1. Môn Toán
  2. Đề tham khảo thi vào 10 môn Toán TP Hồ Chí Minh năm 2025 - Đề số 8

Đề tham khảo thi vào 10 môn Toán TP Hồ Chí Minh năm 2025 - Đề số 8

Đề tham khảo thi vào 10 môn Toán TP Hồ Chí Minh năm 2025 - Đề số 8

montoan.com.vn xin giới thiệu Đề tham khảo thi vào 10 môn Toán TP Hồ Chí Minh năm 2025 - Đề số 8. Đây là một trong những đề thi được biên soạn dựa trên cấu trúc đề thi chính thức và nội dung chương trình học lớp 9.

Đề thi này giúp học sinh làm quen với dạng đề, rèn luyện kỹ năng giải toán và đánh giá năng lực bản thân trước kỳ thi quan trọng.

Hãy cùng montoan.com.vn chinh phục kỳ thi vào 10 môn Toán TP Hồ Chí Minh năm 2025!

Câu 1 (1,5 điểm): Cho hàm số \(y = 2{x^2}\) có đồ thị là Parabol (P). a) Vẽ đồ thị (P) trên mặt phẳng tọa độ Oxy.

Đề bài

    Câu 1 (1,5 điểm): Cho hàm số \(y = 2{x^2}\) có đồ thị là Parabol (P).

    a) Vẽ đồ thị (P) trên mặt phẳng tọa độ Oxy.

    b) Bạn An đang thiết kế một chiếc cầu có hình dạng giống đồ thị của hàm số \(y = 2{x^2}\), bạn cần xác định những điểm trên cầu có độ cao bằng 2 mét so với mặt đất. Hãy tìm các tọa độ đó để bạn An hoàn thành bản vẽ.

    Câu 2 (1 điểm): Cho phương trình bậc hai \(\sqrt 3 {x^2} - 2x - \sqrt 3 = 0\)

    a) Chứng minh phương trình trên có hai nghiệm phân biệt.

    b) Không giải phương trình, tính giá trị của biểu thức: \(C = 2\sqrt 3 {x_1} - x_1^2 - x_2^2 - \sqrt 3 ({x_1} - {x_2})\).

    Câu 3 (1,5 điểm):

    a) Biểu đồ dưới đây thống kê số lượng nhân viên trong một công ty theo số năm kinh nghiệm làm việc của họ. Dựa vào biểu đồ trên, hãy cho biết tổng số nhân viên của công ty là bao nhiêu?

    Đề tham khảo thi vào 10 môn Toán TP Hồ Chí Minh năm 2025 - Đề số 8 0 1

    b) Một quản lý của công ty có 4 phần thưởng khác nhau A, B, C, D và sẽ trao cho hai nhóm nhân viên, mỗi nhóm được nhận 2 phần thưởng. Tính xác suất để nhóm thứ nhất nhận được phần thưởng A và C.

    Câu 4 (1 điểm): Một khu vườn hình chữ nhật có chiều dài 100m, chiều rộng 50m. Người ta làm một lối đi có dạng hình chữ nhật, khu vực trồng hoa có dạng hình thang vuông, còn lại là khu vực trồng cây ăn trái với kích thước như hình vẽ bên dưới.

    Đề tham khảo thi vào 10 môn Toán TP Hồ Chí Minh năm 2025 - Đề số 8 0 2

    a) Viết biểu thức \(S\) biểu diễn theo \(x\;(0 < x < 50)\) diện tích phần đất của khu vực trồng cây ăn trái?

    b) Tìm giá trị của \(x\) biết phần đất của khu vực trồng cây ăn trái có diện tích là \(4608\;{{\rm{m}}^2}\)?

    Câu 5 (1 điểm): Để làm một cái gàu tát nước có dạng hình nón (hình 1), bác An dùng một tấm tôn hình \(\Delta OMN\) cân tại O có cạnh bên OM = 6dm, \(\widehat {MON} = 120^\circ \) (hình 2). Bác xác định trung điểm H của MN, vẽ cung tròn tâm O bán kính OH cắt các cạnh OM, ON lần lượt tại A, B. Sau đó bác cắt bỏ phần gạch sọc, cuộn phần còn lại của tấm tôn sao cho mép OA trùng khít với mép OB tạo thành chiếc gàu (giả sử phần diện tích của mép nối không đáng kể). (lấy \(\pi \approx 3,14\))

    Đề tham khảo thi vào 10 môn Toán TP Hồ Chí Minh năm 2025 - Đề số 8 0 3

    a) Tính diện tích tôn cần dùng để làm chiếc gàu? (kết quả làm tròn 1 chữ số thập phân)

    b) Hỏi khi múc đầy thì chiếc gàu chứa được bao nhiêu lít nước? (kết quả làm tròn đến hàng đơn vị). Biết \(V = \frac{1}{3}\pi {r^2}h\), trong đó h là chiều cao hình nón, r là bán kính mặt đáy hình nón.

    Câu 6 (1 điểm): Một bài thi trắc nghiệm gồm 20 câu hỏi, nếu trả lời đúng thì được 5 điểm, nếu trả lời sai thì bị trừ 2 điểm, nếu bỏ qua câu trả lời thì được 0 điểm.

    a) Bạn An tham dự bài thi và được 47 điểm. Biết An bỏ qua 5 câu. Hỏi An trả lời đúng mấy câu và trả lời sai mấy câu?

    b) Bạn Hoa tham dự bài thi và được 59 điểm. Hỏi Hoa trả lời đúng mấy câu, trả lời sai mấy câu và bỏ qua bao nhiêu câu?

    Câu 7 (3 điểm): Từ điểm M nằm ngoài đường tròn (O), vẽ 2 tiếp tuyến MA, MB (A, B là 2 tiếp điểm). Gọi H là giao điểm của OM và AB. Vẽ cát tuyến MDC và (O), C nằm ngoài M và D. Gọi N là trung điểm CD.

    a) Chứng minh MO \(\bot\) AB và \(M{A^2} = MO.MH\).

    b) Chứng minh O, A, M, B, N cùng thuộc đường tròn đường kính OM và MN là tia phân giác của \(\widehat {ANB}\).

    c) Giả sử OA = R, OM = 2R . Tính \(\frac{{{S_{\Delta BHM}}}}{{{S_{\Delta OBM}}}}\).

    -------- HẾT --------

    Lời giải

      Câu 1 (1,5 điểm): Cho hàm số \(y = 2{x^2}\) có đồ thị là Parabol (P).

      a) Vẽ đồ thị (P) trên mặt phẳng tọa độ Oxy.

      b) Bạn An đang thiết kế một chiếc cầu có hình dạng giống đồ thị của hàm số \(y = 2{x^2}\), bạn cần xác định những điểm trên cầu có độ cao bằng 2 mét so với mặt đất. Hãy tìm các tọa độ đó để bạn An hoàn thành bản vẽ.

      Phương pháp

      a) Lập bảng giá trị, vẽ đồ thị hàm số trên hệ trục tọa độ.

      b) Thay y = 2 vào (P) để xác định các giá trị x tương ứng.

      Lời giải

      a) Ta có bảng giá trị sau:

      Đề tham khảo thi vào 10 môn Toán TP Hồ Chí Minh năm 2025 - Đề số 8 1 1

      Đồ thị hàm số là đường cong parabol đi qua các điểm \(O\,\left( {0;0} \right);A\left( { - 2;8} \right);\,\,B\left( { - 1;2} \right);C\left( {1;2} \right);\,\,D\left( {2;8} \right)\)

      Ta vẽ được đồ thị hàm số \(y = 2{x^2}\) như sau:

      Đề tham khảo thi vào 10 môn Toán TP Hồ Chí Minh năm 2025 - Đề số 8 1 2

      b) Những điểm trên cầu có độ cao bằng 2 mét so với mặt đất là các điểm có tung độ \(y = 2\).

      Thay y = 2 vào (P) ta được:

      \(2 = 2{x^2}\)

      \({x^2} = 1\)

      suy ra \(x = 1\) hoặc \(x = - 1\)

      Vậy bạn An cần xác định những điểm (1; 2) và (-1; 2).

      Câu 2 (1 điểm): Cho phương trình bậc hai \(\sqrt 3 {x^2} - 2x - \sqrt 3 = 0\)

      a) Chứng minh phương trình trên có hai nghiệm phân biệt.

      b) Không giải phương trình, tính giá trị của biểu thức: \(C = 2\sqrt 3 {x_1} - x_1^2 - x_2^2 - \sqrt 3 ({x_1} - {x_2})\).

      Phương pháp

      a) Sử dụng \(ac < 0\) để chứng minh phương trình có hai nghiệm phân biệt.

      b) Áp dụng định lí Viète và biến đổi P để xuất hiện tổng và tích của hai nghiệm.

      Định lí Viète: \({x_1} + {x_2} = \frac{{ - b}}{a};{x_1}{x_2} = \frac{c}{a}\).

      Lời giải

      a) Phương trình\(\sqrt 3 {x^2} - 2x - \sqrt 3 = 0\) có \(a = \sqrt 3 \); \(b = - 2\); \(c = - \sqrt 3 \)

      Vì \(a.c = \sqrt 3 .\left( { - \sqrt 3 } \right) = - 9 < 0\) nên phương trình có hai nghiệm phân biệt.

      b) \(C = 2\sqrt 3 {x_1} - x_1^2 - x_2^2 - \sqrt 3 ({x_1} - {x_2})\)

      Áp dụng Viète, ta có: \({x_1} + {x_2} = - \frac{{ - 2}}{{\sqrt 3 }} = \frac{2}{{\sqrt 3 }}\); \({x_1}.{x_2} = \frac{{ - \sqrt 3 }}{{\sqrt 3 }} = - 1\)

      Ta có: \(C = 2\sqrt 3 {x_1} - x_1^2 - x_2^2 - \sqrt 3 ({x_1} - {x_2})\)

      \(\begin{array}{l}C = 2\sqrt 3 {x_1} - x_1^2 - x_2^2 - \sqrt 3 {x_1} + \sqrt 3 {x_2}\\C = \sqrt 3 {x_1} + \sqrt 3 {x_2} - \left( {x_1^2 + x_2^2} \right)\\C = \sqrt 3 \left( {{x_1} + {x_2}} \right) - \left[ {{{\left( {{x_1} + {x_2}} \right)}^2} - 2{x_1}{x_2}} \right]\\C = \sqrt 3 .\frac{2}{{\sqrt 3 }} - \left[ {{{\left( {\frac{2}{{\sqrt 3 }}} \right)}^2} - 2.\left( { - 1} \right)} \right]\\C = 2 - \frac{4}{3} - 2\\C = - \frac{4}{3}\end{array}\)

      Vậy \(C = - \frac{4}{3}\).

      Câu 3 (1,5 điểm):

      a) Biểu đồ dưới đây thống kê số lượng nhân viên trong một công ty theo số năm kinh nghiệm làm việc của họ. Dựa vào biểu đồ trên, hãy cho biết tổng số nhân viên của công ty là bao nhiêu?

      Đề tham khảo thi vào 10 môn Toán TP Hồ Chí Minh năm 2025 - Đề số 8 1 3

      b) Một quản lý của công ty có 4 phần thưởng khác nhau A, B, C, D và sẽ trao cho hai nhóm nhân viên, mỗi nhóm được nhận 2 phần thưởng. Tính xác suất để nhóm thứ nhất nhận được phần thưởng A và C.

      Phương pháp

      a) Tính tổng số nhân viên = tổng số lượng nhân viên theo số năm kinh nghiệm.

      b) Xác định số phần tử của không gian mẫu.

      Xác định số kết quả thuận lợi của nhóm thứ nhất nhận được phần thưởng A và C.

      Xác suất để nhóm thứ nhất nhận được phần thưởng A và C bằng tỉ số giữa số kết quả thuận lợi với số phần tử của không gian mẫu.

      Lời giải

      a) Từ biểu đồ trên, ta có tổng số nhân viên là:

      5 + 8 + 12 + 10 + 15 + 9 + 6 = 65 (nhân viên)

      Vậy tổng số nhân viên của công ty là 65 nhân viên.

      b) Không gian mẫu là: \(\Omega = \) {(AB,CD), (AC, BD), (AD, BC), (BC, AD), (BD, AC), (CD, AB)}.

      Không gian mẫu có 6 phần tử.

      Nhóm thứ nhất nhận được phần thưởng A và C là: (AC, BD) nên có 1 kết quả thuận lợi.

      Vậy xác suất để nhóm thứ nhất nhận được phần thưởng A và C là \(\frac{1}{6}\).

      Câu 4 (1 điểm): Một khu vườn hình chữ nhật có chiều dài 100m, chiều rộng 50m. Người ta làm một lối đi có dạng hình chữ nhật, khu vực trồng hoa có dạng hình thang vuông, còn lại là khu vực trồng cây ăn trái với kích thước như hình vẽ bên dưới.

      Đề tham khảo thi vào 10 môn Toán TP Hồ Chí Minh năm 2025 - Đề số 8 1 4

      a) Viết biểu thức \(S\) biểu diễn theo \(x\;(0 < x < 50)\) diện tích phần đất của khu vực trồng cây ăn trái?

      b) Tìm giá trị của \(x\) biết phần đất của khu vực trồng cây ăn trái có diện tích là \(4608\;{{\rm{m}}^2}\)?

      Phương pháp

      a) Sử dụng công thức tính diện tích hình chữ nhật để tính diện tích khu vườn, lối đi:

      Shình chữ nhật = chiều dài.chiều rộng.

      Sử dụng công thức tính diện tích hình thang để tính diện tích khu vực trồng hoa:

      hình thang = \(\frac{1}{2}\).chiều cao.tổng hai đáy.

      Diện tích phần đất của khu vực trồng cây ăn trái = diện tích khu vườn – diện tích lối đi – diện tích khu vực trồng hoa.

      b) Giải phương trình bậc hai một ẩn \(S = 4608\) để tìm \(x\).

      Lời giảia) Diện tích khu vườn hình chữ nhật là:

      \(50 \cdot 100 = 5000\;({{\rm{m}}^2})\)

      Diện tích lối đi là:

      \((100 - 4x) \cdot x = 100x - 4{x^2}\;({{\rm{m}}^2})\)

      Diện tích khu vực trồng hoa là:

      \(\frac{1}{2} \cdot 4x \cdot (x + 50) = 2{x^2} + 100x\;({{\rm{m}}^2})\)

      Vậy biểu thức \(S\) biểu diễn theo \(x\;(0 < x < 50)\) diện tích phần đất của khu vực trồng cây ăn trái là:

      \(\begin{array}{l}S = 5000 - \left( {100x - 4{x^2}} \right) - \left( {2{x^2} + 100x} \right)\\S = 5000 - 100x + 4{x^2} - 2{x^2} - 100x\\S = 2{x^2} - 200x + 5000\end{array}\)

      b) Vì phần đất của khu vực trồng cây ăn trái có diện tích là \(4608\;{{\rm{m}}^2}\) nên ta có phương trình:

      \(2{x^2} - 200x + 5000 = 4608\)

      \(2{x^2} - 200x + 392 = 0\)

      Giải phương trình ta được \(x = 98\) (không thoả mãn điều kiện) hoặc \(x = 2\) (thoả mãn điều kiện)

      Vậy \(x = 2\) là giá trị cần tìm.

      Câu 5 (1 điểm): Để làm một cái gàu tát nước có dạng hình nón (hình 1), bác An dùng một tấm tôn hình \(\Delta OMN\) cân tại O có cạnh bên OM = 6dm, \(\widehat {MON} = 120^\circ \) (hình 2). Bác xác định trung điểm H của MN, vẽ cung tròn tâm O bán kính OH cắt các cạnh OM, ON lần lượt tại A, B. Sau đó bác cắt bỏ phần gạch sọc, cuộn phần còn lại của tấm tôn sao cho mép OA trùng khít với mép OB tạo thành chiếc gàu (giả sử phần diện tích của mép nối không đáng kể). (lấy \(\pi \approx 3,14\))

      Đề tham khảo thi vào 10 môn Toán TP Hồ Chí Minh năm 2025 - Đề số 8 1 5

      a) Tính diện tích tôn cần dùng để làm chiếc gàu? (kết quả làm tròn 1 chữ số thập phân)

      b) Hỏi khi múc đầy thì chiếc gàu chứa được bao nhiêu lít nước? (kết quả làm tròn đến hàng đơn vị). Biết \(V = \frac{1}{3}\pi {r^2}h\), trong đó h là chiều cao hình nón, r là bán kính mặt đáy hình nón.

      Phương pháp

      a) Diện tích tôn cần dùng chính là diện tích xung quanh của hình nón: \({S_{xq}} = \pi rl\).

      Để tính diện tích xung quanh, ta cần có \(r\) và \(l\).

      Chứng minh OH là đường phân giác đồng thời là đường cao để tính được OH theo tỉ số lượng giác trong tam giác vuông.

      Từ đó ta tính được độ dài cung tròn AB nhỏ: \({l_{AB}} = \frac{{\pi Rn}}{{180}}\), chính là chu vi đường tròn đáy của hình nón.

      Dùng công thức tính chu vi đường tròn để tính bán kính đáy \(r\) của hình nón.

      Đường sinh \(l\) của hình nón chính là độ dài đoạn OA.

      Tính diện tích xung quanh hình nón, chính là diện tích tôn cần dùng.

      b) Áp dụng công thức liên hệ giữa bán kính, đường sinh và đường cao để tính đường cao: \({l^2} = {r^2} + {h^2}\).

      Từ đó tính thể tích gàu nước.

      Đổi về lít: \(1d{m^3}\) = 1 lít.

      Lời giải

      a)

      Đề tham khảo thi vào 10 môn Toán TP Hồ Chí Minh năm 2025 - Đề số 8 1 6

      Vì OH là trung tuyến tam giác \(\Delta MON\) (gt) và \(\Delta MON\) cân tại \(O\) (gt) nên OH đồng thời là phân giác của \(\widehat {MON}\) và đường cao của tam giác \(\Delta MON\).

      Do đó \(\widehat {MOH} = \frac{{\widehat {MON}}}{2} = \frac{{120^\circ }}{2} = 60^\circ \) và \(OH \bot MN\) tại \(H\).

      Trong tam giác MOH vuông tại \(H\), ta có:

      \(\cos MOH = \frac{{OH}}{{OM}}\) suy ra \(OH = OM.\cos MOH = 6.\cos 60^\circ = 3\left( {dm} \right)\)

      Do đó độ dài cung tròn AB nhỏ là:

      \({l_{AB}} = \frac{{\pi Rn}}{{180}} \approx \frac{{3,14 \cdot 3 \cdot 120}}{{180}} = 6,28\;\left( {{\rm{dm}}} \right)\)

      Vì cuộn phần còn lại của tấm tôn sao cho mép OA trùng khít với mép OB tạo thành chiếc gàu nên độ dài cung tròn AB nhỏ là chu vi của miệng chiếc gàu (chu vi hình tròn) nên \(6,28 = 2 \cdot r \cdot 3,14\) suy ra \(r = \frac{{6,28}}{{2.3,14}} = 1\left( {dm} \right)\)

      Diện tích tôn cần dùng để làm chiếc gàu chính là diện tích xung quanh hình nón.

      Diện tích xung quanh của hình nón là:

      \({S_{xq}} = \pi rl \approx 3,14 \cdot 1 \cdot 3 = 9,42 \approx 9,4\left( {{\rm{d}}{{\rm{m}}^2}} \right)\) (vì đường sinh \(l = OA = 3\) dm)

      Vậy diện tích tôn cần dùng để làm chiếc gàu khoảng 9,4 \(d{m^2}\).

      b)

      Đề tham khảo thi vào 10 môn Toán TP Hồ Chí Minh năm 2025 - Đề số 8 1 7

      Ta có: \({l^2} = {r^2} + {h^2}\)

      \({3^2} = {1^2} + {h^2}\)

      \(9 = 1 + {h^2}\)

      \({h^2} = 8\)

      suy ra \(h = \sqrt 8 = 2\sqrt 2 \left( {dm} \right)\)

      Thể tích gàu nước:

      \(V = \frac{1}{3} \cdot \pi {r^2}h \approx \frac{1}{3} \cdot 3,14 \cdot {1^2} \cdot 2\sqrt 2 \approx 3\left( {d{m^3}} \right)\) = 3 lít 

      Vậy khi múc đầy thì chiếc gàu chứa được khoảng 3 lít nước.

      Câu 6 (1 điểm): Một bài thi trắc nghiệm gồm 20 câu hỏi, nếu trả lời đúng thì được 5 điểm, nếu trả lời sai thì bị trừ 2 điểm, nếu bỏ qua câu trả lời thì được 0 điểm.

      a) Bạn An tham dự bài thi và được 47 điểm. Biết An bỏ qua 5 câu. Hỏi An trả lời đúng mấy câu và trả lời sai mấy câu?

      b) Bạn Hoa tham dự bài thi và được 59 điểm. Hỏi Hoa trả lời đúng mấy câu, trả lời sai mấy câu và bỏ qua bao nhiêu câu?

      Phương pháp

      a) Gọi \(x\) là số câu An trả lời đúng, \(y\) là số câu sai (\(x,y \in \mathbb{N};x,y < 20\)).

      Lập phương trình biểu diễn tổng số câu, tổng số điểm bạn An đạt được, từ đó ta có hệ phương trình.

      Giải hệ phương trình để tính số câu bạn An làm đúng, sai, bỏ qua.

      b) Gọi \(x\) là số câu đúng, \(y\) là số câu sai, \(z\) là số câu bỏ qua của bạn Hoa (\(x,y,z \in \mathbb{N};x,y,z < 20\)).

      Lập phương trình tổng số câu của bạn Hoa, từ đó ta có bất phương trình \(x + y \le 20\).

      Lập phương trình biểu diễn số điểm của bạn Hoa, từ đó biểu diễn \(y\) theo \(x\).

      Từ phương trình trên, ta xác định được điều kiện bổ sung của \(x\) là \(5x \ge 59\).

      Thay \(y\) vào bất phương trình \(x + y \le 20\), giải để tìm \(x\).

      Từ đó thay các giá trị thoả mãn của \(x\) và tìm các giá trị \(y,z\) tương ứng.

      Kiểm tra lại điều kiện và kết luận.

      Lời giải

      a) Gọi \(x\) là số câu An trả lời đúng, \(y\) là số câu sai (\(x,y \in \mathbb{N};x,y < 20\)).

      Vì An bỏ qua 5 câu nên ta có phương trình: \(x + y + 5 = 20\) suy ra \(x + y = 15\quad {\rm{(1)}}\)

      Mỗi câu đúng được \(5\) điểm, mỗi câu sai bị trừ \(2\) điểm và An được 47 nên ta có phương trình: \(5x - 2y = 47\quad {\rm{(2)}}\)

      Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình: \(\left\{ \begin{array}{l}x + y = 15\\5x - 2y = 47\end{array} \right.\).

      Giải hệ phương trình, ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}x = 11\\y = 4\end{array} \right.\) (TM).

      Vậy An trả lời đúng 11 câu, trả lời sai 4 câu, bỏ qua 5 câu.

      b) Gọi \(x\) là số câu đúng, \(y\) là số câu sai, \(z\) là số câu bỏ qua của bạn Hoa (\(x,y,z \in \mathbb{N};x,y,z < 20\)).

      Khi đó \(x + y + z = 20\) nên \(x + y \le 20\quad {\rm{(1)}}\)

      Vì Hoa được 59 điểm nên ta có phương trình:

      \(5x - 2y = 59\)

      \(2y = 5x - 59\)

      \(y = \frac{{5x - 59}}{2}\,\,\,\,\left( 2 \right)\)

      Vì \(y \ge 0\) nên \(\frac{{5x - 59}}{2} \ge 0\)

      suy ra \(5x - 59 \ge 0\) nên \(x \ge \frac{{59}}{5} \approx 11,8\).

      Do đó \(x \ge 12\) (3)

      Thay (2) vào (1), ta được:

      \(\begin{array}{l}x + \frac{{5x - 59}}{2} \le 20\\\frac{{7x - 59}}{2} \le 20\\7x - 59 \le 40\\7x \le 99\\x \le \frac{{99}}{7} \approx 14.14\\x \le 14\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\left( 4 \right)\end{array}\)

      Từ (3) và (4) suy ra \(12 \le x \le 14\)

      + Với \(x = 14\) thì \(y = \frac{{5.14 - 59}}{2} = 5,5\) (không thoả mãn điều kiện)

      + Với \(x = 13\) thì \(y = \frac{{5.13 - 59}}{2} = 3\) (thoả mãn), suy ra \(z = 20 - x - y = 20 - 13 - 3 = 4\) (thoả mãn)

      + Với \(x = 12\) thì \(y = \frac{{5.12 - 59}}{2} = \frac{1}{2}\) (không thoả mãn điều kiện)

      Vậy Hoa trả lời đúng 13 câu, trả lời sai 3 câu, bỏ qua 4 câu.

      Câu 7 (3 điểm): Từ điểm M nằm ngoài đường tròn (O), vẽ 2 tiếp tuyến MA, MB (A, B là 2 tiếp điểm). Gọi H là giao điểm của OM và AB. Vẽ cát tuyến MDC và (O), C nằm ngoài M và D. Gọi N là trung điểm CD.

      a) Chứng minh MO \(\bot\) AB và \(M{A^2} = MO.MH\).

      b) Chứng minh O, A, M, B, N cùng thuộc đường tròn đường kính OM và MN là tia phân giác của \(\widehat {ANB}\).

      c) Giả sử OA = R, OM = 2R . Tính \(\frac{{{S_{\Delta BHM}}}}{{{S_{\Delta OBM}}}}\).

      Phương pháp

      a) Chứng minh MO \(\bot\) AB

      Chứng minh MO là đường trung trực của AB

      Suy ra MO \(\bot\) AB

      Chứng minh \(M{A^2} = MO.MH\)

      Chứng minh $\Delta AHM\backsim \Delta OAM(g.g)$

      suy ra \(M{A^2} = MO.MH\)

      b) Chứng minh O, A, M, B, N cùng thuộc đường tròn đường kính OM

      Chứng minh \(\Delta MAO\), \(\Delta MBO\), \(\Delta ONM\) cùng thuộc đường tròn đường kính OM nên O, N, A, M, B cùng thuộc đường tròn đường kính OM.

      Chứng minh MN là tia phân giác của \(\widehat {ANB}\)

      Dựa vào tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau để chứng minh \(\widehat {AOM} = \widehat {BOM}\).

      Suy ra $\overset\frown{AM}=\overset\frown{BM}$

      nên \(\widehat {ANM} = \widehat {BNM}\) (2 góc nội tiếp cùng chắn 2 cung bằng nhau)

      Do đó NM là phân giác của \(\widehat {ANB}\).

      c) Giả sử OA = R, OM = 2R . Tính \(\frac{{{S_{\Delta BHM}}}}{{{S_{\Delta OBM}}}}\).

      Chứng minh $\Delta BHM\backsim \Delta OBM(g.g)$, suy ra \(\frac{{{S_{\Delta BHM}}}}{{{S_{\Delta OBM}}}} = {\left( {\frac{{BM}}{{OM}}} \right)^2}\)

      Áp dụng định lí Pythagore vào tam giác vuông OBM để tính BM.

      Thay số để tính \(\frac{{{S_{\Delta BHM}}}}{{{S_{\Delta OBM}}}}\).

      Lời giải

      Đề tham khảo thi vào 10 môn Toán TP Hồ Chí Minh năm 2025 - Đề số 8 1 8

      a) Chứng minh MO \(\bot\) AB

      Ta có:

      MA = MB (tính chất 2 tiếp tuyến cắt nhau)

      OA = OB = R

      Suy ra MO là đường trung trực của AB

      Suy ra MO \(\bot\) AB

      Chứng minh \(M{A^2} = MO.MH\)

      Xét \(\Delta AHM\) và \(\Delta OAM\) có:

      \(\widehat {AHM} = \widehat {OAM} = 90^\circ \)

      \(\widehat {OMA}\) chung

      nên $\Delta AHM\backsim \Delta OAM(g.g)$

      suy ra \(\frac{{AM}}{{OM}} = \frac{{MH}}{{MA}}\), do đó \(M{A^2} = MO.MH\)

      b) Chứng minh O, A, M, B, N cùng thuộc đường tròn đường kính OM

      Vì \(\Delta MAO\) vuông tại A (MA là tiếp tuyến) nên A, O, M cùng thuộc đường tròn đường kính MO (1)

      Vì \(\Delta MBO\) vuông tại B (MB là tiếp tuyến) nên M, B, O cùng thuộc đường tròn đường kính OM (2)

      Xét \(\Delta OCD\) cân tại O (OD = OC = R) có:

      ON là đường trung tuyến (N là trung điểm của CD) nên \(ON \bot CD\).

      Vì \(\Delta ONM\) vuông tại N nên O, N, M cùng thuộc đường tròn đường kính OM (3)

      Từ (1), (2), (3) suy ra O, N, A, M, B cùng thuộc đường tròn đường kính OM.

      Chứng minh MN là tia phân giác của \(\widehat {ANB}\)

      Vì MA và MB là hai tiếp tuyến nên OM là tia phân giác của \(\widehat {AOB}\), suy ra \(\widehat {AOM} = \widehat {BOM}\).

      Mà \(\widehat {AOM}\) là góc nội tiếp chắn cung AM, \(\widehat {BOM}\) là góc nội tiếp chắn cung BM của đường tròn đường kính OM nên $\overset\frown{AM}=\overset\frown{BM}$

      suy ra \(\widehat {ANM} = \widehat {BNM}\) (2 góc nội tiếp cùng chắn 2 cung bằng nhau)

      Do đó NM là phân giác của \(\widehat {ANB}\).

      c) Giả sử OA = R, OM = 2R . Tính \(\frac{{{S_{\Delta BHM}}}}{{{S_{\Delta OBM}}}}\).

      Xét \(\Delta BHM\) và \(\Delta OBM\) có:

      \(\widehat {BHM} = \widehat {OBM} = 90^\circ \)

      \(\widehat {OMB}\) chung

      nên $\Delta BHM\backsim \Delta OBM(g.g)$, suy ra \(\frac{{{S_{\Delta BHM}}}}{{{S_{\Delta OBM}}}} = {\left( {\frac{{BM}}{{OM}}} \right)^2}\)

      Áp dụng định lí Pythagore vào tam giác vuông OBM, ta có:

      \(O{B^2} + B{M^2} = O{M^2}\), suy ra \(B{M^2} = O{M^2} - O{B^2} = {\left( {2R} \right)^2} - {R^2} = 3{R^2}\), suy ra \(BM = R\sqrt 3 \).

      Do đó \(\frac{{{S_{\Delta BHM}}}}{{{S_{\Delta OBM}}}} = {\left( {\frac{{BM}}{{OM}}} \right)^2} = {\left( {\frac{{R\sqrt 3 }}{{2{\rm{R}}}}} \right)^2} = {\left( {\frac{{\sqrt 3 }}{2}} \right)^2} = \frac{3}{4}\).

      Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
      • Đề bài
      • Lời giải
      • Tải về

        Tải về đề thi và đáp án Tải về đề thi Tải về đáp án

      Câu 1 (1,5 điểm): Cho hàm số \(y = 2{x^2}\) có đồ thị là Parabol (P).

      a) Vẽ đồ thị (P) trên mặt phẳng tọa độ Oxy.

      b) Bạn An đang thiết kế một chiếc cầu có hình dạng giống đồ thị của hàm số \(y = 2{x^2}\), bạn cần xác định những điểm trên cầu có độ cao bằng 2 mét so với mặt đất. Hãy tìm các tọa độ đó để bạn An hoàn thành bản vẽ.

      Câu 2 (1 điểm): Cho phương trình bậc hai \(\sqrt 3 {x^2} - 2x - \sqrt 3 = 0\)

      a) Chứng minh phương trình trên có hai nghiệm phân biệt.

      b) Không giải phương trình, tính giá trị của biểu thức: \(C = 2\sqrt 3 {x_1} - x_1^2 - x_2^2 - \sqrt 3 ({x_1} - {x_2})\).

      Câu 3 (1,5 điểm):

      a) Biểu đồ dưới đây thống kê số lượng nhân viên trong một công ty theo số năm kinh nghiệm làm việc của họ. Dựa vào biểu đồ trên, hãy cho biết tổng số nhân viên của công ty là bao nhiêu?

      Đề tham khảo thi vào 10 môn Toán TP Hồ Chí Minh năm 2025 - Đề số 8 1

      b) Một quản lý của công ty có 4 phần thưởng khác nhau A, B, C, D và sẽ trao cho hai nhóm nhân viên, mỗi nhóm được nhận 2 phần thưởng. Tính xác suất để nhóm thứ nhất nhận được phần thưởng A và C.

      Câu 4 (1 điểm): Một khu vườn hình chữ nhật có chiều dài 100m, chiều rộng 50m. Người ta làm một lối đi có dạng hình chữ nhật, khu vực trồng hoa có dạng hình thang vuông, còn lại là khu vực trồng cây ăn trái với kích thước như hình vẽ bên dưới.

      Đề tham khảo thi vào 10 môn Toán TP Hồ Chí Minh năm 2025 - Đề số 8 2

      a) Viết biểu thức \(S\) biểu diễn theo \(x\;(0 < x < 50)\) diện tích phần đất của khu vực trồng cây ăn trái?

      b) Tìm giá trị của \(x\) biết phần đất của khu vực trồng cây ăn trái có diện tích là \(4608\;{{\rm{m}}^2}\)?

      Câu 5 (1 điểm): Để làm một cái gàu tát nước có dạng hình nón (hình 1), bác An dùng một tấm tôn hình \(\Delta OMN\) cân tại O có cạnh bên OM = 6dm, \(\widehat {MON} = 120^\circ \) (hình 2). Bác xác định trung điểm H của MN, vẽ cung tròn tâm O bán kính OH cắt các cạnh OM, ON lần lượt tại A, B. Sau đó bác cắt bỏ phần gạch sọc, cuộn phần còn lại của tấm tôn sao cho mép OA trùng khít với mép OB tạo thành chiếc gàu (giả sử phần diện tích của mép nối không đáng kể). (lấy \(\pi \approx 3,14\))

      Đề tham khảo thi vào 10 môn Toán TP Hồ Chí Minh năm 2025 - Đề số 8 3

      a) Tính diện tích tôn cần dùng để làm chiếc gàu? (kết quả làm tròn 1 chữ số thập phân)

      b) Hỏi khi múc đầy thì chiếc gàu chứa được bao nhiêu lít nước? (kết quả làm tròn đến hàng đơn vị). Biết \(V = \frac{1}{3}\pi {r^2}h\), trong đó h là chiều cao hình nón, r là bán kính mặt đáy hình nón.

      Câu 6 (1 điểm): Một bài thi trắc nghiệm gồm 20 câu hỏi, nếu trả lời đúng thì được 5 điểm, nếu trả lời sai thì bị trừ 2 điểm, nếu bỏ qua câu trả lời thì được 0 điểm.

      a) Bạn An tham dự bài thi và được 47 điểm. Biết An bỏ qua 5 câu. Hỏi An trả lời đúng mấy câu và trả lời sai mấy câu?

      b) Bạn Hoa tham dự bài thi và được 59 điểm. Hỏi Hoa trả lời đúng mấy câu, trả lời sai mấy câu và bỏ qua bao nhiêu câu?

      Câu 7 (3 điểm): Từ điểm M nằm ngoài đường tròn (O), vẽ 2 tiếp tuyến MA, MB (A, B là 2 tiếp điểm). Gọi H là giao điểm của OM và AB. Vẽ cát tuyến MDC và (O), C nằm ngoài M và D. Gọi N là trung điểm CD.

      a) Chứng minh MO \(\bot\) AB và \(M{A^2} = MO.MH\).

      b) Chứng minh O, A, M, B, N cùng thuộc đường tròn đường kính OM và MN là tia phân giác của \(\widehat {ANB}\).

      c) Giả sử OA = R, OM = 2R . Tính \(\frac{{{S_{\Delta BHM}}}}{{{S_{\Delta OBM}}}}\).

      -------- HẾT --------

      Câu 1 (1,5 điểm): Cho hàm số \(y = 2{x^2}\) có đồ thị là Parabol (P).

      a) Vẽ đồ thị (P) trên mặt phẳng tọa độ Oxy.

      b) Bạn An đang thiết kế một chiếc cầu có hình dạng giống đồ thị của hàm số \(y = 2{x^2}\), bạn cần xác định những điểm trên cầu có độ cao bằng 2 mét so với mặt đất. Hãy tìm các tọa độ đó để bạn An hoàn thành bản vẽ.

      Phương pháp

      a) Lập bảng giá trị, vẽ đồ thị hàm số trên hệ trục tọa độ.

      b) Thay y = 2 vào (P) để xác định các giá trị x tương ứng.

      Lời giải

      a) Ta có bảng giá trị sau:

      Đề tham khảo thi vào 10 môn Toán TP Hồ Chí Minh năm 2025 - Đề số 8 4

      Đồ thị hàm số là đường cong parabol đi qua các điểm \(O\,\left( {0;0} \right);A\left( { - 2;8} \right);\,\,B\left( { - 1;2} \right);C\left( {1;2} \right);\,\,D\left( {2;8} \right)\)

      Ta vẽ được đồ thị hàm số \(y = 2{x^2}\) như sau:

      Đề tham khảo thi vào 10 môn Toán TP Hồ Chí Minh năm 2025 - Đề số 8 5

      b) Những điểm trên cầu có độ cao bằng 2 mét so với mặt đất là các điểm có tung độ \(y = 2\).

      Thay y = 2 vào (P) ta được:

      \(2 = 2{x^2}\)

      \({x^2} = 1\)

      suy ra \(x = 1\) hoặc \(x = - 1\)

      Vậy bạn An cần xác định những điểm (1; 2) và (-1; 2).

      Câu 2 (1 điểm): Cho phương trình bậc hai \(\sqrt 3 {x^2} - 2x - \sqrt 3 = 0\)

      a) Chứng minh phương trình trên có hai nghiệm phân biệt.

      b) Không giải phương trình, tính giá trị của biểu thức: \(C = 2\sqrt 3 {x_1} - x_1^2 - x_2^2 - \sqrt 3 ({x_1} - {x_2})\).

      Phương pháp

      a) Sử dụng \(ac < 0\) để chứng minh phương trình có hai nghiệm phân biệt.

      b) Áp dụng định lí Viète và biến đổi P để xuất hiện tổng và tích của hai nghiệm.

      Định lí Viète: \({x_1} + {x_2} = \frac{{ - b}}{a};{x_1}{x_2} = \frac{c}{a}\).

      Lời giải

      a) Phương trình\(\sqrt 3 {x^2} - 2x - \sqrt 3 = 0\) có \(a = \sqrt 3 \); \(b = - 2\); \(c = - \sqrt 3 \)

      Vì \(a.c = \sqrt 3 .\left( { - \sqrt 3 } \right) = - 9 < 0\) nên phương trình có hai nghiệm phân biệt.

      b) \(C = 2\sqrt 3 {x_1} - x_1^2 - x_2^2 - \sqrt 3 ({x_1} - {x_2})\)

      Áp dụng Viète, ta có: \({x_1} + {x_2} = - \frac{{ - 2}}{{\sqrt 3 }} = \frac{2}{{\sqrt 3 }}\); \({x_1}.{x_2} = \frac{{ - \sqrt 3 }}{{\sqrt 3 }} = - 1\)

      Ta có: \(C = 2\sqrt 3 {x_1} - x_1^2 - x_2^2 - \sqrt 3 ({x_1} - {x_2})\)

      \(\begin{array}{l}C = 2\sqrt 3 {x_1} - x_1^2 - x_2^2 - \sqrt 3 {x_1} + \sqrt 3 {x_2}\\C = \sqrt 3 {x_1} + \sqrt 3 {x_2} - \left( {x_1^2 + x_2^2} \right)\\C = \sqrt 3 \left( {{x_1} + {x_2}} \right) - \left[ {{{\left( {{x_1} + {x_2}} \right)}^2} - 2{x_1}{x_2}} \right]\\C = \sqrt 3 .\frac{2}{{\sqrt 3 }} - \left[ {{{\left( {\frac{2}{{\sqrt 3 }}} \right)}^2} - 2.\left( { - 1} \right)} \right]\\C = 2 - \frac{4}{3} - 2\\C = - \frac{4}{3}\end{array}\)

      Vậy \(C = - \frac{4}{3}\).

      Câu 3 (1,5 điểm):

      a) Biểu đồ dưới đây thống kê số lượng nhân viên trong một công ty theo số năm kinh nghiệm làm việc của họ. Dựa vào biểu đồ trên, hãy cho biết tổng số nhân viên của công ty là bao nhiêu?

      Đề tham khảo thi vào 10 môn Toán TP Hồ Chí Minh năm 2025 - Đề số 8 6

      b) Một quản lý của công ty có 4 phần thưởng khác nhau A, B, C, D và sẽ trao cho hai nhóm nhân viên, mỗi nhóm được nhận 2 phần thưởng. Tính xác suất để nhóm thứ nhất nhận được phần thưởng A và C.

      Phương pháp

      a) Tính tổng số nhân viên = tổng số lượng nhân viên theo số năm kinh nghiệm.

      b) Xác định số phần tử của không gian mẫu.

      Xác định số kết quả thuận lợi của nhóm thứ nhất nhận được phần thưởng A và C.

      Xác suất để nhóm thứ nhất nhận được phần thưởng A và C bằng tỉ số giữa số kết quả thuận lợi với số phần tử của không gian mẫu.

      Lời giải

      a) Từ biểu đồ trên, ta có tổng số nhân viên là:

      5 + 8 + 12 + 10 + 15 + 9 + 6 = 65 (nhân viên)

      Vậy tổng số nhân viên của công ty là 65 nhân viên.

      b) Không gian mẫu là: \(\Omega = \) {(AB,CD), (AC, BD), (AD, BC), (BC, AD), (BD, AC), (CD, AB)}.

      Không gian mẫu có 6 phần tử.

      Nhóm thứ nhất nhận được phần thưởng A và C là: (AC, BD) nên có 1 kết quả thuận lợi.

      Vậy xác suất để nhóm thứ nhất nhận được phần thưởng A và C là \(\frac{1}{6}\).

      Câu 4 (1 điểm): Một khu vườn hình chữ nhật có chiều dài 100m, chiều rộng 50m. Người ta làm một lối đi có dạng hình chữ nhật, khu vực trồng hoa có dạng hình thang vuông, còn lại là khu vực trồng cây ăn trái với kích thước như hình vẽ bên dưới.

      Đề tham khảo thi vào 10 môn Toán TP Hồ Chí Minh năm 2025 - Đề số 8 7

      a) Viết biểu thức \(S\) biểu diễn theo \(x\;(0 < x < 50)\) diện tích phần đất của khu vực trồng cây ăn trái?

      b) Tìm giá trị của \(x\) biết phần đất của khu vực trồng cây ăn trái có diện tích là \(4608\;{{\rm{m}}^2}\)?

      Phương pháp

      a) Sử dụng công thức tính diện tích hình chữ nhật để tính diện tích khu vườn, lối đi:

      Shình chữ nhật = chiều dài.chiều rộng.

      Sử dụng công thức tính diện tích hình thang để tính diện tích khu vực trồng hoa:

      hình thang = \(\frac{1}{2}\).chiều cao.tổng hai đáy.

      Diện tích phần đất của khu vực trồng cây ăn trái = diện tích khu vườn – diện tích lối đi – diện tích khu vực trồng hoa.

      b) Giải phương trình bậc hai một ẩn \(S = 4608\) để tìm \(x\).

      Lời giảia) Diện tích khu vườn hình chữ nhật là:

      \(50 \cdot 100 = 5000\;({{\rm{m}}^2})\)

      Diện tích lối đi là:

      \((100 - 4x) \cdot x = 100x - 4{x^2}\;({{\rm{m}}^2})\)

      Diện tích khu vực trồng hoa là:

      \(\frac{1}{2} \cdot 4x \cdot (x + 50) = 2{x^2} + 100x\;({{\rm{m}}^2})\)

      Vậy biểu thức \(S\) biểu diễn theo \(x\;(0 < x < 50)\) diện tích phần đất của khu vực trồng cây ăn trái là:

      \(\begin{array}{l}S = 5000 - \left( {100x - 4{x^2}} \right) - \left( {2{x^2} + 100x} \right)\\S = 5000 - 100x + 4{x^2} - 2{x^2} - 100x\\S = 2{x^2} - 200x + 5000\end{array}\)

      b) Vì phần đất của khu vực trồng cây ăn trái có diện tích là \(4608\;{{\rm{m}}^2}\) nên ta có phương trình:

      \(2{x^2} - 200x + 5000 = 4608\)

      \(2{x^2} - 200x + 392 = 0\)

      Giải phương trình ta được \(x = 98\) (không thoả mãn điều kiện) hoặc \(x = 2\) (thoả mãn điều kiện)

      Vậy \(x = 2\) là giá trị cần tìm.

      Câu 5 (1 điểm): Để làm một cái gàu tát nước có dạng hình nón (hình 1), bác An dùng một tấm tôn hình \(\Delta OMN\) cân tại O có cạnh bên OM = 6dm, \(\widehat {MON} = 120^\circ \) (hình 2). Bác xác định trung điểm H của MN, vẽ cung tròn tâm O bán kính OH cắt các cạnh OM, ON lần lượt tại A, B. Sau đó bác cắt bỏ phần gạch sọc, cuộn phần còn lại của tấm tôn sao cho mép OA trùng khít với mép OB tạo thành chiếc gàu (giả sử phần diện tích của mép nối không đáng kể). (lấy \(\pi \approx 3,14\))

      Đề tham khảo thi vào 10 môn Toán TP Hồ Chí Minh năm 2025 - Đề số 8 8

      a) Tính diện tích tôn cần dùng để làm chiếc gàu? (kết quả làm tròn 1 chữ số thập phân)

      b) Hỏi khi múc đầy thì chiếc gàu chứa được bao nhiêu lít nước? (kết quả làm tròn đến hàng đơn vị). Biết \(V = \frac{1}{3}\pi {r^2}h\), trong đó h là chiều cao hình nón, r là bán kính mặt đáy hình nón.

      Phương pháp

      a) Diện tích tôn cần dùng chính là diện tích xung quanh của hình nón: \({S_{xq}} = \pi rl\).

      Để tính diện tích xung quanh, ta cần có \(r\) và \(l\).

      Chứng minh OH là đường phân giác đồng thời là đường cao để tính được OH theo tỉ số lượng giác trong tam giác vuông.

      Từ đó ta tính được độ dài cung tròn AB nhỏ: \({l_{AB}} = \frac{{\pi Rn}}{{180}}\), chính là chu vi đường tròn đáy của hình nón.

      Dùng công thức tính chu vi đường tròn để tính bán kính đáy \(r\) của hình nón.

      Đường sinh \(l\) của hình nón chính là độ dài đoạn OA.

      Tính diện tích xung quanh hình nón, chính là diện tích tôn cần dùng.

      b) Áp dụng công thức liên hệ giữa bán kính, đường sinh và đường cao để tính đường cao: \({l^2} = {r^2} + {h^2}\).

      Từ đó tính thể tích gàu nước.

      Đổi về lít: \(1d{m^3}\) = 1 lít.

      Lời giải

      a)

      Đề tham khảo thi vào 10 môn Toán TP Hồ Chí Minh năm 2025 - Đề số 8 9

      Vì OH là trung tuyến tam giác \(\Delta MON\) (gt) và \(\Delta MON\) cân tại \(O\) (gt) nên OH đồng thời là phân giác của \(\widehat {MON}\) và đường cao của tam giác \(\Delta MON\).

      Do đó \(\widehat {MOH} = \frac{{\widehat {MON}}}{2} = \frac{{120^\circ }}{2} = 60^\circ \) và \(OH \bot MN\) tại \(H\).

      Trong tam giác MOH vuông tại \(H\), ta có:

      \(\cos MOH = \frac{{OH}}{{OM}}\) suy ra \(OH = OM.\cos MOH = 6.\cos 60^\circ = 3\left( {dm} \right)\)

      Do đó độ dài cung tròn AB nhỏ là:

      \({l_{AB}} = \frac{{\pi Rn}}{{180}} \approx \frac{{3,14 \cdot 3 \cdot 120}}{{180}} = 6,28\;\left( {{\rm{dm}}} \right)\)

      Vì cuộn phần còn lại của tấm tôn sao cho mép OA trùng khít với mép OB tạo thành chiếc gàu nên độ dài cung tròn AB nhỏ là chu vi của miệng chiếc gàu (chu vi hình tròn) nên \(6,28 = 2 \cdot r \cdot 3,14\) suy ra \(r = \frac{{6,28}}{{2.3,14}} = 1\left( {dm} \right)\)

      Diện tích tôn cần dùng để làm chiếc gàu chính là diện tích xung quanh hình nón.

      Diện tích xung quanh của hình nón là:

      \({S_{xq}} = \pi rl \approx 3,14 \cdot 1 \cdot 3 = 9,42 \approx 9,4\left( {{\rm{d}}{{\rm{m}}^2}} \right)\) (vì đường sinh \(l = OA = 3\) dm)

      Vậy diện tích tôn cần dùng để làm chiếc gàu khoảng 9,4 \(d{m^2}\).

      b)

      Đề tham khảo thi vào 10 môn Toán TP Hồ Chí Minh năm 2025 - Đề số 8 10

      Ta có: \({l^2} = {r^2} + {h^2}\)

      \({3^2} = {1^2} + {h^2}\)

      \(9 = 1 + {h^2}\)

      \({h^2} = 8\)

      suy ra \(h = \sqrt 8 = 2\sqrt 2 \left( {dm} \right)\)

      Thể tích gàu nước:

      \(V = \frac{1}{3} \cdot \pi {r^2}h \approx \frac{1}{3} \cdot 3,14 \cdot {1^2} \cdot 2\sqrt 2 \approx 3\left( {d{m^3}} \right)\) = 3 lít 

      Vậy khi múc đầy thì chiếc gàu chứa được khoảng 3 lít nước.

      Câu 6 (1 điểm): Một bài thi trắc nghiệm gồm 20 câu hỏi, nếu trả lời đúng thì được 5 điểm, nếu trả lời sai thì bị trừ 2 điểm, nếu bỏ qua câu trả lời thì được 0 điểm.

      a) Bạn An tham dự bài thi và được 47 điểm. Biết An bỏ qua 5 câu. Hỏi An trả lời đúng mấy câu và trả lời sai mấy câu?

      b) Bạn Hoa tham dự bài thi và được 59 điểm. Hỏi Hoa trả lời đúng mấy câu, trả lời sai mấy câu và bỏ qua bao nhiêu câu?

      Phương pháp

      a) Gọi \(x\) là số câu An trả lời đúng, \(y\) là số câu sai (\(x,y \in \mathbb{N};x,y < 20\)).

      Lập phương trình biểu diễn tổng số câu, tổng số điểm bạn An đạt được, từ đó ta có hệ phương trình.

      Giải hệ phương trình để tính số câu bạn An làm đúng, sai, bỏ qua.

      b) Gọi \(x\) là số câu đúng, \(y\) là số câu sai, \(z\) là số câu bỏ qua của bạn Hoa (\(x,y,z \in \mathbb{N};x,y,z < 20\)).

      Lập phương trình tổng số câu của bạn Hoa, từ đó ta có bất phương trình \(x + y \le 20\).

      Lập phương trình biểu diễn số điểm của bạn Hoa, từ đó biểu diễn \(y\) theo \(x\).

      Từ phương trình trên, ta xác định được điều kiện bổ sung của \(x\) là \(5x \ge 59\).

      Thay \(y\) vào bất phương trình \(x + y \le 20\), giải để tìm \(x\).

      Từ đó thay các giá trị thoả mãn của \(x\) và tìm các giá trị \(y,z\) tương ứng.

      Kiểm tra lại điều kiện và kết luận.

      Lời giải

      a) Gọi \(x\) là số câu An trả lời đúng, \(y\) là số câu sai (\(x,y \in \mathbb{N};x,y < 20\)).

      Vì An bỏ qua 5 câu nên ta có phương trình: \(x + y + 5 = 20\) suy ra \(x + y = 15\quad {\rm{(1)}}\)

      Mỗi câu đúng được \(5\) điểm, mỗi câu sai bị trừ \(2\) điểm và An được 47 nên ta có phương trình: \(5x - 2y = 47\quad {\rm{(2)}}\)

      Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình: \(\left\{ \begin{array}{l}x + y = 15\\5x - 2y = 47\end{array} \right.\).

      Giải hệ phương trình, ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}x = 11\\y = 4\end{array} \right.\) (TM).

      Vậy An trả lời đúng 11 câu, trả lời sai 4 câu, bỏ qua 5 câu.

      b) Gọi \(x\) là số câu đúng, \(y\) là số câu sai, \(z\) là số câu bỏ qua của bạn Hoa (\(x,y,z \in \mathbb{N};x,y,z < 20\)).

      Khi đó \(x + y + z = 20\) nên \(x + y \le 20\quad {\rm{(1)}}\)

      Vì Hoa được 59 điểm nên ta có phương trình:

      \(5x - 2y = 59\)

      \(2y = 5x - 59\)

      \(y = \frac{{5x - 59}}{2}\,\,\,\,\left( 2 \right)\)

      Vì \(y \ge 0\) nên \(\frac{{5x - 59}}{2} \ge 0\)

      suy ra \(5x - 59 \ge 0\) nên \(x \ge \frac{{59}}{5} \approx 11,8\).

      Do đó \(x \ge 12\) (3)

      Thay (2) vào (1), ta được:

      \(\begin{array}{l}x + \frac{{5x - 59}}{2} \le 20\\\frac{{7x - 59}}{2} \le 20\\7x - 59 \le 40\\7x \le 99\\x \le \frac{{99}}{7} \approx 14.14\\x \le 14\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\left( 4 \right)\end{array}\)

      Từ (3) và (4) suy ra \(12 \le x \le 14\)

      + Với \(x = 14\) thì \(y = \frac{{5.14 - 59}}{2} = 5,5\) (không thoả mãn điều kiện)

      + Với \(x = 13\) thì \(y = \frac{{5.13 - 59}}{2} = 3\) (thoả mãn), suy ra \(z = 20 - x - y = 20 - 13 - 3 = 4\) (thoả mãn)

      + Với \(x = 12\) thì \(y = \frac{{5.12 - 59}}{2} = \frac{1}{2}\) (không thoả mãn điều kiện)

      Vậy Hoa trả lời đúng 13 câu, trả lời sai 3 câu, bỏ qua 4 câu.

      Câu 7 (3 điểm): Từ điểm M nằm ngoài đường tròn (O), vẽ 2 tiếp tuyến MA, MB (A, B là 2 tiếp điểm). Gọi H là giao điểm của OM và AB. Vẽ cát tuyến MDC và (O), C nằm ngoài M và D. Gọi N là trung điểm CD.

      a) Chứng minh MO \(\bot\) AB và \(M{A^2} = MO.MH\).

      b) Chứng minh O, A, M, B, N cùng thuộc đường tròn đường kính OM và MN là tia phân giác của \(\widehat {ANB}\).

      c) Giả sử OA = R, OM = 2R . Tính \(\frac{{{S_{\Delta BHM}}}}{{{S_{\Delta OBM}}}}\).

      Phương pháp

      a) Chứng minh MO \(\bot\) AB

      Chứng minh MO là đường trung trực của AB

      Suy ra MO \(\bot\) AB

      Chứng minh \(M{A^2} = MO.MH\)

      Chứng minh $\Delta AHM\backsim \Delta OAM(g.g)$

      suy ra \(M{A^2} = MO.MH\)

      b) Chứng minh O, A, M, B, N cùng thuộc đường tròn đường kính OM

      Chứng minh \(\Delta MAO\), \(\Delta MBO\), \(\Delta ONM\) cùng thuộc đường tròn đường kính OM nên O, N, A, M, B cùng thuộc đường tròn đường kính OM.

      Chứng minh MN là tia phân giác của \(\widehat {ANB}\)

      Dựa vào tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau để chứng minh \(\widehat {AOM} = \widehat {BOM}\).

      Suy ra $\overset\frown{AM}=\overset\frown{BM}$

      nên \(\widehat {ANM} = \widehat {BNM}\) (2 góc nội tiếp cùng chắn 2 cung bằng nhau)

      Do đó NM là phân giác của \(\widehat {ANB}\).

      c) Giả sử OA = R, OM = 2R . Tính \(\frac{{{S_{\Delta BHM}}}}{{{S_{\Delta OBM}}}}\).

      Chứng minh $\Delta BHM\backsim \Delta OBM(g.g)$, suy ra \(\frac{{{S_{\Delta BHM}}}}{{{S_{\Delta OBM}}}} = {\left( {\frac{{BM}}{{OM}}} \right)^2}\)

      Áp dụng định lí Pythagore vào tam giác vuông OBM để tính BM.

      Thay số để tính \(\frac{{{S_{\Delta BHM}}}}{{{S_{\Delta OBM}}}}\).

      Lời giải

      Đề tham khảo thi vào 10 môn Toán TP Hồ Chí Minh năm 2025 - Đề số 8 11

      a) Chứng minh MO \(\bot\) AB

      Ta có:

      MA = MB (tính chất 2 tiếp tuyến cắt nhau)

      OA = OB = R

      Suy ra MO là đường trung trực của AB

      Suy ra MO \(\bot\) AB

      Chứng minh \(M{A^2} = MO.MH\)

      Xét \(\Delta AHM\) và \(\Delta OAM\) có:

      \(\widehat {AHM} = \widehat {OAM} = 90^\circ \)

      \(\widehat {OMA}\) chung

      nên $\Delta AHM\backsim \Delta OAM(g.g)$

      suy ra \(\frac{{AM}}{{OM}} = \frac{{MH}}{{MA}}\), do đó \(M{A^2} = MO.MH\)

      b) Chứng minh O, A, M, B, N cùng thuộc đường tròn đường kính OM

      Vì \(\Delta MAO\) vuông tại A (MA là tiếp tuyến) nên A, O, M cùng thuộc đường tròn đường kính MO (1)

      Vì \(\Delta MBO\) vuông tại B (MB là tiếp tuyến) nên M, B, O cùng thuộc đường tròn đường kính OM (2)

      Xét \(\Delta OCD\) cân tại O (OD = OC = R) có:

      ON là đường trung tuyến (N là trung điểm của CD) nên \(ON \bot CD\).

      Vì \(\Delta ONM\) vuông tại N nên O, N, M cùng thuộc đường tròn đường kính OM (3)

      Từ (1), (2), (3) suy ra O, N, A, M, B cùng thuộc đường tròn đường kính OM.

      Chứng minh MN là tia phân giác của \(\widehat {ANB}\)

      Vì MA và MB là hai tiếp tuyến nên OM là tia phân giác của \(\widehat {AOB}\), suy ra \(\widehat {AOM} = \widehat {BOM}\).

      Mà \(\widehat {AOM}\) là góc nội tiếp chắn cung AM, \(\widehat {BOM}\) là góc nội tiếp chắn cung BM của đường tròn đường kính OM nên $\overset\frown{AM}=\overset\frown{BM}$

      suy ra \(\widehat {ANM} = \widehat {BNM}\) (2 góc nội tiếp cùng chắn 2 cung bằng nhau)

      Do đó NM là phân giác của \(\widehat {ANB}\).

      c) Giả sử OA = R, OM = 2R . Tính \(\frac{{{S_{\Delta BHM}}}}{{{S_{\Delta OBM}}}}\).

      Xét \(\Delta BHM\) và \(\Delta OBM\) có:

      \(\widehat {BHM} = \widehat {OBM} = 90^\circ \)

      \(\widehat {OMB}\) chung

      nên $\Delta BHM\backsim \Delta OBM(g.g)$, suy ra \(\frac{{{S_{\Delta BHM}}}}{{{S_{\Delta OBM}}}} = {\left( {\frac{{BM}}{{OM}}} \right)^2}\)

      Áp dụng định lí Pythagore vào tam giác vuông OBM, ta có:

      \(O{B^2} + B{M^2} = O{M^2}\), suy ra \(B{M^2} = O{M^2} - O{B^2} = {\left( {2R} \right)^2} - {R^2} = 3{R^2}\), suy ra \(BM = R\sqrt 3 \).

      Do đó \(\frac{{{S_{\Delta BHM}}}}{{{S_{\Delta OBM}}}} = {\left( {\frac{{BM}}{{OM}}} \right)^2} = {\left( {\frac{{R\sqrt 3 }}{{2{\rm{R}}}}} \right)^2} = {\left( {\frac{{\sqrt 3 }}{2}} \right)^2} = \frac{3}{4}\).

      Bạn đang khám phá nội dung Đề tham khảo thi vào 10 môn Toán TP Hồ Chí Minh năm 2025 - Đề số 8 trong chuyên mục bài tập toán 9 trên nền tảng tài liệu toán. Được biên soạn chuyên sâu và bám sát chương trình sách giáo khoa hiện hành, bộ bài tập toán thcs này cam kết tối ưu hóa toàn diện quá trình ôn luyện, củng cố kiến thức Toán lớp 9 cho học sinh, đặc biệt là chuẩn bị cho các kỳ thi quan trọng, thông qua phương pháp tiếp cận trực quan và mang lại hiệu quả học tập vượt trội.
      Ghi chú: Quý thầy, cô giáo và bạn đọc có thể chia sẻ tài liệu trên MonToan.com.vn bằng cách gửi về:
      Facebook: MÔN TOÁN
      Email: montoanmath@gmail.com

      Đề tham khảo thi vào 10 môn Toán TP Hồ Chí Minh năm 2025 - Đề số 8: Phân tích chi tiết và hướng dẫn giải

      Kỳ thi vào lớp 10 tại TP. Hồ Chí Minh là một bước ngoặt quan trọng trong sự nghiệp học tập của học sinh. Để chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi này, việc luyện tập với các đề tham khảo là vô cùng cần thiết. Đề tham khảo thi vào 10 môn Toán TP Hồ Chí Minh năm 2025 - Đề số 8 do montoan.com.vn cung cấp là một công cụ hữu ích giúp học sinh làm quen với cấu trúc đề thi, rèn luyện kỹ năng giải toán và đánh giá năng lực bản thân.

      Cấu trúc đề thi và nội dung chính

      Đề thi này bao gồm các dạng bài tập thường gặp trong các kỳ thi vào 10, bao gồm:

      • Đại số: Các bài toán về phương trình, hệ phương trình, bất phương trình, hàm số bậc nhất và bậc hai.
      • Hình học: Các bài toán về tam giác, tứ giác, đường tròn, hệ tọa độ.
      • Số học: Các bài toán về số nguyên tố, ước số, bội số, phân số.

      Độ khó của đề thi được đánh giá là tương đương với độ khó của các đề thi chính thức, giúp học sinh có sự chuẩn bị tốt nhất.

      Hướng dẫn giải chi tiết

      montoan.com.vn cung cấp hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập trong đề thi này. Hướng dẫn giải được trình bày rõ ràng, dễ hiểu, giúp học sinh nắm vững phương pháp giải và áp dụng vào các bài tập tương tự.

      Ngoài ra, chúng tôi còn cung cấp các video bài giảng, bài tập luyện tập và các tài liệu tham khảo khác để giúp học sinh ôn tập hiệu quả.

      Tầm quan trọng của việc luyện đề tham khảo

      Việc luyện đề tham khảo không chỉ giúp học sinh làm quen với cấu trúc đề thi mà còn giúp học sinh:

      • Rèn luyện kỹ năng giải toán: Luyện tập thường xuyên giúp học sinh nắm vững các phương pháp giải toán và áp dụng vào các bài tập khác nhau.
      • Nâng cao tốc độ giải toán: Việc luyện tập giúp học sinh làm quen với áp lực thời gian và nâng cao tốc độ giải toán.
      • Phát hiện những lỗ hổng kiến thức: Khi luyện đề, học sinh có thể phát hiện những kiến thức còn yếu và tập trung ôn tập để khắc phục.
      • Tăng sự tự tin: Việc giải được các đề thi tham khảo giúp học sinh tăng sự tự tin và giảm căng thẳng trước kỳ thi chính thức.

      Lời khuyên khi luyện đề tham khảo

      Để đạt hiệu quả cao nhất khi luyện đề tham khảo, học sinh nên:

      1. Luyện tập đều đặn: Nên luyện tập đề tham khảo thường xuyên, không nên dồn vào những ngày gần thi.
      2. Giải đề một cách nghiêm túc: Nên tạo không gian yên tĩnh và làm bài thi như khi thi thật.
      3. Kiểm tra lại bài làm: Sau khi giải xong đề, nên kiểm tra lại bài làm để phát hiện những lỗi sai và rút kinh nghiệm.
      4. Tham khảo hướng dẫn giải: Nếu gặp khó khăn trong quá trình giải đề, nên tham khảo hướng dẫn giải để hiểu rõ phương pháp giải.
      5. Hỏi thầy cô giáo: Nếu vẫn còn thắc mắc, nên hỏi thầy cô giáo để được giải đáp.

      Các đề tham khảo khác của montoan.com.vn

      Ngoài Đề tham khảo thi vào 10 môn Toán TP Hồ Chí Minh năm 2025 - Đề số 8, montoan.com.vn còn cung cấp nhiều đề tham khảo khác với các mức độ khó khác nhau. Học sinh có thể truy cập website của chúng tôi để lựa chọn những đề thi phù hợp với trình độ của mình.

      Kết luận

      Đề tham khảo thi vào 10 môn Toán TP Hồ Chí Minh năm 2025 - Đề số 8 là một công cụ hữu ích giúp học sinh chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi vào lớp 10. Hãy luyện tập thường xuyên và áp dụng những kiến thức đã học để đạt kết quả cao nhất.

      Dạng bài tậpTỷ lệ xuất hiệnMức độ khó
      Phương trình bậc hai30%Trung bình
      Hình học không gian20%Khó
      Bất phương trình25%Trung bình
      Hàm số15%Dễ
      Số học10%Trung bình

      Tài liệu, đề thi và đáp án Toán 9

      Tài liệu, đề thi và đáp án Toán 9