Chào mừng bạn đến với bài viết giới thiệu về Đề số 3 - Đề thi vào lớp 10 môn Toán. Đây là một trong những đề thi thử quan trọng, được thiết kế để giúp các em học sinh làm quen với cấu trúc đề thi chính thức và rèn luyện kỹ năng giải toán.
Đề thi này bao gồm các dạng bài tập đa dạng, từ trắc nghiệm đến tự luận, bao phủ các kiến thức trọng tâm của chương trình Toán lớp 9.
Đề thi vào lớp 10 môn Toán - Đề số 3 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề bài
Câu 1. (2,0 điểm)
1. Tính giá trị của các biểu thức
\(M = \sqrt {36} + \sqrt {25} \)
\(N = \sqrt {{{\left( {\sqrt 5 - 1} \right)}^2}} - \sqrt 5 \)
2. Cho biểu thức \(P = 1 + \dfrac{{x - \sqrt x }}{{\sqrt x - 1}},\) với \(x \ge 0\) và \(x \ne 1\)
a) Rút gọn biểu thức P
b) Tìm giá trị của x, biết P > 3
Câu 2. (2 điểm)
1) Cho parabol \(\left( P \right):\;y = {x^2}\) và đường thẳng \(\left( d \right):\;y = - x + 2.\)
a) Vẽ \(\left( d \right)\) và \(\left( P \right)\) trên cùng một mặt phẳng tọa độ Oxy.
b) Tìm tọa độ giao điểm của parabol \(\left( P \right)\) và đường thẳng \(\left( d \right)\) bằng phép tính.
2) Không sử dụng máy tính, giải hệ phương trình sau: \(\left\{ \begin{array}{l}3x + y = 5\\2x - y = 10\end{array} \right..\)
Câu 3. (2,5 điểm)
1) Cho phương trình \({x^2} - 2mx + 2m - 1 = 0\) (m là tham số) (1)
a) Giải phương trình (1) với \(m = 2.\)
b) Tìm \(m\) để phương trình (1) có hai nghiệm \({x_1},\;{x_2}\) sao cho: \(\left( {x_1^2 - 2m{x_1} + 3} \right)\left( {x_2^2 - 2m{x_2} - 2} \right) = 50.\)
2) Quãng đường AB dài 50 km. Hai xe máy khởi hành cùng một lúc từ A đến B. Vận tốc xe thứ nhất lớn hơn vận tốc xe thứ hai 10 km/h, nên xe thứ nhất đến B trước xe thứ hai 15 phút. Tính vận tốc của mỗi xe.
Câu 4. (1,0 điểm):
Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH \(\left( {H \in BC} \right)\) . Biết AC = 8cm và BC = 10 cm. Tính độ dài AB, BH, CH và AH.
Câu 5. (2,5 điểm)
Cho đường tròn tâm (O), từ điểm M ở bên ngoài đường tròn (O) kẻ các tiếp tuyến MA, MB (A, B là các tiếp điểm), kẻ cát tuyến MCD không đi qua tâm O (C nằm giữa M và D; O và B nằm về hai phía so với cát tuyến MCD).
a) Chứng minh tứ giác MAOB nội tiếp.
b) Chứng minh \(M{B^2} = MC.MD\)
c) Gọi H là giao điểm của AB và OM. Chứng minh AB là phân giác của \(\widehat {CHD}\).
Lời giải chi tiết
Câu 1.
1. Tính giá trị của các biểu thức
\(M = \sqrt {36} + \sqrt {25} \)
\(N = \sqrt {{{\left( {\sqrt 5 - 1} \right)}^2}} - \sqrt 5 \)
Ta có:
\(M = \sqrt {36} + \sqrt {25} \)
\(\;\;\;\;\;= \sqrt {{6^2}} + \sqrt {{5^2}} = 6 + 5 = 11\)
\(N = \sqrt {{{\left( {\sqrt 5 - 1} \right)}^2}} - \sqrt 5 \)
\(\;\;\;\;\;= \left| {\sqrt 5 - 1} \right| - \sqrt 5\)
\(\;\;\;\;\; = \sqrt 5 - 1 - \sqrt 5 \)
\(\;\;\;\;\;= - 1\,\,\left( {Do\,\sqrt 5 - 1 > 0\,\,} \right)\)
2. Cho biểu thức \(P = 1 + \dfrac{{x - \sqrt x }}{{\sqrt x - 1}},\) với \(x \ge 0\) và \(x \ne 1\)
a) Rút gọn biểu thức P
Với \(x \ge 0\) và \(x \ne 1\) ta có:
\(\begin{array}{l}P = 1 + \dfrac{{x - \sqrt x }}{{\sqrt x - 1}}\\\,\,\,\,\, = 1 + \dfrac{{\sqrt x \left( {\sqrt x - 1} \right)}}{{\sqrt x - 1}}\\\,\,\,\,\, = 1 + \sqrt x \end{array}\)
b) Tìm giá trị của x, biết P > 3
\(P > 3 \Leftrightarrow 1 + \sqrt x > 3 \Leftrightarrow \sqrt x > 2 \Leftrightarrow x > 4\)
Kết hợp với điều kiện: \(x \ge 0\) và \(x \ne 1\) ta được \(x > 4\)
Vậy với \(x > 4\) thì \(P > 3\)
Câu 2:
1) Cho parabol \(\left( P \right):\;\;y = {x^2}\) và đường thẳng \(\left( d \right):\;\;y = - x + 2.\)
a) Vẽ \(\left( d \right)\) và \(\left( P \right)\) trên cùng một mặt phẳng tọa độ Oxy.
+) Vẽ đồ thị hàm số: \(\left( d \right):\;\;y = - x + 2.\)
\(x\) | \(0\) | \(2\) |
\(y = - x + 2\) | \(2\) | \(0\) |
+) Vẽ đồ thị hàm số: \(\left( P \right):\;\;y = {x^2}.\)
\(x\) | \( - 2\) | \( - 1\) | \(0\) | \(1\) | \(2\) |
\(y = {x^2}\) | \(4\) | \(1\) | \(0\) | \(1\) | \(4\) |
Đồ thị hàm số:
b) Tìm tọa độ giao điểm của parabol \(\left( P \right)\) và đường thẳng \(\left( d \right)\) bằng phép tính.
Hoành độ giao điểm của hai đồ thị là nghiệm của phương trình hoành độ giao điểm.
Ta có phương trình hoành độ giao điểm của hai đồ thị là:
\(\begin{array}{l}\;\;\; - x + 2 = {x^2}\\ \Leftrightarrow {x^2} + x - 2 = 0\\ \Leftrightarrow {x^2} + 2x - x - 2 = 0\\ \Leftrightarrow x\left( {x + 2} \right) - \left( {x + 2} \right) = 0\\ \Leftrightarrow \left( {x + 2} \right)\left( {x - 1} \right) = 0\\ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x + 2 = 0\\x - 1 = 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = - 2 \Rightarrow y = 4\\x = 1 \Rightarrow y = 1\end{array} \right..\end{array}\)
Vậy hai đồ thị cắt nhau tại hai điểm phân biệt \(A\left( { - 2;\;4} \right)\) và \(B\left( {1;\;1} \right).\)
2) Không sử dụng máy tính, giải hệ phương trình sau: \(\left\{ \begin{array}{l}3x + y = 5\\2x - y = 10\end{array} \right..\)
\(\left\{ \begin{array}{l}3x + y = 5\\2x - y = 10\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}y = 2x - 10\\5x = 15\end{array} \right.\)
\(\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = 3\\y = 2.3 - 10\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = 3\\y = - 4\end{array} \right..\)
Vậy hệ phương trình có nghiệm duy nhất: \(\left( {x;\;y} \right) = \left( {3; - 4} \right).\)
Câu 3:
1) Cho phương trình \({x^2} - 2mx + 2m - 1 = 0\) (m là tham số) (1)
a) Giải phương trình (1) với \(m = 2.\)
Thay \(m = 2\) vào phương trình \(\left( 1 \right)\) ta được:
\(\begin{array}{l}\left( 1 \right) \Leftrightarrow {x^2} - 4x + 3 = 0\\ \Leftrightarrow {x^2} - 3x - x + 3 = 0\\ \Leftrightarrow x\left( {x - 3} \right) - \left( {x - 3} \right) = 0\\ \Leftrightarrow \left( {x - 1} \right)\left( {x - 3} \right) = 0\\ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x - 1 = 0\\x - 3 = 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 1\\x = 3\end{array} \right..\end{array}\)
Vậy với \(m = 2\) thì phương trình có tập nghiệm \(S = \left\{ {1;\;3} \right\}.\)
b) Tìm \(m\) để phương trình (1) có hai nghiệm \({x_1},\;{x_2}\) sao cho: \(\left( {x_1^2 - 2m{x_1} + 3} \right)\left( {x_2^2 - 2m{x_2} - 2} \right) = 50.\)
Phương trình (1) có hai nghiệm phân biệt \( \Leftrightarrow \Delta ' > 0\)
\(\begin{array}{l} \Leftrightarrow {m^2} - 2m + 1 > 0\\ \Leftrightarrow {\left( {m - 1} \right)^2} > 0\\ \Leftrightarrow m - 1 \ne 0\\ \Leftrightarrow m \ne 1.\end{array}\)
Với \(m \ne 1\) thì phương trình (1) có hai nghiệm phân biệt \({x_1},\;\;{x_2}.\)
Khi đó ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}x_1^2 - 2m{x_1} + 2m - 1 = 0\\x_1^2 - 2m{x_1} + 2m - 1 = 0\end{array} \right..\)
Áp dụng hệ thức Vi-ét ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}{x_1} + {x_2} = 2m\\{x_1}{x_2} = 2m - 1\end{array} \right..\)
Theo đề bài ta có: \(\left( {x_1^2 - 2m{x_1} + 3} \right)\left( {x_2^2 - 2m{x_2} - 2} \right) = 50\)
\(\begin{array}{l} \Leftrightarrow \left( {x_1^2 - 2m{x_1} + 2m - 1 - 2m + 4} \right)\left( {x_2^2 - 2m{x_2} + 2m - 1 - 2m - 1} \right) = 50\\ \Leftrightarrow \left( {4 - 2m} \right)\left( { - 2m - 1} \right) = 50\\ \Leftrightarrow \left( {2m - 4} \right)\left( {2m + 1} \right) = 50\\ \Leftrightarrow \left( {m - 2} \right)\left( {2m + 1} \right) = 25\\ \Leftrightarrow 2{m^2} + m - 4m - 2 = 25\\ \Leftrightarrow 2{m^2} - 3m - 27 = 0\\ \Leftrightarrow 2{m^2} - 9m + 6m - 27 = 0\\ \Leftrightarrow m\left( {2m - 9} \right) + 3\left( {2m - 9} \right) = 0\\ \Leftrightarrow \left( {2m - 9} \right)\left( {m + 3} \right) = 0\\ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}2m - 9 = 0\\m + 3 = 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}m = \dfrac{9}{2}\;\;\left( {tm} \right)\\m = - 3\;\;\left( {tm} \right)\end{array} \right..\end{array}\)
Vậy \(m = \dfrac{9}{2}\) và \(m = - 3\) thỏa mãn điều kiện bài toán.
2) Quãng đường AB dài 50 km. Hai xe máy khởi hành cùng một lúc từ A đến B. Vận tốc xe thứ nhất lớn hơn vận tốc xe thứ hai 10 km/h, nên xe thứ nhất đến B trước xe thứ hai 15 phút. Tính vận tốc của mỗi xe.
Gọi vận tốc của xe thứ nhất là \(x\;\left( {km/h} \right)\;\;\left( {x > 10} \right).\)
\( \Rightarrow \) Vận tốc của xe thứ hai là: \(x - 10\;\;\left( {km/h} \right).\)
Thời gian xe thứ nhất đi từ A đến B là \(\dfrac{{50}}{x}\,\,\left( h \right)\) ;
Thời gian xe thứ hai đi từ A đến B là: \(\dfrac{{50}}{{x - 10}}\;\;\left( h \right).\)
Vì xe thứ nhất đến B trước xe thứ hai 15 phút = \(\dfrac{1}{4}h\) nên ta có phương trình: \(\dfrac{{50}}{{x - 10}} - \dfrac{{50}}{x} = \dfrac{1}{4}\)
\(\begin{array}{l} \Leftrightarrow 4.50.x - 4.50\left( {x - 10} \right) = x\left( {x - 10} \right)\\ \Leftrightarrow 200x - 200x + 2000 = {x^2} - 10x\\ \Leftrightarrow {x^2} - 10x - 2000 = 0\\ \Leftrightarrow {x^2} - 50x + 40x - 2000 = 0\\ \Leftrightarrow x\left( {x - 50} \right) + 40\left( {x - 50} \right) = 0\\ \Leftrightarrow \left( {x - 50} \right)\left( {x + 40} \right) = 0\\ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x - 50 = 0\\x + 40 = 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 50\;\;\left( {tm} \right)\\x = - 40\;\;\left( {ktm} \right)\end{array} \right..\end{array}\)
Vậy vận tốc của xe thứ nhất là \(50\;km/h\) và vận tốc xe thứ hai là \(50 - 10 = 40\;km/h.\)
Câu 4.
Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH \(\left( {H \in BC} \right)\) . Biết AC = 8cm và BC = 10 cm. Tính độ dài AB, BH, CH và AH.
+) Tính AB
Áp dụng định lý Pytago trong tam giác vuông ABC vuông tại A ta có: \(\begin{array}{l}A{B^2} + A{C^2} = B{C^2}\\ \Rightarrow A{B^2} = B{C^2} - A{C^2} = {10^2} - {8^2} = 36\\ \Rightarrow AB = 6\left( {cm} \right)\end{array}\)
+) Tính BH
Áp dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông ABC có: \(A{B^2} = BH.BC\)
\(\Rightarrow BH = \dfrac{{A{B^2}}}{{BC}} = \dfrac{{{6^2}}}{{10}} = 3,6\left( {cm} \right)\)
+) Tính CH
Áp dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông ABC có: \(A{C^2} = CH.BC \)
\(\Rightarrow CH = \dfrac{{A{C^2}}}{{BC}} = \dfrac{{{8^2}}}{{10}} = 6,4\left( {cm} \right)\)
+) Tính AH
Áp dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông ABC ta có: \(A{H^2} = BH.CH = 3,6.6,4 = 23,04\) \( \Rightarrow AH = 4,8\left( {cm} \right)\)
Câu 5.
a) Chứng minh tứ giác MAOB nội tiếp.
Ta có \(\widehat {OAM} = \widehat {OBM} = {90^0}\) (Do MA, MB là tiếp tuyến của đường tròn (O))
Xét tứ giác OAMB có: \(\widehat {OAM} + \widehat {OBM} = {90^0} + {90^0} = {180^0} \Rightarrow \) Tứ giác OAMB là tứ giác nội tiếp (Tứ giác có tổng hai góc đối bằng 1800).
b) Chứng minh \(M{B^2} = MC.MD\)
Xét tam giác MBC và tam giác MDB có:
\(\widehat {BMD}\) chung;
\(\widehat {MBC} = \widehat {MDB}\) (góc tạo bởi tiếp tuyến và dây cung và góc nội tiếp cùng chắn cung BC)
\( \Rightarrow \Delta MBC \sim \Delta MDB\,\,\left( {g.g} \right) \)
\(\Rightarrow \dfrac{{MB}}{{MD}} = \dfrac{{MC}}{{MB}}\)
\(\Rightarrow M{B^2} = MC.MD\)
c) Gọi H là giao điểm của AB và OM. Chứng minh AB là phân giác của \(\widehat {CHD}\).
Ta có \(MA = MB\) (tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau) \( \Rightarrow M\) thuộc trung trực của AB;
\(OA = OB\,\,\left( { = R} \right) \Rightarrow O\) thuộc trung trực của AB;
\( \Rightarrow OM\)là trung trực của AB \( \Rightarrow OM \bot AB\)
Xét tam giác vuông OMB có \(M{B^2} = MH.MO\) (hệ thức lượng trong tam giác vuông).
Mà \(M{B^2} = MC.MD\,\,\left( {cmt} \right) \)
\(\Rightarrow MH.MO = MC.MD\)
\(\Rightarrow \dfrac{{MC}}{{MO}} = \dfrac{{MH}}{{MD}}\)
Xét tam giác MCH và MOD có :
\(\widehat {OMD}\) chung ;
\(\dfrac{{MC}}{{MO}} = \dfrac{{MH}}{{MD}}\,\,\,\left( {cmt} \right)\); \(\Delta MCH \sim \Delta MOD\,\,\left( {c.g.c} \right) \)
\(\Rightarrow \widehat {MHC} = \widehat {MDO}\)
(hai góc tương ứng) (1).
Mà \(\widehat {MHC} + \widehat {OHC} = {180^0}\) \( \Rightarrow \widehat {MDO} + \widehat {OHC} = {180^0} \Rightarrow \) Tứ giác OHCD là tứ giác nội tiếp (Tứ giác có tổng hai góc đối bằng 1800).
\( \Rightarrow \widehat {OHD} = \widehat {OCD}\) (2) (hai góc nội tiếp cùng chắn cung OD).
Mà \(\widehat {OCD} = \widehat {ODC} = \widehat {MDO}\) (3) (tam giác OCD cân tại O);
Từ (1), (2) và (3) \( \Rightarrow \widehat {MHC} = \widehat {OHD}\).
\( \Rightarrow {90^0} - \widehat {MHC} = {90^0} - \widehat {OHD} \) \(\Rightarrow \widehat {CHB} = \widehat {BHD}\).
Vậy HB là tia phân giác của góc CHD hay AB là tia phân giác của góc CHD.
Đề thi vào lớp 10 môn Toán là một bước ngoặt quan trọng trong quá trình học tập của các em. Để đạt kết quả tốt, việc luyện tập thường xuyên với các đề thi thử là vô cùng cần thiết. Đề số 3 mà chúng ta sẽ cùng phân tích dưới đây là một ví dụ điển hình, giúp các em làm quen với cấu trúc đề thi, các dạng bài tập thường gặp và rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề.
Đề số 3 thường bao gồm các phần sau:
Trong đề thi vào lớp 10 môn Toán, các em thường gặp các dạng bài tập sau:
Chúng ta sẽ cùng đi vào giải chi tiết một số bài tập tiêu biểu trong Đề số 3:
Ví dụ: Giải phương trình 2x + 3 = 7
Lời giải:
2x = 7 - 3
2x = 4
x = 2
Ví dụ: Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH. Chứng minh rằng AH2 = BH.CH
Lời giải:
Xét tam giác ABC vuông tại A, ta có: AH2 = BH.CH (hệ thức lượng trong tam giác vuông)
Ví dụ: Tính diện tích hình tròn có bán kính r = 5cm
Lời giải:
Diện tích hình tròn là: S = πr2 = π(5)2 = 25π (cm2)
Việc luyện tập thường xuyên với các đề thi thử là yếu tố then chốt để đạt kết quả cao trong kỳ thi vào lớp 10 môn Toán. Thông qua việc luyện tập, các em sẽ làm quen với các dạng bài tập, rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề và tự tin hơn khi bước vào phòng thi.
Đề số 3 - Đề thi vào lớp 10 môn Toán là một công cụ hữu ích để các em học sinh chuẩn bị cho kỳ thi quan trọng này. Hãy luyện tập chăm chỉ và áp dụng các mẹo làm bài hiệu quả để đạt được kết quả tốt nhất. Chúc các em thành công!
Dạng bài tập | Mức độ khó | Lời khuyên |
---|---|---|
Giải phương trình | Trung bình | Nắm vững các công thức và kỹ năng biến đổi đại số. |
Chứng minh hình học | Khó | Vẽ hình chính xác và sử dụng các định lý, tính chất hình học. |
Tính diện tích, thể tích | Trung bình | Nắm vững các công thức tính diện tích và thể tích của các hình cơ bản. |