Bạn đang gặp khó khăn trong việc giải các câu hỏi trắc nghiệm trang 24, 25 sách bài tập Toán 11 Chân Trời Sáng Tạo tập 2? Đừng lo lắng, Montoan.com.vn sẽ giúp bạn!
Chúng tôi cung cấp lời giải chi tiết, dễ hiểu, giúp bạn nắm vững kiến thức và tự tin làm bài tập.
Hãy cùng khám phá ngay!
Biết rằng ({2^a} = 9). Tính giá trị của biểu thức ({left( {frac{1}{8}} right)^{frac{a}{6}}}).
Biết rằng \({2^a} = 9\). Tính giá trị của biểu thức \({\left( {\frac{1}{8}} \right)^{\frac{a}{6}}}\).
A. \(\frac{1}{2}\)
B. \(\frac{1}{3}\)
C. \(\frac{1}{9}\)
D. 3
Phương pháp giải:
Sử dụng kiến thức về phương trình mũ cơ bản để giải: \({a^x} = b\left( {a > 0,a \ne 1} \right)\)
+ Nếu \(b \le 0\) thì phương trình vô nghiệm.
+ Nếu \(b > 0\) thì phương trình có nghiệm duy nhất \(x = {\log _a}b\).
Lời giải chi tiết:
Ta có: \({2^a} = 9 \Rightarrow a = {\log _2}9\).
Do đó, \({\left( {\frac{1}{8}} \right)^{\frac{a}{6}}} \) \( = {\left( {\frac{1}{{\sqrt 2 }}} \right)^a} \) \( = {\left( {\frac{1}{{\sqrt 2 }}} \right)^{{{\log }_2}9}} \) \( = {\left( {\sqrt 2 } \right)^{ - \frac{1}{2}{{\log }_{\sqrt 2 }}9}} \) \( = {\left( {\sqrt 2 } \right)^{ - {{\log }_{\sqrt 2 }}{9^{\frac{1}{2}}}}} \) \( = \frac{1}{{{{\left( {\sqrt 2 } \right)}^{{{\log }_{\sqrt 2 }}3}}}} \) \( = \frac{1}{3}\)
Chọn B
Giá trị của biểu thức \(2{\log _5}10 + {\log _5}0,25\) bằng
A. 0
B. 1
C. 2
D. 4
Phương pháp giải:
Sử dụng kiến thức về phép tính lôgarit: Với \(a > 0,a \ne 1,M > 0,N > 0\) ta có:
\({\log _a}{M^\alpha } = \alpha {\log _a}M\left( {\alpha \in \mathbb{R}} \right)\), \({\log _a}\left( {MN} \right) = {\log _a}M + {\log _a}N\), \({\log _a}{a^b} = b\)
Lời giải chi tiết:
\(2{\log _5}10 + {\log _5}0,25 \) \( = {\log _5}{10^2} + {\log _5}0,25 \) \( = {\log _5}\left( {100.0,25} \right) \) \( = {\log _5}{5^2} \) \( = 2\)
Chọn C.
Cho x và y là số dương. Khẳng định nào sau đây đúng?
A. \({2^{\log x + \log y}} = {2^{\log x}} + {2^{\log y}}\)
B. \({2^{\log \left( {x + y} \right)}} = {2^{\log x}}{.2^{\log y}}\)
C. \({2^{\log \left( {xy} \right)}} = {2^{\log x}}{.2^{\log y}}\)
D. \({2^{\log x.\log y}} = {2^{\log x}} + {2^{\log y}}\)
Phương pháp giải:
Sử dụng kiến thức về phép tính lôgarit: Với \(a > 0,a \ne 1,M > 0,N > 0\) ta có: \({\log _a}\left( {MN} \right) = {\log _a}M + {\log _a}N\)
Lời giải chi tiết:
\({2^{\log x}}{.2^{\log y}} = {2^{\log x + \log y}} = {2^{\log \left( {xy} \right)}}\)
Chọn C
Biết rằng \(x = {\log _3}6 + {\log _9}4\). Giá trị của biểu thức \({3^x}\) bằng
A. 6
B. 12
C. 24
D. 48
Phương pháp giải:
Sử dụng kiến thức về phép tính lôgarit: Với \(a > 0,a \ne 1,M > 0,N > 0\) ta có:
\({\log _a}{M^\alpha } = \alpha {\log _a}M\left( {\alpha \in \mathbb{R}} \right)\), \({\log _a}\left( {MN} \right) = {\log _a}M + {\log _a}N\)
Lời giải chi tiết:
\(x \) \( = {\log _3}6 + {\log _9}4 \) \( = {\log _3}6 + \frac{1}{2}{\log _3}4 \) \( = {\log _3}6 + {\log _3}{4^{\frac{1}{2}}} \) \( = {\log _3}\left( {6.2} \right) \) \( = {\log _3}12\)
Do đó, \({3^x} \) \( = {3^{{{\log }_3}12}} \) \( = 12\)
Chọn B
Giá trị của biểu thức \(\left( {{{\log }_2}25} \right)\left( {{{\log }_5}8} \right)\) bằng
A. 4
B. \(\frac{1}{4}\)
C. 6
D. \(\frac{1}{6}\)
Phương pháp giải:
Sử dụng kiến thức về phép tính lôgarit để tính: Cho các số dương a, b, N, \(a \ne 1,b \ne 1\) ta có: \({\log _a}N = \frac{{{{\log }_b}N}}{{{{\log }_b}a}}\).
Lời giải chi tiết:
\(\left( {{{\log }_2}25} \right)\left( {{{\log }_5}8} \right) \) \( = {\log _2}25.\frac{{{{\log }_2}8}}{{{{\log }_2}5}} \) \( = 2{\log _2}5.\frac{{3{{\log }_2}2}}{{{{\log }_2}5}} \) \( = 6\)
Chọn C
Đặt \(\log 3 = a,\log 5 = b\). Khi đó, \({\log _{15}}50\) bằng
A. \(\frac{{1 + 2b}}{{a + b}}\)
B. \(\frac{{a - b}}{{a + b}}\)
C. \(\frac{{1 - b}}{{a + b}}\)
D. \(\frac{{1 + b}}{{a + b}}\)
Phương pháp giải:
Sử dụng kiến thức về phép tính lôgarit: Với \(a > 0,a \ne 1,M > 0,N > 0\) ta có:\({\log _a}\left( {MN} \right) = {\log _a}M + {\log _a}N\)
Lời giải chi tiết:
\({\log _{15}}50 \) \( = \frac{{\log 50}}{{\log 15}} \) \( = \frac{{\log \left( {5.10} \right)}}{{\log \left( {3.5} \right)}} \) \( = \frac{{\log 5 + \log 10}}{{\log 3 + \log 5}} \) \( = \frac{{b + 1}}{{a + b}}\)
Chọn D
Cho ba số \(a = {4^{0,9}},b = {8^{0,5}},c = {\left( {\frac{1}{2}} \right)^{ - 1,6}}\). Khẳng định nào sau đây đúng?
A. \(c > a > b\)
B. \(c > b > a\)
C. \(a > b > c\)
D. \(a > c > b\)
Phương pháp giải:
Sử dụng kiến thức về sự biến thiên của hàm số mũ \(y = {a^x}\) để so sánh:
+ Nếu \(a > 1\) thì hàm số \(y = {a^x}\) đồng biến trên \(\mathbb{R}\).
+ Nếu \(0 < a < 1\) thì hàm số \(y = {a^x}\) nghịch biến trên \(\mathbb{R}\).
Lời giải chi tiết:
Ta có: \(a \) \( = {\left( {{2^2}} \right)^{0,9}} \) \( = {2^{1,8}},b \) \( = {\left( {{2^3}} \right)^{0,5}} \) \( = {2^{1,5}},c \) \( = {\left( {\frac{1}{2}} \right)^{ - 1,6}} \) \( = {2^{1,6}}\)
Vì \(2 > 1\) nên hàm số \(y \) \( = {2^x}\) đồng biến trên \(\mathbb{R}\). Mà \(1,8 > 1,6 > 1,5\) nên \({2^{1,8}} > {2^{1,6}} > {2^{1,5}}\) nên \(a > c > b\).
Chọn D
Cho ba số \(a = - {\log _{\frac{1}{3}}}\frac{1}{2},b = {\log _{\frac{1}{3}}}\frac{1}{2}\) và \(c = \frac{1}{2}{\log _3}5\). Khẳng định nào sau đây đúng?
A. \(a < b < c\)
B. \(b < a < c\)
C. \(c < a < b\)
D. \(a < c < b\)
Phương pháp giải:
Sử dụng kiến thức về sự biến thiên của hàm số \(y = {\log _a}x\) để so sánh:
+ Nếu \(a > 1\) thì hàm số \(y = {\log _a}x\) đồng biến trên \(\left( {0; + \infty } \right)\).
+ Nếu \(0 < a < 1\) thì hàm số \(y = {\log _a}x\) nghịch biến trên \(\left( {0; + \infty } \right)\).
Lời giải chi tiết:
\(a \) \( = - {\log _{\frac{1}{3}}}\frac{1}{2} \) \( = {\log _3}\frac{1}{2},b \) \( = {\log _{\frac{1}{3}}}\frac{1}{2} \) \( = - {\log _3}{2^{ - 1}} \) \( = {\log _3}2,c \) \( = \frac{1}{2}{\log _3}5 \) \( = {\log _3}\sqrt 5 \)
Vì \(3 > 1\) nên hàm số \(y \) \( = {\log _3}x\) đồng biến trên \(\left( {0; + \infty } \right)\).
Mà \(\frac{1}{2} < 2 < \sqrt 5 \) nên \({\log _3}\frac{1}{2} < {\log _3}2 < {\log _3}\sqrt 5 \). Do đó, \(a < b < c\)
Chọn A
Cho \(0 < a < 1,x = {\log _a}\sqrt 2 + {\log _a}\sqrt 3 ,\) \(y = \frac{1}{2}{\log _a}5,z = {\log _a}\sqrt {14} - {\log _a}\sqrt 2 \). Khẳng định nào sau đây đúng?
A. \(x < y < z\)
B. \(y < x < z\)
C. \(z < x < y\)
D. \(z < y < x\)
Phương pháp giải:
- Sử dụng kiến thức về sự biến thiên của hàm số \(y = {\log _a}x\) để so sánh:
+ Nếu \(a > 1\) thì hàm số \(y = {\log _a}x\) đồng biến trên \(\left( {0; + \infty } \right)\).
+ Nếu \(0 < a < 1\) thì hàm số \(y = {\log _a}x\) nghịch biến trên \(\left( {0; + \infty } \right)\).
- So sánh với 0.
Lời giải chi tiết:
\(x = {\log _a}\sqrt 2 + {\log _a}\sqrt 3 = {\log _a}\left( {\sqrt 2 .\sqrt 3 } \right) = {\log _a}\sqrt 6 \), \(y = \frac{1}{2}{\log _a}5 = {\log _a}\sqrt 5 \)
\(z = {\log _a}\sqrt {14} - {\log _a}\sqrt 2 = {\log _a}\frac{{\sqrt {14} }}{{\sqrt 2 }} = {\log _a}\sqrt 7 \)
Vì \(0 < a < 1\) nên hàm số \(y = {\log _a}x\) nghịch biến trên \(\left( {0; + \infty } \right)\).
Mà \(\sqrt 5 < \sqrt 6 < \sqrt 7 \) nên \({\log _a}\sqrt 7 < {\log _a}\sqrt 6 < {\log _a}\sqrt 5 \). Do đó, \(z < x < y\)
Chọn C
Cho ba số \(a = {\log _{\frac{1}{2}}}3,b = {\left( {\frac{1}{2}} \right)^{0,3}},c = {2^{\frac{1}{3}}}\). Khẳng định nào sau đây đúng?
A. \(a < b < c\)
B. \(a < c < b\)
C. \(c < a < b\)
D. \(b < a < c\)
Phương pháp giải:
- Sử dụng kiến thức về sự biến thiên của hàm số \(y = {\log _a}x\) để so sánh:
+ Nếu \(a > 1\) thì hàm số \(y = {\log _a}x\) đồng biến trên \(\left( {0; + \infty } \right)\).
+ Nếu \(0 < a < 1\) thì hàm số \(y = {\log _a}x\) nghịch biến trên \(\left( {0; + \infty } \right)\).
- Sử dụng kiến thức về sự biến thiên của hàm số mũ \(y = {a^x}\) để so sánh:
+ Nếu \(a > 1\) thì hàm số \(y = {a^x}\) đồng biến trên \(\mathbb{R}\).
+ Nếu \(0 < a < 1\) thì hàm số \(y = {a^x}\) nghịch biến trên \(\mathbb{R}\).
Lời giải chi tiết:
\(a = {\log _{\frac{1}{2}}}3 = - {\log _2}3,b = {\left( {\frac{1}{2}} \right)^{0,3}} = {2^{ - 0,3}},c = {2^{\frac{1}{3}}}\)
Vì \(2 > 1\) nên hàm số \(y = {2^x}\) đồng biến trên \(\mathbb{R}\). Mà \( - 0,3 < \frac{1}{3}\) nên \({2^{ - 0,3}} < {2^{\frac{1}{3}}}\)
Hàm số \(y = {a^x}\) luôn nằm phía trên trục hoành nên \({2^{\frac{1}{3}}} > 0,{2^{ - 0,3}} > 0\)
Lại có: \( - {\log _2}3 < 0\)
Do đó, \( - {\log _2}3 < {2^{ - 0,3}} < {2^{\frac{1}{3}}}\) hay \(a < b < c\).
Chọn A
Giải phương trình \({3^{4x}} = \frac{1}{{3\sqrt 3 }}\)
A. \( - \frac{1}{4}\)
B. \( - \frac{3}{8}\)
C. \(\frac{3}{8}\)
D. \(\frac{1}{{12\sqrt 3 }}\)
Phương pháp giải:
Sử dụng kiến thức về giải phương trình mũ cơ bản để giải phương trình:
\({a^x} = b\left( {a > 0,a \ne 1} \right)\)
+ Nếu \(b \le 0\) thì phương trình vô nghiệm.
+ Nếu \(b > 0\) thì phương trình có nghiệm duy nhất \(x = {\log _a}b\)
Chú ý: Với \(a > 0,a \ne 1\) thì \({a^x} = {a^\alpha } \Leftrightarrow x = \alpha \), tổng quát hơn: \({a^{u\left( x \right)}} = {a^{v\left( x \right)}} \Leftrightarrow u\left( x \right) = v\left( x \right)\)
Lời giải chi tiết:
\({3^{4x}} = \frac{1}{{3\sqrt 3 }} \Leftrightarrow {\left( {\sqrt 3 } \right)^{2.4x}} = {\left( {\sqrt 3 } \right)^{ - 3}} \Leftrightarrow 8x = - 3 \Leftrightarrow x = \frac{{ - 3}}{8}\)
Vậy phương trình có nghiệm \(x = \frac{{ - 3}}{8}\)
Chọn B
Tập nghiệm của bất phương trình \(0,{3^{3x - 1}} > 0,09\) là
A. \(\left( {1; + \infty } \right)\)
B. \(\left( { - \infty ;1} \right)\)
C. \(\left( { - \infty ; - \frac{1}{3}} \right)\)
D. \(\left( {0;1} \right)\)
Phương pháp giải:
Sử dụng kiến thức về giải bất phương trình chứa mũ để giải bất phương trình:
Bảng tổng kết về nghiệm của các bất phương trình:
Bất phương trình | \(b \le 0\) | \(b > 0\) | |
\(a > 1\) | \(0 < a < 1\) | ||
\({a^x} > b\) | \(\forall x \in \mathbb{R}\) | \(x > {\log _a}b\) | \(x < {\log _a}b\) |
\({a^x} \ge b\) | \(x \ge {\log _a}b\) | \(x \le {\log _a}b\) | |
\({a^x} < b\) | Vô nghiệm | \(x < {\log _a}b\) | \(x > {\log _a}b\) |
\({a^x} \le b\) | \(x \le {\log _a}b\) | \(x \ge {\log _a}b\) |
Chú ý:
+ Nếu \(a > 1\) thì \({a^{u\left( x \right)}} > {a^{v\left( x \right)}} \Leftrightarrow u\left( x \right) > v\left( x \right)\)
+ Nếu \(0 < a < 1\) thì \({a^{u\left( x \right)}} > {a^{v\left( x \right)}} \Leftrightarrow u\left( x \right) < v\left( x \right)\)
Lời giải chi tiết:
\(0,{3^{3x - 1}} > 0,09 \Leftrightarrow 0,{3^{3x - 1}} > 0,{3^2} \Leftrightarrow 3x - 1 < 2 \Leftrightarrow 3x < 3 \Leftrightarrow x < 1\)
Vậy tập nghiệm của bất phương trình là: \(S = \left( { - \infty ;1} \right)\)
Chọn B
Biết rằng \({\log _3}4.{\log _4}8.{\log _8}x = {\log _8}64\). Giá trị của x là
A. \(\frac{9}{2}\)
B. 9
C. 27
D. 81
Phương pháp giải:
Sử dụng kiến thức về giải phương trình lôgarit để giải phương trình:
\({\log _a}x = b\left( {a > 0,a \ne 1} \right)\)
Phương trình luôn có nghiệm duy nhất là \(x = {a^b}\).
Chú ý: Với \(a > 0,a \ne 1\) thì \({\log _a}u\left( x \right) = b \Leftrightarrow u\left( x \right) = {a^b}\), \({\log _a}u\left( x \right) = {\log _a}v\left( x \right) \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}u\left( x \right) > 0\\u\left( x \right) = v\left( x \right)\end{array} \right.\) (có thể thay \(u\left( x \right) > 0\) bằng \(v\left( x \right) > 0\))
Lời giải chi tiết:
Điều kiện: \(x > 0\).
\({\log _3}4.{\log _4}8.{\log _8}x = {\log _8}64 \) \( \Leftrightarrow \frac{{{{\log }_8}4}}{{{{\log }_8}3}}.\frac{{{{\log }_8}8}}{{{{\log }_8}4}}.{\log _8}x = {\log _8}64 \) \( \Leftrightarrow \frac{1}{{{{\log }_8}3}}{\log _8}x = {\log _8}{8^2}\)
\( \) \( \Leftrightarrow {\log _8}x = 2.{\log _8}3 \) \( \Leftrightarrow {\log _8}x = {\log _8}9 \) \( \Leftrightarrow x = 9\) (thỏa mãn)
Vậy phương trình có nghiệm là \(x = 9\)
Chọn B
Giải phương trình \({\log _5}\left( {4x + 5} \right) = 2 + {\log _5}\left( {x - 4} \right)\)
A. 9
B. 15
C. 4
D. 5
Phương pháp giải:
Sử dụng kiến thức về giải phương trình lôgarit để giải phương trình:
\({\log _a}x = b\left( {a > 0,a \ne 1} \right)\)
Phương trình luôn có nghiệm duy nhất là \(x = {a^b}\).
Chú ý: Với \(a > 0,a \ne 1\) thì \({\log _a}u\left( x \right) = b \Leftrightarrow u\left( x \right) = {a^b}\), \({\log _a}u\left( x \right) = {\log _a}v\left( x \right) \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}u\left( x \right) > 0\\u\left( x \right) = v\left( x \right)\end{array} \right.\) (có thể thay \(u\left( x \right) > 0\) bằng \(v\left( x \right) > 0\))
Lời giải chi tiết:
Điều kiện: \(x > 4\)
\({\log _5}\left( {4x + 5} \right) = 2 + {\log _5}\left( {x - 4} \right) \) \( \Leftrightarrow {\log _5}\left( {4x + 5} \right) = {\log _5}{5^2} + {\log _5}\left( {x - 4} \right)\)
\( \) \( \Leftrightarrow {\log _5}\left( {4x + 5} \right) = {\log _5}25\left( {x - 4} \right) \Leftrightarrow 4x + 5 = 25x - 100 \Leftrightarrow 21x = 105 \Leftrightarrow x = 5\) (tm)
Vậy phương trình có nghiệm là \(x = 5\)
Chọn D
Giả sử \(\alpha \) và \(\beta \) là hai nghiệm của phương trình \({\log _2}x.{\log _2}3x = - \frac{1}{3}\). Khi đó tích \(\alpha \beta \) bằng
A. \(\frac{1}{3}\)
B. 3
C. \(\sqrt 3 \)
D. \({\log _2}3\)
Phương pháp giải:
Sử dụng kiến thức về giải phương trình lôgarit để giải phương trình:
\({\log _a}x = b\left( {a > 0,a \ne 1} \right)\)
Phương trình luôn có nghiệm duy nhất là \(x = {a^b}\).
Chú ý: Với \(a > 0,a \ne 1\) thì \({\log _a}u\left( x \right) = b \Leftrightarrow u\left( x \right) = {a^b}\), \({\log _a}u\left( x \right) = {\log _a}v\left( x \right) \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}u\left( x \right) > 0\\u\left( x \right) = v\left( x \right)\end{array} \right.\) (có thể thay \(u\left( x \right) > 0\) bằng \(v\left( x \right) > 0\))
Lời giải chi tiết:
Điều kiện: \(x > 0\)
\({\log _2}x.{\log _2}3x = - \frac{1}{3} \Leftrightarrow {\log _2}x\left( {{{\log }_2}x + {{\log }_2}3} \right) = - \frac{1}{3}\)
\( \Leftrightarrow 3{\left( {{{\log }_2}x} \right)^2} + 3{\log _2}x.{\log _2}3 + 1 = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}{\log _2}x = \frac{{ - 3{{\log }_2}3 + \sqrt {9{{\left( {{{\log }_2}3} \right)}^2} - 12} }}{6}\\{\log _2}x = \frac{{ - 3{{\log }_2}3 - \sqrt {9{{\left( {{{\log }_2}3} \right)}^2} - 12} }}{6}\end{array} \right.\)
\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = {2^{\frac{{ - 3{{\log }_2}3 + \sqrt {9{{\left( {{{\log }_2}3} \right)}^2} - 12} }}{6}\left( {tm} \right)}}\\x = {2^{\frac{{ - 3{{\log }_2}3 - \sqrt {9{{\left( {{{\log }_2}3} \right)}^2} - 12} }}{6}\left( {tm} \right)}}\end{array} \right.\)
Do đó, tích hai nghiệm là:
\(\alpha .\beta = {2^{\frac{{ - 3{{\log }_2}3 + \sqrt {9{{\left( {{{\log }_2}3} \right)}^2} - 12} }}{6}}}{.2^{\frac{{ - 3{{\log }_2}3 - \sqrt {9{{\left( {{{\log }_2}3} \right)}^2} - 12} }}{6}}} = {2^{\frac{{ - 6{{\log }_2}3}}{6}}} = {2^{{{\log }_2}\frac{1}{3}}} = \frac{1}{3}\)
Chọn A
Chương trình Toán 11 Chân Trời Sáng Tạo tập 2 tập trung vào các chủ đề quan trọng như hàm số lượng giác, phương trình lượng giác, và các ứng dụng của lượng giác trong thực tế. Trang 24 và 25 của sách bài tập chứa các câu hỏi trắc nghiệm nhằm kiểm tra mức độ hiểu bài và khả năng vận dụng kiến thức của học sinh. Việc giải đúng các câu hỏi này không chỉ giúp học sinh đạt điểm cao trong các bài kiểm tra mà còn là nền tảng vững chắc cho việc học tập các kiến thức nâng cao hơn.
Câu hỏi này thường liên quan đến việc xác định tập xác định của hàm số lượng giác. Để giải quyết, học sinh cần nắm vững các điều kiện để hàm số lượng giác có nghĩa, ví dụ như mẫu số khác 0, biểu thức dưới dấu căn lớn hơn hoặc bằng 0, và các điều kiện khác tùy thuộc vào từng hàm số cụ thể.
Ví dụ: Hàm số y = tan(x) có tập xác định là tất cả các giá trị x sao cho x ≠ π/2 + kπ, với k là số nguyên.
Câu hỏi này có thể yêu cầu học sinh tìm chu kỳ của hàm số lượng giác. Chu kỳ của hàm số lượng giác là giá trị nhỏ nhất của T sao cho f(x + T) = f(x) với mọi x thuộc tập xác định của hàm số. Việc tìm chu kỳ đòi hỏi học sinh phải hiểu rõ các công thức tính chu kỳ của các hàm số lượng giác cơ bản như sin, cos, tan, cot.
Ví dụ: Chu kỳ của hàm số y = sin(x) là 2π.
Câu hỏi này thường liên quan đến việc giải phương trình lượng giác. Để giải phương trình lượng giác, học sinh cần sử dụng các công thức lượng giác cơ bản, các phép biến đổi tương đương, và các phương pháp giải phương trình như đặt ẩn phụ, sử dụng đường tròn lượng giác, và các phương pháp khác.
Ví dụ: Để giải phương trình sin(x) = 1/2, ta có thể sử dụng đường tròn lượng giác để tìm các giá trị của x thỏa mãn điều kiện.
Câu hỏi này có thể yêu cầu học sinh tìm giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của hàm số lượng giác. Để giải quyết, học sinh cần sử dụng các phương pháp như khảo sát hàm số, sử dụng bất đẳng thức, và các phương pháp khác.
Ví dụ: Hàm số y = sin(x) có giá trị lớn nhất là 1 và giá trị nhỏ nhất là -1.
Việc giải các câu hỏi trắc nghiệm trang 24, 25 sách bài tập Toán 11 Chân Trời Sáng Tạo tập 2 là một bước quan trọng trong quá trình học tập môn Toán. Hy vọng rằng với những hướng dẫn chi tiết và các mẹo giải bài tập hiệu quả mà Montoan.com.vn cung cấp, bạn sẽ tự tin hơn trong việc giải quyết các bài toán và đạt kết quả tốt nhất.