1. Môn Toán
  2. Đề thi vào 10 môn Toán Bình Định năm 2018

Đề thi vào 10 môn Toán Bình Định năm 2018

Đề thi vào 10 môn Toán Bình Định năm 2018: Tài liệu ôn thi không thể bỏ qua

montoan.com.vn xin giới thiệu bộ đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Toán tỉnh Bình Định năm 2018. Đây là tài liệu vô cùng quan trọng giúp các em học sinh làm quen với cấu trúc đề thi, rèn luyện kỹ năng giải toán và tự tin hơn trong kỳ thi sắp tới.

Bộ đề thi này bao gồm đề chính thức của kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2018 của tỉnh Bình Định, được chúng tôi tổng hợp và cung cấp miễn phí để phục vụ nhu cầu ôn tập của học sinh.

Bài 1 (2 điểm): Cho biểu thức:

Đề bài

    Bài 1 (2 điểm):

    Cho biểu thức: \(A = \left( {\dfrac{1}{{x + \sqrt x }} - \dfrac{1}{{\sqrt x + 1}}} \right):\dfrac{{\sqrt x }}{{x + 2\sqrt x + 1}},\) với \(x > 0.\)

    a) Rút gọn biểu thức: \(A.\)

    b) Tìm các giá trị của \(x\) để \(A > \dfrac{1}{2}.\)

    Bài 2 (2,0 điểm):

    1) Không dùng máy tính, trình bày cách giải hệ phương trình: \(\left\{ \begin{array}{l}2x - y = 4\\x + 3y = - 5\end{array} \right..\)

    2) Trong mặt phẳng tọa độ \(Oxy\) đường thẳng \(d\) có hệ số góc \(k\) đi qua điểm \(M\left( {1; - 3} \right)\) cắt các trục \(Ox,\;\;Oy\) lần lượt tại \(A\) và \(B.\)

    a) Xác định tọa độ các điểm \(A,\;\;B\) theo \(k.\)

    b) Tính diện tích tam giác \(OAB\) khi \(k = 2.\)

    Bài 3 (2,0 điểm). Tìm một số có hai chữ số biết rằng: Hiệu của số ban đầu với số đảo ngược của nó bằng 18 (số đảo ngược của một số là số thu được bằng cách viết các chữ số của số đó theo thứ tự ngược lại) và tổng của số ban đầu với bình phương số đảo ngược của nó bằng 618.

    Bài 4 (3,0 điểm)

    Cho tam giác đều ABC có đường cao AH. Trên cạnh BC lấy điểm M tùy ý (M không trùng với B, C, H). Gọi P, Q lần lượt là hình chiếu vuông góc vủa M lên AB và AC.

    a) Chứng minh tứ giác APMQ nội tiếp được trong đường tròn và xác định tâm O của đường tròn này.

    b) Chứng minh \(OH \bot PQ\).

    c) Chứng minh \(MP + MQ = AH\).

    Bài 5 (1,0 điểm):

    Cho tam giác đều \(ABC\) có cạnh bằng \(a.\) Hai điểm \(M,\;N\) lần lượt di động trên hai đoạn thẳng \(AB,\;\;AC\) sao cho \(\dfrac{{AM}}{{MB}} + \dfrac{{AN}}{{NC}} = 1.\) Đặt \(AM = x\) và \(AN = y.\) Chứng minh: \(MN = a - x - y.\) 

    Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
    • Đề bài
    • Lời giải
    • Tải về

    Bài 1 (2 điểm):

    Cho biểu thức: \(A = \left( {\dfrac{1}{{x + \sqrt x }} - \dfrac{1}{{\sqrt x + 1}}} \right):\dfrac{{\sqrt x }}{{x + 2\sqrt x + 1}},\) với \(x > 0.\)

    a) Rút gọn biểu thức: \(A.\)

    b) Tìm các giá trị của \(x\) để \(A > \dfrac{1}{2}.\)

    Bài 2 (2,0 điểm):

    1) Không dùng máy tính, trình bày cách giải hệ phương trình: \(\left\{ \begin{array}{l}2x - y = 4\\x + 3y = - 5\end{array} \right..\)

    2) Trong mặt phẳng tọa độ \(Oxy\) đường thẳng \(d\) có hệ số góc \(k\) đi qua điểm \(M\left( {1; - 3} \right)\) cắt các trục \(Ox,\;\;Oy\) lần lượt tại \(A\) và \(B.\)

    a) Xác định tọa độ các điểm \(A,\;\;B\) theo \(k.\)

    b) Tính diện tích tam giác \(OAB\) khi \(k = 2.\)

    Bài 3 (2,0 điểm). Tìm một số có hai chữ số biết rằng: Hiệu của số ban đầu với số đảo ngược của nó bằng 18 (số đảo ngược của một số là số thu được bằng cách viết các chữ số của số đó theo thứ tự ngược lại) và tổng của số ban đầu với bình phương số đảo ngược của nó bằng 618.

    Bài 4 (3,0 điểm)

    Cho tam giác đều ABC có đường cao AH. Trên cạnh BC lấy điểm M tùy ý (M không trùng với B, C, H). Gọi P, Q lần lượt là hình chiếu vuông góc vủa M lên AB và AC.

    a) Chứng minh tứ giác APMQ nội tiếp được trong đường tròn và xác định tâm O của đường tròn này.

    b) Chứng minh \(OH \bot PQ\).

    c) Chứng minh \(MP + MQ = AH\).

    Bài 5 (1,0 điểm):

    Cho tam giác đều \(ABC\) có cạnh bằng \(a.\) Hai điểm \(M,\;N\) lần lượt di động trên hai đoạn thẳng \(AB,\;\;AC\) sao cho \(\dfrac{{AM}}{{MB}} + \dfrac{{AN}}{{NC}} = 1.\) Đặt \(AM = x\) và \(AN = y.\) Chứng minh: \(MN = a - x - y.\) 

    Bài 1:

    Phương pháp:

    +) Quy đồng mẫu các phân thức, biến đổi và rút gọn biểu thức.

    +) Dựa vào kết quả rút gọn biểu thức ở câu a), giải bất phương trình \(A > \dfrac{1}{2}.\) Đối chiếu với điều kiện và kết luận nghiệm \(x.\)

    Cách giải:

    Cho biểu thức: \(A = \left( {\dfrac{1}{{x + \sqrt x }} - \dfrac{1}{{\sqrt x + 1}}} \right):\dfrac{{\sqrt x }}{{x + 2\sqrt x + 1}},\) với \(x > 0.\)

    a) Rút gọn biểu thức: \(A.\)

    Điều kiện: \(x > 0.\)

    \(\begin{array}{l}A = \left( {\dfrac{1}{{x + \sqrt x }} - \dfrac{1}{{\sqrt x + 1}}} \right):\dfrac{{\sqrt x }}{{x + 2\sqrt x + 1}}\\\;\;\; = \left( {\dfrac{1}{{\sqrt x \left( {\sqrt x + 1} \right)}} - \dfrac{1}{{\sqrt x + 1}}} \right):\dfrac{{\sqrt x }}{{{{\left( {\sqrt x + 1} \right)}^2}}}\\\;\;\; = \dfrac{{1 - \sqrt x }}{{\sqrt x \left( {\sqrt x + 1} \right)}}.\dfrac{{{{\left( {\sqrt x + 1} \right)}^2}}}{{\sqrt x }}\\\;\;\; = \dfrac{{\left( {1 - \sqrt x } \right)\left( {\sqrt x + 1} \right)}}{x}\\\;\;\; = \dfrac{{1 - x}}{x}.\end{array}\)

    b) Tìm các giá trị của \(x\) để \(A > \dfrac{1}{2}.\)

    Điều kiện: \(x > 0.\)

    Ta có: \(A > \dfrac{1}{2}\)

    \(\begin{array}{l} \Leftrightarrow \dfrac{{1 - x}}{x} > \dfrac{1}{2}\\ \Leftrightarrow \dfrac{{1 - x}}{x} - \dfrac{1}{2} > 0\\ \Leftrightarrow \dfrac{{2 - 2x - x}}{{2x}} > 0\\ \Leftrightarrow 2 - 3x > 0\;\;\;\left( {do\;\;2x > 0\;\;\forall x > 0} \right)\\ \Leftrightarrow x < \dfrac{2}{3}.\end{array}\)

    Vậy với \(0 < x < \dfrac{2}{3}\) thì \(A > \dfrac{1}{2}.\)

    Bài 2:

    Phương pháp:

    1) Giải phương trình bằng phương pháp thế hoặc phương pháp cộng đại số.

    2) a) Phương trình đường thẳng \(d\) có hệ số góc \(k\) đi qua điểm \(M\left( {1; - 3} \right)\) là: \(y = k\left( {x - 1} \right) - 3 \Leftrightarrow y = kx - k - 3.\)

    +) Điểm \(A \in Ox \Rightarrow A\left( {{x_A};\;0} \right),\;\;B \in Oy \Rightarrow B\left( {0;\;{y_B}} \right).\) Thay tọa độ các điểm \(A\) và \(B\) vào công thức hàm số của đường thẳng \(d\) để tìm tọa độ các điểm \(A,\;\;B\) theo \(k.\)

    b) Với \(k = 2\) ta có phương trình đường thẳng \(d:\;\;y = 2x - 5.\)

    +) Từ đó ta có thể suy ra được tọa độ các điểm \(A\) và \(B.\)

    +) Ta có \(OAB\) là tam giác vuông tại \(O\) và có diện tích được tính theo công thức: \({S_{OAB}} = \dfrac{1}{2}OA.OB = \dfrac{1}{2}.\left| {{x_A}} \right|.\left| {{y_B}} \right|.\)

    Cách giải:

    1) Không dùng máy tính, trình bày cách giải hệ phương trình: \(\left\{ \begin{array}{l}2x - y = 4\;\;\;\;\;\left( 1 \right)\\x + 3y = - 5\;\;\;\;\left( 2 \right)\end{array} \right..\)

    Nhân cả 2 vế của phương trình \(\left( 1 \right)\) với \(3\) sau đó cộng vế với vế của hai phương trình với nhau để tìm \(x.\) Sau đó thế giá trị vừa tìm được của \(x\) vào phương trình \(\left( 1 \right)\) để tìm \(y.\)

    \(\left\{ \begin{array}{l}2x - y = 4\\x + 3y = - 5\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}6x - 3y = 12\\x + 3y = - 5\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}7x = 7\\y = 2x - 4\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = 1\\y = 2.1 - 4\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = 1\\y = - 2\end{array} \right..\)

    Vậy hệ phương trình có nghiệm duy nhất: \(\left( {x;\;y} \right) = \left( {1; - 2} \right).\)

    2) Trong mặt phẳng tọa độ \(Oxy\) đường thẳng \(d\) có hệ số góc \(k\) đi qua điểm \(M\left( {1; - 3} \right)\) cắt các trục \(Ox,\;\;Oy\) lần lượt tại \(A\) và \(B.\)

    a) Xác định tọa độ các điểm A, B theo k.

    Gọi phương trình đường thẳng d có hệ số góc k là: \(y = kx + b\)

    Đường thẳng d đi qua điểm \(M\left( {1; - 3} \right)\) nên ta có: \( - 3 = k.1 + b \Leftrightarrow b = - k - 3\)

    Khi đó phương trình đường thẳng d có dạng: \(y = kx - k - 3\)

    Nếu \(k = 0 \Rightarrow d:y = - 3\) nên điểm M không thuộc vào đường thẳng d trái với giả thiết. Khi đó ta suy ra \(k \ne 0.\)

    +) Đường thẳng d giao với trục Ox (Phương trình y = 0 ) tại điểm A:

    Khi đó ta có tọa độ điểm A là nghiệm của hệ phương trình: \(\left\{ \begin{array}{l}y = 0\\y = kx - k - 3\end{array} \right.\left\{ \begin{array}{l}y = 0\\x = \dfrac{{k + 3}}{k}\end{array} \right. \Rightarrow A\left( {\dfrac{{k + 3}}{k};0} \right)\)

    +) Đường thẳng d giao với trục Oy (phương trình x = 0) tại điểm B:

    Khi đó tọa độ điểm B chính là nghiệm của hệ phương trình:

    \(\left\{ \begin{array}{l}x = 0\\y = kx - k - 3\end{array} \right.\left\{ \begin{array}{l}x = 0\\y = - k - 3\end{array} \right. \Rightarrow B\left( {0; - k - 3} \right)\)

    b) Tính diện tích tam giác OAB khi k = 2

    Khi k = 2 ta có tọa độ của các điểm A, B là: \(A\left( {\dfrac{5}{2};0} \right);\;\;B\left( {0; - 5} \right)\)

    \(OA = \left| {\dfrac{5}{2}} \right| = \dfrac{5}{2};OB = \left| { - 5} \right| = 5\)

    Ta có tam giác OAB vuông tại A khi đó \({S_{OAB}} = \dfrac{1}{2}OA.OB = \dfrac{1}{2}.\dfrac{5}{2}.5 = \dfrac{{25}}{4}\left( {dvdt} \right)\)

    Vậy khi k = 2 thì ta có: \({S_{OAB}} = \dfrac{{25}}{4}\left( {dvdt} \right)\)

    Bài 3.

    Phương pháp: giải bài toán bằng cách lập phương trình hoặc hệ phương trình

    Bước 1: Đặt ẩn và tìm điều kiện cho ẩn.

    Bước 2: Biểu thị các đại lượng chưa biết qua ẩn.

    Bước 3: Lập phương trình hoặc hệ phương trình sau đó tìm nghiệm đối chiếu với điều kiện ban đầu và kết luận.

    Cách giải:

    Gọi số có hai chữ số cần tìm là: \(\overline {ab} \left( {a \in {{\rm N}^*},b \in {\rm N},\;\;0 < a \le 9,\;0 \le b \le 9} \right).\)

    Số đảo ngược của số ban đầu là: \(\overline {ba} \;\;\left( {b \ne 0} \right)\)

    Theo đề bài, hiệu của số ban đầu với số đảo ngược của nó bằng 18 nên ta có:

    \(\begin{array}{l}\overline {ab} - \overline {ba} = 18\,\,\\ \Leftrightarrow 10a + b - \left( {10b + a} \right) = 18\\ \Leftrightarrow 10a + b - 10b - a = 18\\ \Leftrightarrow a - b = 2\,\,\,\left( 1 \right)\end{array}\)

    Tổng của số ban đầu với bình phương số đảo ngược của nó bằng 618 nên ta có:

    \(\begin{array}{l}\overline {ab} + {\left( {\overline {ba} } \right)^2} = 618\\ \Leftrightarrow 10a + b + {\left( {10b + a} \right)^2} = 618\\ \Leftrightarrow 10a + b + 100{b^2} + 20ab + {a^2} = 618\,\,\,\left( 2 \right)\end{array}\)

    Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình:

    \(\begin{array}{l}\left\{ \begin{array}{l}a - b = 2\\10a + b + 100{b^2} + 20ab + {a^2} = 618\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}a = b + 2\\10\left( {b + 2} \right) + b + 100{b^2} + 20\left( {b + 2} \right)b + {\left( {b + 2} \right)^2} = 618\end{array} \right.\\ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}a = b + 2\\10b + 20 + b + 100{b^2} + 20{b^2} + 40b + {b^2} + 4b + 4 = 618\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}a = b + 2\\121{b^2} + 55b - 594 = 0\end{array} \right.\\ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}a = b + 2\\\left[ \begin{array}{l}b = 2\left( {tm} \right)\\b = - \dfrac{{27}}{{11}}\left( {ktm} \right)\end{array} \right.\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}b = 2\\a = 4\left( {tm} \right)\end{array} \right.\end{array}\)

    Vậy số cần tìm là: 42.

    Bài 4.

    Phương pháp:

    a) Chứng minh tứ giác APMQ có tổng hai góc đối bằng 1800.

    b) Chứng minh OH là trung trực của PQ.

    c) Dựa vào diện tích tam giác: \({S_{\Delta MAB}} + {S_{\Delta MAC}} = {S_{\Delta ABC}}\)

    Cách giải:

    Cho tam giác đều ABC có đường cao AH. Trên cạnh BC lấy điểm M tùy ý (M không trùng với B, C, H). Gọi P, Q lần lượt là hình chiếu vuông góc của M lên AB và AC.

    Đề thi vào 10 môn Toán Bình Định năm 2018 1

    a) Chứng minh tứ giác APMQ nội tiếp được trong đường tròn và xác định tâm O của đường tròn này.

    Xét tứ giác APMQ có: \(\angle APM = \angle AQM = {90^0}\,\,\left( {gt} \right) \Rightarrow \angle APM + \angle AQM = {180^0} \Rightarrow \) Tứ giác APMQ là tứ giác nội tiếp đường tròn đường kính AM.

    Gọi O là trung điểm của AM \( \Rightarrow \) tứ giác APMQ nội tiếp được trong đường tròn tâm O đường kính AM.

    b) Chứng minh \(OH \bot PQ\).

    Ta có \(\angle AHM = {90^0}\,\,\left( {gt} \right) \Rightarrow \angle AHM\) nội tiếp chắn nửa đường tròn đường kính AM \( \Rightarrow \) H thuộc đường tròn \(\left( O \right)\).

    Ta có \(\angle HPQ = \angle HAC\) (hai góc nội tiếp cùng chắn cung HQ)

    \(\angle HQP = \angle HAB\) (hai góc nội tiếp cùng chắn cung HP).

    Mà \(\angle HAC = \angle HAB\) (tam giác ABC đều nên đường cao AH đồng thời là đường phân giác)

    \( \Rightarrow \angle HPQ = \angle HQP \Rightarrow \Delta HPQ\) cân tại H \( \Rightarrow HP = HQ\,\,\left( 1 \right)\).

    Mà \(OP = OQ\) (do P, Q đều thuộc \(\left( O \right)\)) (2).

    Từ (1) và (2) \( \Rightarrow OH\) là trung trực của PQ.

    \( \Rightarrow OH \bot PQ\).

    c) Chứng minh \(MP + MQ = AH\).

    Ta có

    \(\begin{array}{l}{S_{\Delta MAB}} = \dfrac{1}{2}MP.AB = \dfrac{1}{2}MP.BC\,\,\left( {Do\,\,AB = BC} \right)\\{S_{\Delta MAC}} = \dfrac{1}{2}MQ.AC = \dfrac{1}{2}MQ.BC\,\,\left( {Do\,\,AC = BC} \right)\\{S_{\Delta ABC}} = \dfrac{1}{2}AH.BC\end{array}\)

    Mà \({S_{\Delta MAB}} + {S_{\Delta MAC}} = {S_{\Delta ABC}}\)

    \(\begin{array}{l} \Rightarrow \dfrac{1}{2}MP.BC + \dfrac{1}{2}MQ.BC = \dfrac{1}{2}AH.BC\\ \Rightarrow \dfrac{1}{2}BC\left( {MP + MQ} \right) = \dfrac{1}{2}AH.BC\\ \Rightarrow MP + MQ = AH\,\,\left( {dpcm} \right)\end{array}\)

    Bài 5:

    Cách giải:

    Cho tam giác đều ABC có cạnh bằng a. Hai điểm M, N lần lượt di động trên hai đoạn thẳng AB, AC sao cho \(\dfrac{{AM}}{{MB}} + \dfrac{{AN}}{{NC}} = 1\). Đặt \(AM = x;\,\,AN = y\).

    Chứng minh \(MN = a - x - y\)

    Đề thi vào 10 môn Toán Bình Định năm 2018 2

    Ta có:

    \(\begin{array}{l}\,\,\,\,\,\dfrac{{AM}}{{MB}} + \dfrac{{AN}}{{NC}} = 1 \Rightarrow \dfrac{{AM}}{{AB - AM}} + \dfrac{{AN}}{{AC - AN}} = 1 \Leftrightarrow \dfrac{x}{{a - x}} + \dfrac{y}{{a - y}} = 1\\ \Leftrightarrow ax - xy + ay - xy = {a^2} - ax - ay + xy\\ \Leftrightarrow {a^2} - 2ax - 2ay + 3xy = 0\\ \Leftrightarrow {a^2} + {x^2} + {y^2} - 2ax - 2by + 2xy = {x^2} + {y^2} - xy\\ \Leftrightarrow {\left( {a - x - y} \right)^2} = {x^2} + {y^2} - xy\end{array}\)

    Giả sử \(x > y\) , kẻ MM’ // BC, NN’ // BC \(M' \in AC;\,\,N' \in AB\).

    Áp dụng định lí Ta-let ta có \(\dfrac{{AM}}{{AB}} = \dfrac{{AM'}}{{AC}};\,\,AB = AC \Rightarrow AM = AM'\)

    \(\angle BAC = {60^0} \Rightarrow \angle MAM' = {60^0} \Rightarrow \Delta AMM'\) đều \( \Rightarrow MM' = AM = x\).

    Chứng minh tương tự ta có : \(NN' = y\)

    MM’ // NN’ ; \(\angle AMM' = \angle AM'M = {60^0} \Rightarrow \) tứ giác MM’NN’ là hình thang cân.

    Ta có \(MN' = M'N = x - y\).

    Kẻ \(NH \bot MM'\) ta có : \(M'H = \dfrac{{x - y}}{2};\,\,MH = \dfrac{{x + y}}{2}\).

    Áp dụng định lí Pitago trong tam giác vuông NHM’ có :

    \(NH = \sqrt {NM{'^2} - M'{H^2}} = \sqrt {{{\left( {x - y} \right)}^2} - \dfrac{{{{\left( {x - y} \right)}^2}}}{4}} = \dfrac{{\left( {x - y} \right)\sqrt 3 }}{2}\)

    Áp dụng định lí Pitago trong tam giác vuông NHM có :

    \(\begin{array}{l}MN = \sqrt {N{H^2} + M{H^2}} \\ = \sqrt {\dfrac{{3{{\left( {x - y} \right)}^2}}}{4} + \dfrac{{{{\left( {x + y} \right)}^2}}}{4}} = \sqrt {\dfrac{{4{x^2} + 4{y^2} - 4xy}}{4}} = \sqrt {{x^2} + {y^2} - xy} = \sqrt {{{\left( {a - x - y} \right)}^2}} = \left| {a - x - y} \right|\end{array}\)

    Ta có

    \(\begin{array}{l}\dfrac{{AM}}{{MB}} + \dfrac{{AN}}{{NC}} = 1\\ \Rightarrow \dfrac{{AM}}{{MB}} < 1 \Rightarrow AM < MB\\ \Rightarrow AM + AM < AM + MB = AB = a\\ \Rightarrow AM < \dfrac{1}{2}a\end{array}\)

    Chứng minh tương tự ta có \(AN < \dfrac{1}{2}a\)

    \( \Rightarrow a - x - y > a - \dfrac{1}{2}a - \dfrac{1}{2}a = 0 \Rightarrow \left| {a - x - y} \right| = a - x - y\)

    Vậy \(MN = a - x - y\). 

    Lời giải

      Bài 1:

      Phương pháp:

      +) Quy đồng mẫu các phân thức, biến đổi và rút gọn biểu thức.

      +) Dựa vào kết quả rút gọn biểu thức ở câu a), giải bất phương trình \(A > \dfrac{1}{2}.\) Đối chiếu với điều kiện và kết luận nghiệm \(x.\)

      Cách giải:

      Cho biểu thức: \(A = \left( {\dfrac{1}{{x + \sqrt x }} - \dfrac{1}{{\sqrt x + 1}}} \right):\dfrac{{\sqrt x }}{{x + 2\sqrt x + 1}},\) với \(x > 0.\)

      a) Rút gọn biểu thức: \(A.\)

      Điều kiện: \(x > 0.\)

      \(\begin{array}{l}A = \left( {\dfrac{1}{{x + \sqrt x }} - \dfrac{1}{{\sqrt x + 1}}} \right):\dfrac{{\sqrt x }}{{x + 2\sqrt x + 1}}\\\;\;\; = \left( {\dfrac{1}{{\sqrt x \left( {\sqrt x + 1} \right)}} - \dfrac{1}{{\sqrt x + 1}}} \right):\dfrac{{\sqrt x }}{{{{\left( {\sqrt x + 1} \right)}^2}}}\\\;\;\; = \dfrac{{1 - \sqrt x }}{{\sqrt x \left( {\sqrt x + 1} \right)}}.\dfrac{{{{\left( {\sqrt x + 1} \right)}^2}}}{{\sqrt x }}\\\;\;\; = \dfrac{{\left( {1 - \sqrt x } \right)\left( {\sqrt x + 1} \right)}}{x}\\\;\;\; = \dfrac{{1 - x}}{x}.\end{array}\)

      b) Tìm các giá trị của \(x\) để \(A > \dfrac{1}{2}.\)

      Điều kiện: \(x > 0.\)

      Ta có: \(A > \dfrac{1}{2}\)

      \(\begin{array}{l} \Leftrightarrow \dfrac{{1 - x}}{x} > \dfrac{1}{2}\\ \Leftrightarrow \dfrac{{1 - x}}{x} - \dfrac{1}{2} > 0\\ \Leftrightarrow \dfrac{{2 - 2x - x}}{{2x}} > 0\\ \Leftrightarrow 2 - 3x > 0\;\;\;\left( {do\;\;2x > 0\;\;\forall x > 0} \right)\\ \Leftrightarrow x < \dfrac{2}{3}.\end{array}\)

      Vậy với \(0 < x < \dfrac{2}{3}\) thì \(A > \dfrac{1}{2}.\)

      Bài 2:

      Phương pháp:

      1) Giải phương trình bằng phương pháp thế hoặc phương pháp cộng đại số.

      2) a) Phương trình đường thẳng \(d\) có hệ số góc \(k\) đi qua điểm \(M\left( {1; - 3} \right)\) là: \(y = k\left( {x - 1} \right) - 3 \Leftrightarrow y = kx - k - 3.\)

      +) Điểm \(A \in Ox \Rightarrow A\left( {{x_A};\;0} \right),\;\;B \in Oy \Rightarrow B\left( {0;\;{y_B}} \right).\) Thay tọa độ các điểm \(A\) và \(B\) vào công thức hàm số của đường thẳng \(d\) để tìm tọa độ các điểm \(A,\;\;B\) theo \(k.\)

      b) Với \(k = 2\) ta có phương trình đường thẳng \(d:\;\;y = 2x - 5.\)

      +) Từ đó ta có thể suy ra được tọa độ các điểm \(A\) và \(B.\)

      +) Ta có \(OAB\) là tam giác vuông tại \(O\) và có diện tích được tính theo công thức: \({S_{OAB}} = \dfrac{1}{2}OA.OB = \dfrac{1}{2}.\left| {{x_A}} \right|.\left| {{y_B}} \right|.\)

      Cách giải:

      1) Không dùng máy tính, trình bày cách giải hệ phương trình: \(\left\{ \begin{array}{l}2x - y = 4\;\;\;\;\;\left( 1 \right)\\x + 3y = - 5\;\;\;\;\left( 2 \right)\end{array} \right..\)

      Nhân cả 2 vế của phương trình \(\left( 1 \right)\) với \(3\) sau đó cộng vế với vế của hai phương trình với nhau để tìm \(x.\) Sau đó thế giá trị vừa tìm được của \(x\) vào phương trình \(\left( 1 \right)\) để tìm \(y.\)

      \(\left\{ \begin{array}{l}2x - y = 4\\x + 3y = - 5\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}6x - 3y = 12\\x + 3y = - 5\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}7x = 7\\y = 2x - 4\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = 1\\y = 2.1 - 4\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = 1\\y = - 2\end{array} \right..\)

      Vậy hệ phương trình có nghiệm duy nhất: \(\left( {x;\;y} \right) = \left( {1; - 2} \right).\)

      2) Trong mặt phẳng tọa độ \(Oxy\) đường thẳng \(d\) có hệ số góc \(k\) đi qua điểm \(M\left( {1; - 3} \right)\) cắt các trục \(Ox,\;\;Oy\) lần lượt tại \(A\) và \(B.\)

      a) Xác định tọa độ các điểm A, B theo k.

      Gọi phương trình đường thẳng d có hệ số góc k là: \(y = kx + b\)

      Đường thẳng d đi qua điểm \(M\left( {1; - 3} \right)\) nên ta có: \( - 3 = k.1 + b \Leftrightarrow b = - k - 3\)

      Khi đó phương trình đường thẳng d có dạng: \(y = kx - k - 3\)

      Nếu \(k = 0 \Rightarrow d:y = - 3\) nên điểm M không thuộc vào đường thẳng d trái với giả thiết. Khi đó ta suy ra \(k \ne 0.\)

      +) Đường thẳng d giao với trục Ox (Phương trình y = 0 ) tại điểm A:

      Khi đó ta có tọa độ điểm A là nghiệm của hệ phương trình: \(\left\{ \begin{array}{l}y = 0\\y = kx - k - 3\end{array} \right.\left\{ \begin{array}{l}y = 0\\x = \dfrac{{k + 3}}{k}\end{array} \right. \Rightarrow A\left( {\dfrac{{k + 3}}{k};0} \right)\)

      +) Đường thẳng d giao với trục Oy (phương trình x = 0) tại điểm B:

      Khi đó tọa độ điểm B chính là nghiệm của hệ phương trình:

      \(\left\{ \begin{array}{l}x = 0\\y = kx - k - 3\end{array} \right.\left\{ \begin{array}{l}x = 0\\y = - k - 3\end{array} \right. \Rightarrow B\left( {0; - k - 3} \right)\)

      b) Tính diện tích tam giác OAB khi k = 2

      Khi k = 2 ta có tọa độ của các điểm A, B là: \(A\left( {\dfrac{5}{2};0} \right);\;\;B\left( {0; - 5} \right)\)

      \(OA = \left| {\dfrac{5}{2}} \right| = \dfrac{5}{2};OB = \left| { - 5} \right| = 5\)

      Ta có tam giác OAB vuông tại A khi đó \({S_{OAB}} = \dfrac{1}{2}OA.OB = \dfrac{1}{2}.\dfrac{5}{2}.5 = \dfrac{{25}}{4}\left( {dvdt} \right)\)

      Vậy khi k = 2 thì ta có: \({S_{OAB}} = \dfrac{{25}}{4}\left( {dvdt} \right)\)

      Bài 3.

      Phương pháp: giải bài toán bằng cách lập phương trình hoặc hệ phương trình

      Bước 1: Đặt ẩn và tìm điều kiện cho ẩn.

      Bước 2: Biểu thị các đại lượng chưa biết qua ẩn.

      Bước 3: Lập phương trình hoặc hệ phương trình sau đó tìm nghiệm đối chiếu với điều kiện ban đầu và kết luận.

      Cách giải:

      Gọi số có hai chữ số cần tìm là: \(\overline {ab} \left( {a \in {{\rm N}^*},b \in {\rm N},\;\;0 < a \le 9,\;0 \le b \le 9} \right).\)

      Số đảo ngược của số ban đầu là: \(\overline {ba} \;\;\left( {b \ne 0} \right)\)

      Theo đề bài, hiệu của số ban đầu với số đảo ngược của nó bằng 18 nên ta có:

      \(\begin{array}{l}\overline {ab} - \overline {ba} = 18\,\,\\ \Leftrightarrow 10a + b - \left( {10b + a} \right) = 18\\ \Leftrightarrow 10a + b - 10b - a = 18\\ \Leftrightarrow a - b = 2\,\,\,\left( 1 \right)\end{array}\)

      Tổng của số ban đầu với bình phương số đảo ngược của nó bằng 618 nên ta có:

      \(\begin{array}{l}\overline {ab} + {\left( {\overline {ba} } \right)^2} = 618\\ \Leftrightarrow 10a + b + {\left( {10b + a} \right)^2} = 618\\ \Leftrightarrow 10a + b + 100{b^2} + 20ab + {a^2} = 618\,\,\,\left( 2 \right)\end{array}\)

      Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình:

      \(\begin{array}{l}\left\{ \begin{array}{l}a - b = 2\\10a + b + 100{b^2} + 20ab + {a^2} = 618\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}a = b + 2\\10\left( {b + 2} \right) + b + 100{b^2} + 20\left( {b + 2} \right)b + {\left( {b + 2} \right)^2} = 618\end{array} \right.\\ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}a = b + 2\\10b + 20 + b + 100{b^2} + 20{b^2} + 40b + {b^2} + 4b + 4 = 618\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}a = b + 2\\121{b^2} + 55b - 594 = 0\end{array} \right.\\ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}a = b + 2\\\left[ \begin{array}{l}b = 2\left( {tm} \right)\\b = - \dfrac{{27}}{{11}}\left( {ktm} \right)\end{array} \right.\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}b = 2\\a = 4\left( {tm} \right)\end{array} \right.\end{array}\)

      Vậy số cần tìm là: 42.

      Bài 4.

      Phương pháp:

      a) Chứng minh tứ giác APMQ có tổng hai góc đối bằng 1800.

      b) Chứng minh OH là trung trực của PQ.

      c) Dựa vào diện tích tam giác: \({S_{\Delta MAB}} + {S_{\Delta MAC}} = {S_{\Delta ABC}}\)

      Cách giải:

      Cho tam giác đều ABC có đường cao AH. Trên cạnh BC lấy điểm M tùy ý (M không trùng với B, C, H). Gọi P, Q lần lượt là hình chiếu vuông góc của M lên AB và AC.

      Đề thi vào 10 môn Toán Bình Định năm 2018 1 1

      a) Chứng minh tứ giác APMQ nội tiếp được trong đường tròn và xác định tâm O của đường tròn này.

      Xét tứ giác APMQ có: \(\angle APM = \angle AQM = {90^0}\,\,\left( {gt} \right) \Rightarrow \angle APM + \angle AQM = {180^0} \Rightarrow \) Tứ giác APMQ là tứ giác nội tiếp đường tròn đường kính AM.

      Gọi O là trung điểm của AM \( \Rightarrow \) tứ giác APMQ nội tiếp được trong đường tròn tâm O đường kính AM.

      b) Chứng minh \(OH \bot PQ\).

      Ta có \(\angle AHM = {90^0}\,\,\left( {gt} \right) \Rightarrow \angle AHM\) nội tiếp chắn nửa đường tròn đường kính AM \( \Rightarrow \) H thuộc đường tròn \(\left( O \right)\).

      Ta có \(\angle HPQ = \angle HAC\) (hai góc nội tiếp cùng chắn cung HQ)

      \(\angle HQP = \angle HAB\) (hai góc nội tiếp cùng chắn cung HP).

      Mà \(\angle HAC = \angle HAB\) (tam giác ABC đều nên đường cao AH đồng thời là đường phân giác)

      \( \Rightarrow \angle HPQ = \angle HQP \Rightarrow \Delta HPQ\) cân tại H \( \Rightarrow HP = HQ\,\,\left( 1 \right)\).

      Mà \(OP = OQ\) (do P, Q đều thuộc \(\left( O \right)\)) (2).

      Từ (1) và (2) \( \Rightarrow OH\) là trung trực của PQ.

      \( \Rightarrow OH \bot PQ\).

      c) Chứng minh \(MP + MQ = AH\).

      Ta có

      \(\begin{array}{l}{S_{\Delta MAB}} = \dfrac{1}{2}MP.AB = \dfrac{1}{2}MP.BC\,\,\left( {Do\,\,AB = BC} \right)\\{S_{\Delta MAC}} = \dfrac{1}{2}MQ.AC = \dfrac{1}{2}MQ.BC\,\,\left( {Do\,\,AC = BC} \right)\\{S_{\Delta ABC}} = \dfrac{1}{2}AH.BC\end{array}\)

      Mà \({S_{\Delta MAB}} + {S_{\Delta MAC}} = {S_{\Delta ABC}}\)

      \(\begin{array}{l} \Rightarrow \dfrac{1}{2}MP.BC + \dfrac{1}{2}MQ.BC = \dfrac{1}{2}AH.BC\\ \Rightarrow \dfrac{1}{2}BC\left( {MP + MQ} \right) = \dfrac{1}{2}AH.BC\\ \Rightarrow MP + MQ = AH\,\,\left( {dpcm} \right)\end{array}\)

      Bài 5:

      Cách giải:

      Cho tam giác đều ABC có cạnh bằng a. Hai điểm M, N lần lượt di động trên hai đoạn thẳng AB, AC sao cho \(\dfrac{{AM}}{{MB}} + \dfrac{{AN}}{{NC}} = 1\). Đặt \(AM = x;\,\,AN = y\).

      Chứng minh \(MN = a - x - y\)

      Đề thi vào 10 môn Toán Bình Định năm 2018 1 2

      Ta có:

      \(\begin{array}{l}\,\,\,\,\,\dfrac{{AM}}{{MB}} + \dfrac{{AN}}{{NC}} = 1 \Rightarrow \dfrac{{AM}}{{AB - AM}} + \dfrac{{AN}}{{AC - AN}} = 1 \Leftrightarrow \dfrac{x}{{a - x}} + \dfrac{y}{{a - y}} = 1\\ \Leftrightarrow ax - xy + ay - xy = {a^2} - ax - ay + xy\\ \Leftrightarrow {a^2} - 2ax - 2ay + 3xy = 0\\ \Leftrightarrow {a^2} + {x^2} + {y^2} - 2ax - 2by + 2xy = {x^2} + {y^2} - xy\\ \Leftrightarrow {\left( {a - x - y} \right)^2} = {x^2} + {y^2} - xy\end{array}\)

      Giả sử \(x > y\) , kẻ MM’ // BC, NN’ // BC \(M' \in AC;\,\,N' \in AB\).

      Áp dụng định lí Ta-let ta có \(\dfrac{{AM}}{{AB}} = \dfrac{{AM'}}{{AC}};\,\,AB = AC \Rightarrow AM = AM'\)

      \(\angle BAC = {60^0} \Rightarrow \angle MAM' = {60^0} \Rightarrow \Delta AMM'\) đều \( \Rightarrow MM' = AM = x\).

      Chứng minh tương tự ta có : \(NN' = y\)

      MM’ // NN’ ; \(\angle AMM' = \angle AM'M = {60^0} \Rightarrow \) tứ giác MM’NN’ là hình thang cân.

      Ta có \(MN' = M'N = x - y\).

      Kẻ \(NH \bot MM'\) ta có : \(M'H = \dfrac{{x - y}}{2};\,\,MH = \dfrac{{x + y}}{2}\).

      Áp dụng định lí Pitago trong tam giác vuông NHM’ có :

      \(NH = \sqrt {NM{'^2} - M'{H^2}} = \sqrt {{{\left( {x - y} \right)}^2} - \dfrac{{{{\left( {x - y} \right)}^2}}}{4}} = \dfrac{{\left( {x - y} \right)\sqrt 3 }}{2}\)

      Áp dụng định lí Pitago trong tam giác vuông NHM có :

      \(\begin{array}{l}MN = \sqrt {N{H^2} + M{H^2}} \\ = \sqrt {\dfrac{{3{{\left( {x - y} \right)}^2}}}{4} + \dfrac{{{{\left( {x + y} \right)}^2}}}{4}} = \sqrt {\dfrac{{4{x^2} + 4{y^2} - 4xy}}{4}} = \sqrt {{x^2} + {y^2} - xy} = \sqrt {{{\left( {a - x - y} \right)}^2}} = \left| {a - x - y} \right|\end{array}\)

      Ta có

      \(\begin{array}{l}\dfrac{{AM}}{{MB}} + \dfrac{{AN}}{{NC}} = 1\\ \Rightarrow \dfrac{{AM}}{{MB}} < 1 \Rightarrow AM < MB\\ \Rightarrow AM + AM < AM + MB = AB = a\\ \Rightarrow AM < \dfrac{1}{2}a\end{array}\)

      Chứng minh tương tự ta có \(AN < \dfrac{1}{2}a\)

      \( \Rightarrow a - x - y > a - \dfrac{1}{2}a - \dfrac{1}{2}a = 0 \Rightarrow \left| {a - x - y} \right| = a - x - y\)

      Vậy \(MN = a - x - y\). 

      Bạn đang khám phá nội dung Đề thi vào 10 môn Toán Bình Định năm 2018 trong chuyên mục giải sgk toán 9 trên nền tảng môn toán. Được biên soạn chuyên sâu và bám sát chương trình sách giáo khoa hiện hành, bộ bài tập toán thcs này cam kết tối ưu hóa toàn diện quá trình ôn luyện, củng cố kiến thức Toán lớp 9 cho học sinh, đặc biệt là chuẩn bị cho các kỳ thi quan trọng, thông qua phương pháp tiếp cận trực quan và mang lại hiệu quả học tập vượt trội.
      Ghi chú: Quý thầy, cô giáo và bạn đọc có thể chia sẻ tài liệu trên MonToan.com.vn bằng cách gửi về:
      Facebook: MÔN TOÁN
      Email: montoanmath@gmail.com

      Đề thi vào 10 môn Toán Bình Định năm 2018: Phân tích chi tiết và hướng dẫn giải

      Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Toán tỉnh Bình Định năm 2018 là một kỳ thi quan trọng đánh giá năng lực học tập của học sinh sau nhiều năm học tập ở bậc THCS. Đề thi thường bao gồm các dạng bài tập khác nhau, đòi hỏi học sinh phải nắm vững kiến thức cơ bản, kỹ năng giải toán và khả năng vận dụng linh hoạt vào thực tế.

      Cấu trúc đề thi vào 10 môn Toán Bình Định năm 2018

      Nhìn chung, cấu trúc đề thi vào 10 môn Toán Bình Định năm 2018 thường bao gồm các phần sau:

      • Phần trắc nghiệm: Thường chiếm khoảng 30-40% tổng số điểm, bao gồm các câu hỏi về kiến thức cơ bản, công thức và kỹ năng tính toán.
      • Phần tự luận: Thường chiếm khoảng 60-70% tổng số điểm, bao gồm các bài toán đại số, hình học và các bài toán thực tế.

      Các chủ đề thường xuất hiện trong đề thi

      Các chủ đề thường xuất hiện trong đề thi vào 10 môn Toán Bình Định năm 2018 bao gồm:

      • Đại số: Phương trình bậc nhất, phương trình bậc hai, hệ phương trình, bất đẳng thức, hàm số.
      • Hình học: Tam giác, tứ giác, đường tròn, hệ tọa độ.
      • Số học: Các phép toán cơ bản, phân số, tỉ lệ, phần trăm.
      • Bài toán thực tế: Các bài toán liên quan đến ứng dụng toán học trong đời sống.

      Hướng dẫn giải đề thi vào 10 môn Toán Bình Định năm 2018

      Để giải tốt đề thi vào 10 môn Toán Bình Định năm 2018, học sinh cần:

      1. Nắm vững kiến thức cơ bản: Hiểu rõ các định nghĩa, định lý, công thức và kỹ năng giải toán cơ bản.
      2. Luyện tập thường xuyên: Giải nhiều bài tập khác nhau để rèn luyện kỹ năng giải toán và làm quen với các dạng bài tập thường gặp.
      3. Đọc kỹ đề bài: Hiểu rõ yêu cầu của đề bài trước khi bắt đầu giải.
      4. Sử dụng các phương pháp giải toán phù hợp: Lựa chọn phương pháp giải toán hiệu quả nhất cho từng bài toán.
      5. Kiểm tra lại kết quả: Sau khi giải xong, hãy kiểm tra lại kết quả để đảm bảo tính chính xác.

      Tầm quan trọng của việc luyện đề

      Việc luyện đề thi vào 10 môn Toán Bình Định năm 2018 là vô cùng quan trọng. Nó giúp học sinh:

      • Làm quen với cấu trúc đề thi: Hiểu rõ các phần, dạng bài tập và thời gian làm bài.
      • Rèn luyện kỹ năng giải toán: Nâng cao khả năng giải toán nhanh và chính xác.
      • Đánh giá năng lực bản thân: Xác định điểm mạnh, điểm yếu và có kế hoạch ôn tập phù hợp.
      • Tăng sự tự tin: Giúp học sinh tự tin hơn khi bước vào kỳ thi chính thức.

      montoan.com.vn: Nền tảng học toán online uy tín

      montoan.com.vn là một nền tảng học toán online uy tín, cung cấp các khóa học, bài giảng, đề thi và tài liệu ôn tập chất lượng cao. Chúng tôi cam kết giúp học sinh nắm vững kiến thức, rèn luyện kỹ năng và đạt kết quả tốt nhất trong kỳ thi vào 10 môn Toán.

      Lời khuyên cho thí sinh

      Trước kỳ thi, hãy:

      • Lập kế hoạch ôn tập khoa học: Phân bổ thời gian hợp lý cho từng chủ đề.
      • Giữ gìn sức khỏe: Đảm bảo ngủ đủ giấc, ăn uống đầy đủ và tập thể dục thường xuyên.
      • Giữ tâm lý thoải mái: Tránh căng thẳng, lo lắng và tự tin vào bản thân.

      Kết luận

      Đề thi vào 10 môn Toán Bình Định năm 2018 là một kỳ thi quan trọng. Hy vọng với những thông tin và hướng dẫn trên, các em học sinh sẽ có thêm kiến thức và tự tin hơn để đạt kết quả tốt nhất trong kỳ thi sắp tới. Chúc các em thành công!

      Tài liệu, đề thi và đáp án Toán 9

      Tài liệu, đề thi và đáp án Toán 9