Chương trình Toán 12 Cánh Diều tập trung vào việc khảo sát hàm số, một chủ đề quan trọng để hiểu rõ tính chất và ứng dụng của hàm số trong thực tế. Việc nắm vững lý thuyết và kỹ năng vẽ đồ thị hàm số là nền tảng cho việc giải quyết các bài toán phức tạp hơn.
montoan.com.vn cung cấp tài liệu học tập đầy đủ và dễ hiểu, giúp bạn tự tin chinh phục môn Toán 12.
1. Sơ đồ khảo sát hàm số Các bước khảo sát hàm số
1. Sơ đồ khảo sát hàm số
Các bước khảo sát hàm số
1. Tìm tập xác định của hàm số 2. Xét sự biến thiên của hàm số - Tìm các giới hạn tại vô cực, giới hạn vô cực và tìm tiệm cận của đồ thị hàm số (nếu có) - Lập BBT của hàm số bao gồm: Tính đạo hàm của hàm số, xét dấu đạo hàm, xét chiều biến thiên và tìm cực trị của hàm số (nếu có), điền các kết quả vào bảng 3. Vẽ đồ thị của hàm số - Vẽ các đường tiệm cận (nếu có) - Xác định các điểm đặc biệt của đồ thị: cực trị, giao điểm của đồ thị với các trục tọa độ (trong trường hợp đơn giản), … - Nhận xét về đặc điểm của đồ thị: chỉ ra tâm đối xứng, trục đối xứng (nếu có) |
2. Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị của hàm số bậc ba
Ví dụ: Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị của hàm số \(y = - {x^3} + 3{x^2} - 4\)
1. Tập xác định của hàm số: R
2. Sự biến thiên:
Ta có: \(y' = - 3{x^2} + 6x\). Vậy y’ = 0 khi x = 0 hoặc x = 2
Trên khoảng \(\left( {0;2} \right)\), y’ > 0 nên hàm số đồng biến. Trên các khoảng \(\left( { - \infty ;0} \right)\) và \(\left( {2; + \infty } \right)\), y’ < 0 nên hàm số nghịch biến trên mỗi khoảng đó
Hàm số đạt cực tiểu tại x = 0, giá trị cực tiểu \({y_{CT}} = - 4\). Hàm số đạt cực đại tại x = 2, giá trị cực đại
Giới hạn tại vô cực: \(\mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } y = + \infty ;\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } y = - \infty \)
BBT:
4. Đồ thị:
Giao điểm của đồ thị hàm số với trục tung là điểm \(\left( {0;4} \right)\)
Ta có: y = 0 \( \Leftrightarrow \)x = -1 hoặc x = 2. Do đó giao điểm của đồ thị hàm số với trục hoành là các điểm \(\left( { - 1;0} \right)\) và \(\left( {2;0} \right)\)
Đồ thị hàm số có tâm đối xứng là điểm \(\left( {1; - 2} \right)\)
3. Khảo sát và vẽ đồ thị hàm số phân thức hữu tỷ
a) Hàm số phân thức \(y = \frac{{ax + b}}{{cx + d}}(c \ne 0,ad - bc \ne 0)\)
Ví dụ: Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị của hàm số \(y = \frac{{x + 1}}{{x - 2}}\)
1. Tập xác định của hàm số: R\{2}
2. Sự biến thiên:
Ta có: \(y' = - \frac{3}{{{{(x - 2)}^2}}} < 0\) với mọi \(x \ne 2\)
Hàm số nghịch biến trên từng khoảng \(\left( { - \infty ;2} \right)\) và \(\left( {2; + \infty } \right)\)
Hàm số không có cực trị
Tiệm cận: \(\mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } y = 1;\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } - \infty = 1\)
\(\mathop {\lim }\limits_{x \to {2^ - }} y = - \infty ;\mathop {\lim }\limits_{x \to {2^ + }} y = + \infty \)
Do đó, đồ thị của hàm số có tiệm cận đứng là x = 2, tiệm cận ngang là y = 1
BBT:
4. Đồ thị:
Giao điểm của đồ thị hàm số với trục tung là điểm \(\left( {0; - \frac{1}{2}} \right)\)
Giao điểm của đồ thị hàm số với trục hoành là điểm \(\left( { - 1;0} \right)\)
Đồ thị hàm số nhận giao điểm I \(\left( {2;1} \right)\) của hai đường tiệm cận làm tâm đối xứng và nhận hai đường phân giác của các góc tạo bởi hai đường tiệm cận này làm trục đối xứng
b) Hàm số phân thức \(y = \frac{{a{x^2} + bx + c}}{{px + q}}(a \ne 0,p \ne 0)\)(đa thức tử không chia hết cho đa thức mẫu)
Ví dụ: Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị của hàm số \(y = \frac{{{x^2} - x - 1}}{{x - 2}}\)
1. Tập xác định của hàm số: R\{2}
2. Sự biến thiên: Viết \(y = x + 1 + \frac{1}{{x - 2}}\)
Ta có: \(y' = 1 - \frac{1}{{{{(x - 2)}^2}}} = \frac{{{x^2} - 4x + 3}}{{{{(x - 2)}^2}}}\) . Vậy y’ = 0 \( \Leftrightarrow \) x = 1 hoặc x = 3
Trên các khoảng \(\left( { - \infty ;1} \right)\) và \(\left( {3; + \infty } \right)\), y’ > 0 nên hàm số đồng biến trên từng khoảng này
Trên các khoảng \(\left( {1;2} \right)\) và \(\left( {2;3} \right)\), y’ < 0 nên hàm số nghịch biến trên từng khoảng này
Hàm số đạt cực đại tại x = 1 với ; hàm số đạt cực tiểu tại x = 3 với \({y_{CT}} = 5\)
\(\mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } y = - \infty ;\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } y = + \infty \)
\(\mathop {\lim }\limits_{x \to {2^ - }} y = - \infty ;\mathop {\lim }\limits_{x \to {2^ + }} y = + \infty \)
\(\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } \left[ {y - \left( {x + 1} \right)} \right] = \mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } \frac{1}{{x - 2}} = 0\); \(\mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } \left[ {y - \left( {x + 1} \right)} \right] = \mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } \frac{1}{{x - 2}} = 0\)
Do đó, đồ thị của hàm số có tiệm cận đứng là x = 2, tiệm cận xiên là y = x+1
BBT:
3. Đồ thị:
Giao điểm của đồ thị hàm số với trục tung là điểm \(\left( {0;\frac{1}{2}} \right)\)
Ta có: \(y = 0 \Leftrightarrow x = \frac{{1 - \sqrt 5 }}{2};x = \frac{{1 + \sqrt 5 }}{2}\). Do đó giao điểm của đồ thị hàm số với trục hoành là điểm \(\left( {\frac{{1 - \sqrt 5 }}{2};0} \right);\left( {\frac{{1 + \sqrt 5 }}{2};0} \right)\)
Đồ thị hàm số nhận giao điểm I \(\left( {2;3} \right)\) của hai đường tiệm cận làm tâm đối xứng và nhận hai đường phân giác của các góc tạo bởi hai đường tiệm cận này làm trục đối xứng
4. Ứng dụng đạo hàm và khảo sát hàm số để giải quyết một số vấn đề liên quan đến thực tiễn
Ví dụ: Số dân của một thị trấn sau t năm kể từ năm 1970 được ước tính bởi công thức \(f(t) = \frac{{26t + 10}}{{t + 5}}\) (f(t) được tính bằng nghìn người)
a) Tính số dân của thị trấn vào năm 2022
b) Xem y = f(t) là một hàm số xác định trên nửa khoảng \(\left[ {0; + \infty } \right)\). Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị của hàm số f(t)
c) Đạo hàm của hàm số y = f(t) biểu thị tốc độ tăng dân số của thị trấn (tính bằng nghìn người/năm)
Giải:
a) Ta có: \(f(52) = \frac{{26.52 + 10}}{{52 + 5}} = \frac{{1362}}{{57}} \approx 23,895\) (nghìn người)
Vậy số dân của thị trấn vào năm 2022 khoảng 23895 nghìn người
b) 1) Sự biến thiên
\(\mathop {\lim }\limits_{t \to + \infty } f(t) = 26\). Do đó, đường thẳng y = 26 là tiệm cận ngang của đồ thị hàm số.
\(f'(t) = \frac{{120}}{{{{(t + 5)}^2}}} > 0\) với mọi \(t \ge 0\)
Hàm số đồng biến trên nửa khoảng \(\left[ {0; + \infty } \right)\).
Hàm số không có cực trị
2) Đồ thị
c)
\(f'(52) = \frac{{120}}{{{{(52 + 5)}^2}}} = \frac{{40}}{{1083}}\)
\(f'(t) = 0,192 \Leftrightarrow \frac{{120}}{{{{(t + 5)}^2}}} = 0,192 \Leftrightarrow {(t + 5)^2} = 625 \Leftrightarrow t = 20\) (do \(t \ge 0\))
Vậy vào năm 1990, tốc độ tăng dân số là 0,192 nghìn người/năm
Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị hàm số là một trong những nội dung trọng tâm của chương trình Toán 12, đặc biệt trong sách giáo khoa Cánh Diều. Nắm vững kiến thức này không chỉ giúp học sinh giải quyết các bài toán trong sách giáo khoa mà còn là nền tảng cho việc học tập các môn học liên quan đến toán học và các ngành khoa học kỹ thuật.
Mỗi loại hàm số có những đặc điểm riêng và đòi hỏi những phương pháp khảo sát khác nhau. Ví dụ, với hàm số bậc hai, việc tìm đỉnh parabol và trục đối xứng là rất quan trọng. Với hàm số mũ và logarit, cần chú ý đến tiệm cận và tính đơn điệu.
Việc khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị hàm số có nhiều ứng dụng trong thực tế, bao gồm:
Xét hàm số y = x3 - 3x2 + 2. Ta thực hiện các bước khảo sát như sau:
Dựa vào các thông tin trên, ta có thể vẽ được đồ thị của hàm số y = x3 - 3x2 + 2.
Để nắm vững lý thuyết và kỹ năng khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị hàm số, bạn nên luyện tập thường xuyên với các bài tập khác nhau. montoan.com.vn cung cấp một hệ thống bài tập phong phú và đa dạng, giúp bạn củng cố kiến thức và nâng cao khả năng giải quyết bài toán.