan và mang lại hiệu quả học tập vượt trội.
Ghi chú: Quý thầy, cô giáo và bạn đọc có thể chia sẻ tài liệu trên MonToan.com.vn bằng cách gửi về:
Facebook: MÔN TOÁN
Email: montoanmath@gmail.com

Bài viết liên quan

Đề số 30 - Đề thi vào lớp 10 môn Toán: Phân tích chi tiết và hướng dẫn giải

Đề thi vào lớp 10 môn Toán là một bước ngoặt quan trọng trong quá trình học tập của các em học sinh. Việc làm quen với các dạng bài tập và rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề là vô cùng cần thiết. Đề số 30 là một đề thi thử điển hình, bao gồm nhiều dạng bài tập khác nhau, từ đại số đến hình học, đòi hỏi học sinh phải có kiến thức vững chắc và khả năng vận dụng linh hoạt.

Cấu trúc đề thi và các dạng bài tập chính

Đề số 30 thường bao gồm các phần sau:

  • Phần trắc nghiệm: Kiểm tra kiến thức cơ bản và khả năng nhận biết các khái niệm toán học.
  • Phần tự luận: Yêu cầu học sinh trình bày lời giải chi tiết cho các bài toán, bao gồm các dạng bài tập về đại số, hình học, và các bài toán thực tế.

Các dạng bài tập thường gặp trong đề thi:

  • Đại số: Giải phương trình, hệ phương trình, bất phương trình, bài toán về hàm số, phương trình bậc hai, và các bài toán liên quan đến số thực.
  • Hình học: Chứng minh các tính chất hình học, tính diện tích, thể tích, giải các bài toán về tam giác, tứ giác, đường tròn, và các hình khối trong không gian.
  • Bài toán thực tế: Các bài toán ứng dụng kiến thức toán học vào các tình huống thực tế, đòi hỏi học sinh phải phân tích và giải quyết vấn đề một cách sáng tạo.

Hướng dẫn giải chi tiết một số bài toán tiêu biểu

Bài toán 1: Giải phương trình bậc hai

Phương trình bậc hai có dạng ax2 + bx + c = 0. Để giải phương trình này, ta có thể sử dụng công thức nghiệm hoặc phương pháp phân tích thành nhân tử. Ví dụ:

Giải phương trình x2 - 5x + 6 = 0

Ta có thể phân tích thành nhân tử: (x - 2)(x - 3) = 0

Vậy nghiệm của phương trình là x = 2 và x = 3.

Bài toán 2: Chứng minh một tính chất hình học

Ví dụ: Chứng minh rằng trong một tam giác vuông, bình phương cạnh huyền bằng tổng bình phương hai cạnh góc vuông.

Ta có thể sử dụng định lý Pitago để chứng minh tính chất này. Định lý Pitago phát biểu rằng: Trong một tam giác vuông, bình phương cạnh huyền bằng tổng bình phương hai cạnh góc vuông.

Bài toán 3: Giải bài toán thực tế

Ví dụ: Một người đi xe máy từ A đến B với vận tốc 40km/h. Sau khi đi được 1 giờ, người đó tăng vận tốc lên 50km/h và đến B sau 2 giờ nữa. Tính quãng đường AB.

Ta có thể giải bài toán này bằng cách sử dụng công thức quãng đường = vận tốc x thời gian. Gọi quãng đường AB là x (km). Trong 1 giờ đầu, người đó đi được 40km. Trong 2 giờ sau, người đó đi được 50 x 2 = 100km. Vậy tổng quãng đường AB là x = 40 + 100 = 140km.

Lời khuyên khi làm bài thi vào lớp 10 môn Toán

  • Nắm vững kiến thức cơ bản: Đảm bảo bạn hiểu rõ các khái niệm, định lý, và công thức toán học.
  • Luyện tập thường xuyên: Giải nhiều bài tập khác nhau để rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề.
  • Quản lý thời gian: Phân bổ thời gian hợp lý cho từng phần của bài thi.
  • Đọc kỹ đề bài: Đảm bảo bạn hiểu rõ yêu cầu của đề bài trước khi bắt đầu giải.
  • Kiểm tra lại bài làm: Sau khi hoàn thành bài thi, hãy dành thời gian kiểm tra lại để phát hiện và sửa lỗi.

montoan.com.vn – Đồng hành cùng bạn trên con đường chinh phục toán học

montoan.com.vn cung cấp các khóa học toán online chất lượng cao, giúp bạn nắm vững kiến thức, rèn luyện kỹ năng, và tự tin bước vào kỳ thi vào lớp 10 môn Toán. Chúng tôi có đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm, phương pháp giảng dạy hiện đại, và hệ thống bài tập đa dạng, phù hợp với mọi trình độ học sinh. Hãy truy cập montoan.com.vn ngay hôm nay để khám phá các khóa học và tài liệu học tập hữu ích!

Tổng kết

Đề số 30 - Đề thi vào lớp 10 môn Toán là một đề thi thử quan trọng, giúp các em học sinh làm quen với cấu trúc đề thi chính thức và rèn luyện kỹ năng giải toán. Việc nắm vững kiến thức, luyện tập thường xuyên, và quản lý thời gian hợp lý là những yếu tố then chốt để đạt kết quả tốt trong kỳ thi này. Chúc các em thành công!

Tài liệu, đề thi và đáp án Toán 9

Tài liệu, đề thi và đáp án Toán 9