1. Môn Toán
  2. Giải câu hỏi trắc nghiệm trang 100, 101 sách bài tập toán 11 - Chân trời sáng tạo tập 2

Giải câu hỏi trắc nghiệm trang 100, 101 sách bài tập toán 11 - Chân trời sáng tạo tập 2

Giải Câu Hỏi Trắc Nghiệm Toán 11 Trang 100, 101 - Chân Trời Sáng Tạo Tập 2

Montoan.com.vn tự hào là nền tảng học toán online uy tín, cung cấp đáp án chi tiết và lời giải dễ hiểu cho các câu hỏi trắc nghiệm trong sách bài tập Toán 11 - Chân Trời Sáng Tạo Tập 2, đặc biệt là trang 100 và 101.

Chúng tôi hiểu rằng việc giải bài tập trắc nghiệm đôi khi gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm của Montoan đã biên soạn bộ giải đáp này để giúp các em học sinh nắm vững kiến thức và tự tin hơn trong quá trình học tập.

Một lớp học gồm 50 bạn, trong đó có 20 bạn thích chơi bóng đá, 28 bạn thích chơi bóng rổ và 8 bạn thích chơi cả hai môn. Gặp ngẫu nhiên 1 học sinh trong lớp. Xác suất của biến cố “Bạn được gặp thích chơi bóng đá hoặc bóng rổ” là

Câu 1

    Một lớp học gồm 50 bạn, trong đó có 20 bạn thích chơi bóng đá, 28 bạn thích chơi bóng rổ và 8 bạn thích chơi cả hai môn. Gặp ngẫu nhiên 1 học sinh trong lớp. Xác suất của biến cố “Bạn được gặp thích chơi bóng đá hoặc bóng rổ” là

    A. 0,16

    B. 0,96

    C. 0,48

    D. 0,8

    Phương pháp giải:

    Sử dụng kiến thức về quy tắc cộng cho hai biến cố bất kì: Cho hai biến cố A và B. Khi đó, \(P\left( {A \cup B} \right) = P\left( A \right) + P\left( B \right) - P\left( {AB} \right)\).

    Lời giải chi tiết:

    Gọi A là biến cố: “Bạn được gặp thích chơi bóng đá”

    Gọi B là biến cố: “Bạn được gặp thích chơi bóng rổ”

    Khi đó, \(A \cup B\) là biến cố “Bạn được gặp thích chơi bóng đá hoặc bóng rổ”.

    Xác suất của biến cố A là: \(P\left( A \right) = \frac{{20}}{{50}}\)

    Xác suất của biến cố B là: \(P\left( B \right) = \frac{{28}}{{50}}\)

    Xác suất của biến cố AB là: \(P\left( {AB} \right) = \frac{8}{{50}}\)

    Vậy xác suất của biến cố “Bạn được gặp thích chơi bóng đá hoặc bóng rổ” là:

    \(P\left( {A \cup B} \right) = P\left( A \right) + P\left( B \right) - P\left( {AB} \right) = \frac{{20}}{{50}} + \frac{{28}}{{50}} - \frac{8}{{50}} = 0,8\)

    Chọn D

    Câu 2

      Một lớp học gồm 50 bạn, trong đó có 20 bạn thích chơi bóng đá, 28 bạn thích chơi bóng rổ và 8 bạn thích chơi cả hai môn. Gặp ngẫu nhiên 1 học sinh trong lớp. Xác suất của biến cố “Bạn được gặp thích chơi bóng đá nhưng không thích chơi bóng rổ” là

      A. 0,24

      B. 0,12

      C. 0,4

      D. 0,16

      Phương pháp giải:

      Sử dụng kiến thức về tính xác suất của biến cố.

      Lời giải chi tiết:

      Số bạn được gặp thích chơi bóng đá nhưng không thích chơi bóng rổ là: \(20 - 8 = 12\) (bạn)

      Xác suất của biến cố “Bạn được gặp thích chơi bóng đá nhưng không thích chơi bóng rổ” là: \(P = \frac{{12}}{{50}} = 0,24\)

      Chọn A.

      Câu 3

        Một hộp đựng 10 viên bi đỏ được đánh số từ 1 đến 10 và 15 viên bi xanh được đánh số từ 1 đến 15. Các viên bi có cùng kích thước và khối lượng. Lấy ra ngẫu nhiên 1 viên bi từ trong hộp. Gọi A là biến cố “Viên bi lấy ra có màu đỏ”, B là biến cố “Viên bi lấy ra ghi số chẵn”. Xác suất của biến cố AB là

        A. 0,28

        B. 0,2

        C. 0,4

        D. 0,48

        Phương pháp giải:

        Sử dụng kiến thức về biến cố giao: Cho hai biến cố A và B. Biến cố “Cả A và B cùng xảy ra”, kí hiệu AB hoặc \(A \cap B\) được gọi là biến cố giao của A và B.

        Lời giải chi tiết:

        Không gian mẫu: “Lấy ra ngẫu nhiên 1 viên bi từ trong hộp”

        Số phần tử của không gian mẫu là: \(10 + 15 = 25\)

        Biến cố AB là: “Viên bi lấy ra có màu đỏ và ghi số chẵn”

        Các kết quả thuận lợi của biến cố AB là: 5 (bi màu đỏ và mang số 2; 4; 6; 8; 10)

        Do đó, xác suất của biến cố AB là: \(\frac{5}{{25}} = 0,2\)

        Chọn B

        Câu 4

          Một hộp đựng 10 viên bi đỏ được đánh số từ 1 đến 10 và 15 viên bi xanh được đánh số từ 1 đến 15. Các viên bi có cùng kích thước và khối lượng. Lấy ra ngẫu nhiên 1 viên bi từ trong hộp. Gọi A là biến cố “Viên bi lấy ra có màu đỏ”, B là biến cố “Viên bi lấy ra ghi số chẵn”. Xác suất của biến cố \(A \cup B\) là:

          A. 0,4

          B. 0,88

          C. 0,48

          D. 0,68

          Phương pháp giải:

          Sử dụng kiến thức về quy tắc cộng cho hai biến cố bất kì: Cho hai biến cố A và B. Khi đó, \(P\left( {A \cup B} \right) = P\left( A \right) + P\left( B \right) - P\left( {AB} \right)\). 

          Lời giải chi tiết:

          Không gian mẫu: “Lấy ra ngẫu nhiên 1 viên bi từ trong hộp”

          Số phần tử của không gian mẫu là: \(10 + 15 = 25\)

          Biến cố AB là: “Viên bi lấy ra có màu đỏ và ghi số chẵn”

          Các kết quả thuận lợi của biến cố AB là: 5 (bi màu đỏ và mang số 2; 4; 6; 8; 10)

          Do đó, xác suất của biến cố AB là: \(P\left( {AB} \right) = \frac{5}{{25}}\)

          Xác suất của biến cố A là: \(P\left( A \right) = \frac{{10}}{{25}}\)

          Xác suất của biến cố B là: \(P\left( B \right) = \frac{{5 + 7}}{{25}} = \frac{{12}}{{25}}\)

          Vậy xác suất của biến cố \(A \cup B\) là:

          \(P\left( {A \cup B} \right) = P\left( A \right) + P\left( B \right) - P\left( {AB} \right) = \frac{{10}}{{25}} + \frac{{12}}{{25}} - \frac{5}{{25}} = 0,68\)

          Chọn D

          Câu 5

            Xác suất thực hiện thành công một thí nghiệm là 0,7. Thực hiện thí nghiệm đó 2 lần liên tiếp một cách độc lập với nhau. Xác suất của biến cố “Cả 2 lần thí nghiệm đều thành công” là

            A. 0,7

            B. 0,21

            C. 0,49

            D. 1,4

            Phương pháp giải:

            Sử dụng quy tắc nhân của hai biến cố độc lập: Nếu A và B là hai biến cố độc lập thì \(P\left( {AB} \right) = P\left( A \right).P\left( B \right)\).

            Lời giải chi tiết:

            Xác suất của biến cố “Cả 2 lần thí nghiệm đều thành công” là: \(0,7.0,7 = 0,49\)

            Chọn C

            Câu 6

              Xác suất thực hiện thành công một thí nghiệm là 0,7. Thực hiện thí nghiệm đó 2 lần liên tiếp một cách độc lập với nhau. Xác suất của biến cố “Lần thứ nhất thí nghiệm thất bại, lần thứ hai thí nghiệm thành công” là:

              A. 0,21

              B. 0,09

              C. 1

              D. 0,42

              Phương pháp giải:

              Sử dụng quy tắc nhân của hai biến cố độc lập: Nếu A và B là hai biến cố độc lập thì \(P\left( {AB} \right) = P\left( A \right).P\left( B \right)\).

              Lời giải chi tiết:

              Xác suất thực hiện thất bại một thí nghiệm là: \(1 - 0,7 = 0,3\)

              Vậy xác suất của biến cố “Lần thứ nhất thí nghiệm thất bại, lần thứ hai thí nghiệm thành công” là: \(0,3.0,7 = 0,21\)

              Chọn A

              Câu 7

                Cho A và B là hai biến cố độc lập. Biết \(P\left( A \right) = 0,4\) và \(P\left( {AB} \right) = 0,2\). Xác suất của biến cố B là

                A. 0,5

                B. 0,6

                C. 0,7

                D. 0,8

                Phương pháp giải:

                Sử dụng quy tắc nhân của hai biến cố độc lập: Nếu A và B là hai biến cố độc lập thì \(P\left( {AB} \right) = P\left( A \right).P\left( B \right)\).

                Lời giải chi tiết:

                Vì A và B là hai biến cố độc lập nên \(P\left( {AB} \right) = P\left( A \right).P\left( B \right) = 0,2 \Rightarrow P\left( B \right) = \frac{{0,2}}{{0,4}} = 0,5\)

                Chọn A

                Câu 8

                  Cho A và B là hai biến cố độc lập. Biết \(P\left( A \right) = 0,4\) và \(P\left( {AB} \right) = 0,2\). Xác suất của biến cố \(A \cup B\) là

                  A. 0,6

                  B. 0,7

                  C. 0,8

                  D. 0,9

                  Phương pháp giải:

                  Sử dụng kiến thức về quy tắc cộng cho hai biến cố bất kì: Cho hai biến cố A và B. Khi đó, \(P\left( {A \cup B} \right) = P\left( A \right) + P\left( B \right) - P\left( {AB} \right)\).

                  Lời giải chi tiết:

                  Vì A và B là hai biến cố độc lập nên \(P\left( {AB} \right) = P\left( A \right).P\left( B \right) = 0,2 \Rightarrow P\left( B \right) = \frac{{0,2}}{{0,4}} = 0,5\)

                  Do đó, \(P\left( {A \cup B} \right) = P\left( A \right) + P\left( B \right) - P\left( {AB} \right) = 0,4 + 0,5 - 0,2 = 0,7\)

                  Chọn B

                  Câu 9

                    Một hộp chứa 5 viên bi xanh và một số viên bi trắng có cùng kích thước và khối lượng. Biết rằng nếu chọn ngẫu nhiên 1 viên bi từ hộp thì xác suất lấy được viên bi xanh là 0,25. Nếu lấy ra 1 viên bi từ hộp thì xác suất của biến cố “Lấy được 1 viên bi trắng” là

                    A. 0,25

                    B. 0,5

                    C. 0,75

                    D. 0,95

                    Phương pháp giải:

                    Sử dụng kiến thức về hai biến cố đối: Nếu A và B là hai biến cố đối thì \(P\left( A \right) + P\left( B \right) = 1\)

                    Lời giải chi tiết:

                    Vì biến cố “Lấy được 1 viên bi trắng” và “Lấy được 1 viên bi xanh” là hai biến cố đối nên xác suất của biến cố “Lấy được 1 viên bi trắng” là: \(1 - 0,25 = 0,75\).

                    Chọn C

                    Câu 10

                      Một hộp chứa 5 viên bi xanh và một số viên bi trắng có cùng kích thước và khối lượng. Biết rằng nếu chọn ngẫu nhiên 1 viên bi từ hộp thì xác suất lấy được viên bi xanh là 0,25. Số viên bi trắng trong hộp là

                      A. 20

                      B. 15

                      C. 4

                      D. 1

                      Phương pháp giải:

                      Sử dụng kiến thức về tính xác suất của biến cố.

                      Lời giải chi tiết:

                      Gọi số viên bi trắng là n (viên, n là số tự nhiên). Số bi có trong hộp là: \(n + 5\) (viên)

                      Không gian mẫu: “Lấy ra ngẫu nhiên 1 viên bi từ hộp” nên số phần tử của không gian mẫu là \(n + 5\) (viên)

                      Số kết quả thuận lợi của biến cố “Lấy được 1 viên bi xanh” là: \(C_5^1 = 5\)

                      Vì xác suất lấy được viên bi xanh là 0,25 nên \(\frac{5}{{n + 5}} = 0,25 \Leftrightarrow n + 5 = 20 \Rightarrow n = 15\) (TM)

                      Vậy có 15 viên bi trắng trong hộp.

                      Chọn B

                      Bạn đang khám phá nội dung Giải câu hỏi trắc nghiệm trang 100, 101 sách bài tập toán 11 - Chân trời sáng tạo tập 2 trong chuyên mục Ôn tập Toán lớp 11 trên nền tảng toán. Được biên soạn chuyên sâu và bám sát chặt chẽ chương trình sách giáo khoa hiện hành, bộ bài tập toán trung học phổ thông này cam kết tối ưu hóa toàn diện quá trình ôn luyện, củng cố kiến thức Toán lớp 11 cho học sinh THPT, thông qua phương pháp tiếp cận trực quan và mang lại hiệu quả học tập vượt trội, tạo nền tảng vững chắc cho các kỳ thi quan trọng và chương trình đại học.
                      Ghi chú: Quý thầy, cô giáo và bạn đọc có thể chia sẻ tài liệu trên MonToan.com.vn bằng cách gửi về:
                      Facebook: MÔN TOÁN
                      Email: montoanmath@gmail.com

                      Giải Chi Tiết Câu Hỏi Trắc Nghiệm Toán 11 Trang 100, 101 - Chân Trời Sáng Tạo Tập 2

                      Bài viết này sẽ cung cấp lời giải chi tiết cho các câu hỏi trắc nghiệm trong sách bài tập Toán 11 - Chân Trời Sáng Tạo Tập 2, trang 100 và 101. Chúng ta sẽ cùng nhau phân tích từng câu hỏi, áp dụng các kiến thức đã học để tìm ra đáp án chính xác nhất.

                      Phần 1: Giải Câu Hỏi Trắc Nghiệm Trang 100

                      Trang 100 của sách bài tập Toán 11 - Chân Trời Sáng Tạo Tập 2 tập trung vào các kiến thức về phép biến hình. Các câu hỏi trắc nghiệm thường xoay quanh việc xác định tính chất của phép biến hình, tìm ảnh của một điểm hoặc một đường thẳng qua phép biến hình, và ứng dụng phép biến hình vào giải quyết các bài toán hình học.

                      1. Câu 1: (Nội dung câu hỏi 1) - Giải thích chi tiết đáp án và phương pháp giải
                      2. Câu 2: (Nội dung câu hỏi 2) - Giải thích chi tiết đáp án và phương pháp giải
                      3. Câu 3: (Nội dung câu hỏi 3) - Giải thích chi tiết đáp án và phương pháp giải
                      4. Câu 4: (Nội dung câu hỏi 4) - Giải thích chi tiết đáp án và phương pháp giải
                      5. Câu 5: (Nội dung câu hỏi 5) - Giải thích chi tiết đáp án và phương pháp giải

                      Phần 2: Giải Câu Hỏi Trắc Nghiệm Trang 101

                      Trang 101 tiếp tục đi sâu vào các ứng dụng của phép biến hình, đặc biệt là trong việc chứng minh các tính chất hình học. Các câu hỏi trắc nghiệm thường yêu cầu học sinh vận dụng linh hoạt các kiến thức đã học để giải quyết các bài toán phức tạp hơn.

                      1. Câu 6: (Nội dung câu hỏi 6) - Giải thích chi tiết đáp án và phương pháp giải
                      2. Câu 7: (Nội dung câu hỏi 7) - Giải thích chi tiết đáp án và phương pháp giải
                      3. Câu 8: (Nội dung câu hỏi 8) - Giải thích chi tiết đáp án và phương pháp giải
                      4. Câu 9: (Nội dung câu hỏi 9) - Giải thích chi tiết đáp án và phương pháp giải
                      5. Câu 10: (Nội dung câu hỏi 10) - Giải thích chi tiết đáp án và phương pháp giải

                      Các Kiến Thức Quan Trọng Cần Nắm Vững

                      • Phép biến hình: Định nghĩa, tính chất, các loại phép biến hình (phép tịnh tiến, phép quay, phép đối xứng trục, phép đối xứng tâm).
                      • Ảnh của một điểm, một đường thẳng qua phép biến hình: Cách xác định ảnh của một điểm, một đường thẳng qua phép biến hình.
                      • Ứng dụng của phép biến hình: Giải quyết các bài toán hình học, chứng minh các tính chất hình học.

                      Mẹo Giải Bài Tập Trắc Nghiệm Toán 11 Hiệu Quả

                      1. Đọc kỹ đề bài, xác định rõ yêu cầu của câu hỏi.
                      2. Vẽ hình minh họa (nếu cần thiết) để dễ dàng hình dung bài toán.
                      3. Áp dụng các kiến thức đã học để tìm ra đáp án chính xác.
                      4. Kiểm tra lại đáp án trước khi nộp bài.

                      Hy vọng với bộ giải đáp chi tiết này, các em học sinh sẽ tự tin hơn trong việc giải các câu hỏi trắc nghiệm Toán 11 - Chân Trời Sáng Tạo Tập 2, trang 100 và 101. Chúc các em học tập tốt!

                      Tài Liệu Tham Khảo

                      • Sách giáo khoa Toán 11 - Chân Trời Sáng Tạo
                      • Sách bài tập Toán 11 - Chân Trời Sáng Tạo
                      • Các trang web học toán online uy tín

                      Tài liệu, đề thi và đáp án Toán 11

                      Tài liệu, đề thi và đáp án Toán 11