1. Môn Toán
  2. Giải mục 1 trang 38, 39 SGK Toán 10 tập 1 - Kết nối tri thức

Giải mục 1 trang 38, 39 SGK Toán 10 tập 1 - Kết nối tri thức

Giải mục 1 trang 38, 39 SGK Toán 10 tập 1 - Kết nối tri thức

Montoan.com.vn xin giới thiệu lời giải chi tiết và dễ hiểu cho mục 1 trang 38, 39 sách giáo khoa Toán 10 tập 1 chương trình Kết nối tri thức. Bài viết này sẽ giúp các em học sinh nắm vững kiến thức, hiểu rõ phương pháp giải và tự tin làm bài tập.

Chúng tôi luôn cố gắng cung cấp nội dung chính xác, đầy đủ và trình bày một cách rõ ràng nhất để hỗ trợ tối đa cho quá trình học tập của các em.

Một tàu biển xuất phát từ cảng Vân Phong (Khánh Hòa) Trong Hình 3.8, hãy thực hiện các bước sau để thiết lập công thức tính a theo b,c và giá trị lượng giác của góc A Định lí Pythagore có phải là một trường hợp đặc biệt của định lí cosin hay không? Từ định lí cosin hãy viết các công thức tính cos A, cos B, cos C Cho tam giác ABC có AB = 5, AC = 8 Vẽ một tam giác ABC, sau đó đo độ dài các cạnh, Dùng định lí cosin, tính khoảng cách được đề cập trong HĐ 1b.

Khám phá

    Từ định lí cosin hãy viết các công thức tính cos A, cos B, cos C theo độ dài các cạnh a, b, c của tam giác ABC.

    Phương pháp giải:

    Từ định lí cosin cho tam giác ABC

    \(\begin{array}{l}{a^2} = {b^2} + {c^2} - \,2b\,c.\cos A\\{b^2} = {a^2} + {c^2} - \,2a\,c.\cos B\\{c^2} = {b^2} + {a^2} - \,2ab.\cos C\end{array}\)

    Rút ra công thức tính cos A, cos B, cos C.

    Lời giải chi tiết:

    Định lí cosin: Trong tam giác ABC

    \(\begin{array}{l}{a^2} = {b^2} + {c^2} - \,2b\,c.\cos A\quad (1)\\{b^2} = {a^2} + {c^2} - \,2a\,c.\cos B\quad (2)\\{c^2} = {b^2} + {a^2} - \,2ab.\cos C\quad (3)\end{array}\)

    Ta có \((1) \Leftrightarrow 2bc\cos A = {b^2} + {c^2} - {a^2}\, \Leftrightarrow \cos A = \frac{{{b^2} + {c^2} - {a^2}\,}}{{2b\,c}}.\)

    Tương tự từ (2) và (3) ta suy ra \(\cos B = \frac{{{a^2} + {c^2} - {b^2}\,}}{{2a\,c}}\); \(\cos C = \frac{{{b^2} + {a^2} - {c^2}\,}}{{2b\,a}}\)

    Luyện tập 1

      Cho tam giác ABC có AB = 5, AC = 8 và \(\widehat A = {45^o}\). Tính độ dài các cạnh và độ lớn các góc còn lại của tam giác.

      Phương pháp giải:

      Bước 1: Tính cạnh BC (tương ứng là a) theo công thức \({a^2} = {b^2} + {c^2} - \,2b\,c.\cos A\)

      Bước 2: Tính cos B (theo công thức \(\cos B = \frac{{{a^2} + {c^2} - {b^2}\,}}{{2a\,c}}\)) từ đó suy ra góc B.

      Bước 3: Tính góc C.

      Lời giải chi tiết:

      Áp dụng định lí cosin trong tam giác ABC

      \(\begin{array}{l}{a^2} = {b^2} + {c^2} - \,2b\,c.\cos A\quad (1)\\{b^2} = {a^2} + {c^2} - \,2a\,c.\cos B\quad (2)\end{array}\)

      (trong đó: AB = c, BC = a và AC = b)

      Ta được: \(B{C^2} = {a^2} = {8^2} + {5^2} - 2.8.5.\cos {45^o} = 89 - 40\sqrt 2 \)\( \Rightarrow BC \approx 5,7\)

      Từ (2) suy ra \(\cos B = \frac{{{a^2} + {c^2} - {b^2}\,}}{{2a\,c}}\);

      Mà: a = BC =5,7; b =AC = 8; c =AB =5.

      \( \Rightarrow \cos B \approx \frac{{ - 217}}{{1900}} \Rightarrow \widehat B \approx {97^o} \Rightarrow \widehat C \approx {38^o}\)

      Vậy tam giác ABC có BC = 5,7, \(\widehat B = {97^o},\widehat C = {38^o}\)

      HĐ2

        Trong Hình 3.8, hãy thực hiện các bước sau để thiết lập công thức tính a theo b,c và giá trị lượng giác của góc A

        a) Tính \({a^2}\) theo \(B{D^2}\) và \(C{D^2}\)

        b) Tính \({a^2}\) theo b, c và DA.

        c) Tính DA theo c và \(\cos A\).

        d) Chứng minh \({a^2} = {b^2} + {c^2} - 2bc\;\cos A.\)

        Giải mục 1 trang 38, 39 SGK Toán 10 tập 1 - Kết nối tri thức 1 1

        Phương pháp giải:

        a) Áp dụng định lí Pythagore với tam giác BCD.

        b) Bước 1: Tính BD theo DA và c (định lí Pythagore cho tam giác BDA)

        Bước 2: Thay DC bởi DA + b.

        Bước 3: Thế BD và DC ở trên vào biểu thức ở ý a)

        c)

        Bước 1: Tính \(\cos A\) theo \(\cos \alpha \).

        Bước 2: Tính DA theo c và \(\cos \alpha \)

        Bước 3: Suy ra công thức tính DA theo c và \(\cos A\)

        d)

        Lời giải chi tiết:

        a) Xét tam giác BDC vuông tại D, theo định lý Pythagore ta có:

        \({a^2} = B{D^2} + D{C^2}\) (1)

        b) Xét tam giác vuông BDA ta có:

        \(\left\{ \begin{array}{l}B{A^2} = B{D^2} + D{A^2} \Rightarrow B{D^2} = B{A^2} - D{A^2} = {c^2} - D{A^2}\\\cos \alpha = \frac{{DA}}{c} \Rightarrow DA = c.\cos \alpha \end{array} \right.\)

        Lại có: DC = DA + AC = DA + b Thế vào (1)

        \( \Rightarrow {a^2} = \left( {{c^2} - D{A^2}} \right) + {\left( {DA + b} \right)^2}\) (2)

        c) Xét tam giác vuông BDA ta có:

        \(\cos \alpha = \frac{{DA}}{c} \Rightarrow DA = c.\cos \alpha \)

        Mà \(\cos \alpha = - \cos A\) (do góc \(\alpha \) và góc A bù nhau)

        \( \Rightarrow DA = - \,\,c.\cos A\)

        d) Thế \(DA = - \,\,c.\cos A\) vào (2) ta được:

        \(\begin{array}{l}{a^2} = \left[ {{c^2} - {{\left( { - \,\,c.\cos A} \right)}^2}} \right] + {\left( { - \,\,c.\cos A + b} \right)^2}\\ \Leftrightarrow {a^2} = \left( {{c^2} - \,\,{c^2}.{{\cos }^2}A} \right) + \left( {{c^2}.{{\cos }^2}A - \,2b\,c.\cos A + {b^2}} \right)\\ \Leftrightarrow {a^2} = {c^2} - \,\,{c^2}.{\cos ^2}A + {c^2}.{\cos ^2}A - \,2b\,c.\cos A + {b^2}\\ \Leftrightarrow {a^2} = {b^2} + {c^2} - \,2b\,c.\cos A\end{array}\) (đpcm)

        Câu hỏi

          Định lí Pythagore có phải là một trường hợp đặc biệt của định lí cosin hay không?

          Lời giải chi tiết:

          Theo định lí cosin ta có:

          \(\begin{array}{l}{a^2} = {b^2} + {c^2} - \,2b\,c.\cos A\\{b^2} = {a^2} + {c^2} - \,2a\,c.\cos B\\{c^2} = {b^2} + {a^2} - \,2ab.\cos C\end{array}\)

          Giải mục 1 trang 38, 39 SGK Toán 10 tập 1 - Kết nối tri thức 2 1

          Mà \(\cos A = \cos {90^o} = 0;\cos B = \frac{c}{a};\;\cos C = \frac{b}{a}\)

           \( \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}{a^2} = {b^2} + {c^2} - \,2b\,c.0\\{b^2} = {a^2} + {c^2} - \,2a\,c.\frac{c}{a}\\{c^2} = {b^2} + {a^2} - \,2ab.\frac{b}{a}\end{array} \right.\)\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}{a^2} = {b^2} + {c^2}\\{b^2} = {a^2} + {c^2} - \,2{a^2}\\{c^2} = {b^2} + {a^2} - \,2{b^2}\end{array} \right. \Leftrightarrow {a^2} = {b^2} + {c^2}\)

          Vậy định lí Pythagore là một trường hợp đặc biệt của định lí cosin.

          Trải nghiệm

            Vẽ một tam giác ABC, sau đó đo độ dài các cạnh, số đo góc A và kiểm tra tính đúng đắn của Định lí cosin tại đỉnh A đối với tam giác đó.

            Lời giải chi tiết:

            Xét tam giác ABC như hình dưới:

            Giải mục 1 trang 38, 39 SGK Toán 10 tập 1 - Kết nối tri thức 5 1

            Áp dụng định lí cosin tại đỉnh A ta có:

            \({a^2} = {b^2} + {c^2} - \,2b\,c.\cos A\)

            \(\begin{array}{l} \Leftrightarrow B{C^2} = {6^2} + 4,{3^2} - 2.6.4,3.\cos 67,{61^o}\\ \Leftrightarrow B{C^2} \approx 34,835\\ \Leftrightarrow BC \approx 5,9\end{array}\)

            Như vậy kết quả thu được từ định lí xấp xỉ với kết quả đo được.

            Nói các khác định lí cosin tại đỉnh A là đúng.

            HĐ1

              Một tàu biển xuất phát từ cảng Vân Phong (Khánh Hòa) theo hướng đông với vận tốc 20km/h. Sau khi đi được 1 giờ, tàu chuyển sang hướng đông nam rồi giữ nguyên vận tốc và đi tiếp.

              a) Hãy vẽ sơ đồ đường đi của tàu trong 1,5 giờ kể từ khi xuất phát (1km trên thực tế ứng với 1 cm trên bản vẽ).

              b) Hãy đo trực tiếp trên bản vẽ và cho biết sau 1,5 giờ kể từ khi xuất phát, tàu cách cảng Vân Phong bao nhiêu kilomet (số đo gần đúng).

              c) Nếu sau khi đi được 2 giờ, tàu chuyển sang hướng nam (thay vì hướng đông nam) thì có thể dùng định lí Pythagore (Pi-ta-go) để tính chính xác các số đo trong câu b hay không?

              Phương pháp giải:

              a)

              Bước 1: Xác định các hướng Đông, tây, nam, bắc. Giả sử tàu xuất phát từ điểm O.

              Bước 2: Tính quãng đường đi theo từng hướng sau 1,5 giờ.

              Bước 3: Vẽ sơ đồ đường đi

              b)

              Bước 1: Đo khoảng cách từ điểm xuất phát tới tàu trên sơ đồ

              Bước 2: Quy ra khoảng cách thực tế.

              c)

              Bước 1: Vẽ sơ đồ đường đi.

              Bước 2: Tính khoảng cách từ cảng tới tàu dựa vào định lí Pythagore.

              Lời giải chi tiết:

              a) Giả sử tàu xuất phát từ điểm O như hình dưới.

              Giải mục 1 trang 38, 39 SGK Toán 10 tập 1 - Kết nối tri thức 0 1

              Trong 1 giờ, tàu di chuyển từ O đến A với quãng đường là: 20.1 =20 (km) tương ứng với 20 cm trên sơ đồ.

              Trong 0,5 giờ tiếp theo, tàu di chuyển từ A đến B với quãng đường là: 20.0,5 = 10 (km) tương ứng với 10 cm trên sơ đồ.

              b)

              Trên sơ đồ, khoảng cách từ cảng đến tàu là đoạn OB dài khoảng 28 cm

              Do đó khoảng cách từ cảng đến tàu thực tế khoảng 28 km.

              c)

              Nếu sau khi đi được 2 giờ, tàu chuyển sang hướng nam (thay vì hướng đông nam) thì sơ đồ đường đi của tàu như sau:

              Giải mục 1 trang 38, 39 SGK Toán 10 tập 1 - Kết nối tri thức 0 2

              Sau 2 giờ đầu, tàu đi từ O đến A, với quãng đường là 20.2 = 40 (km) tương ứng 40 cm trên sơ đồ.

              Sau đó, tàu chuyển sang hướng nam, vị trí của tàu là điểm B.

              Khi đó ta có thể tính chính xác khoảng cách từ cảng đến tàu, chính là đoạn OB (do tam giác OAB vuông tại A) dựa vào định lí Pythagore: \(OB = \sqrt {O{A^2} + A{B^2}} \)

              Vận dụng 1

                Dùng định lí cosin, tính khoảng cách được đề cập trong HĐ 1b.

                Phương pháp giải:

                Giải mục 1 trang 38, 39 SGK Toán 10 tập 1 - Kết nối tri thức 6 1

                Khoảng cách giữa tàu và cảng Vân Phong: \(O{B^2} = O{A^2} + A{B^2} - 2.OA.AB.\cos \widehat {OAB}\)

                Lời giải chi tiết:

                Tàu xuất phát từ cảng Vân Phong, đi theo thướng Đông với vận tốc 20km/h. Sau khi đi 1 giờ, tàu chuyển sang hướng đông nam rồi giữ nguyên vận tốc.

                Giả sử sau 1,5 giờ tàu ở vị trí điểm B.

                Giải mục 1 trang 38, 39 SGK Toán 10 tập 1 - Kết nối tri thức 6 2

                Ta đã có: quãng đường OA = 20 (km) và quãng đường AB =10 (km)

                Ngoài ra \(\widehat {OAB} = {135^o}\) (do tàu đi theo hướng đông nam)

                Áp dụng định lí cosin tại đỉnh A ta được:

                 \(O{B^2} = O{A^2} + A{B^2} - 2.OA.AB.\cos \widehat {OAB}\)

                \(\begin{array}{l} \Leftrightarrow O{B^2} = {20^2} + {10^2} - 2.20.10.\cos {135^o}\\ \Leftrightarrow O{B^2} \approx 782,84\\ \Leftrightarrow OB \approx 27,98.\end{array}\)

                Vậy khoảng cách từ tàu tới cảng Vân Phong xấp xỉ 27,98 km.

                Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
                • HĐ1
                • HĐ2
                • Câu hỏi
                • Khám phá
                • Luyện tập 1
                • Trải nghiệm
                • Vận dụng 1

                Một tàu biển xuất phát từ cảng Vân Phong (Khánh Hòa) theo hướng đông với vận tốc 20km/h. Sau khi đi được 1 giờ, tàu chuyển sang hướng đông nam rồi giữ nguyên vận tốc và đi tiếp.

                a) Hãy vẽ sơ đồ đường đi của tàu trong 1,5 giờ kể từ khi xuất phát (1km trên thực tế ứng với 1 cm trên bản vẽ).

                b) Hãy đo trực tiếp trên bản vẽ và cho biết sau 1,5 giờ kể từ khi xuất phát, tàu cách cảng Vân Phong bao nhiêu kilomet (số đo gần đúng).

                c) Nếu sau khi đi được 2 giờ, tàu chuyển sang hướng nam (thay vì hướng đông nam) thì có thể dùng định lí Pythagore (Pi-ta-go) để tính chính xác các số đo trong câu b hay không?

                Phương pháp giải:

                a)

                Bước 1: Xác định các hướng Đông, tây, nam, bắc. Giả sử tàu xuất phát từ điểm O.

                Bước 2: Tính quãng đường đi theo từng hướng sau 1,5 giờ.

                Bước 3: Vẽ sơ đồ đường đi

                b)

                Bước 1: Đo khoảng cách từ điểm xuất phát tới tàu trên sơ đồ

                Bước 2: Quy ra khoảng cách thực tế.

                c)

                Bước 1: Vẽ sơ đồ đường đi.

                Bước 2: Tính khoảng cách từ cảng tới tàu dựa vào định lí Pythagore.

                Lời giải chi tiết:

                a) Giả sử tàu xuất phát từ điểm O như hình dưới.

                Giải mục 1 trang 38, 39 SGK Toán 10 tập 1 - Kết nối tri thức 1

                Trong 1 giờ, tàu di chuyển từ O đến A với quãng đường là: 20.1 =20 (km) tương ứng với 20 cm trên sơ đồ.

                Trong 0,5 giờ tiếp theo, tàu di chuyển từ A đến B với quãng đường là: 20.0,5 = 10 (km) tương ứng với 10 cm trên sơ đồ.

                b)

                Trên sơ đồ, khoảng cách từ cảng đến tàu là đoạn OB dài khoảng 28 cm

                Do đó khoảng cách từ cảng đến tàu thực tế khoảng 28 km.

                c)

                Nếu sau khi đi được 2 giờ, tàu chuyển sang hướng nam (thay vì hướng đông nam) thì sơ đồ đường đi của tàu như sau:

                Giải mục 1 trang 38, 39 SGK Toán 10 tập 1 - Kết nối tri thức 2

                Sau 2 giờ đầu, tàu đi từ O đến A, với quãng đường là 20.2 = 40 (km) tương ứng 40 cm trên sơ đồ.

                Sau đó, tàu chuyển sang hướng nam, vị trí của tàu là điểm B.

                Khi đó ta có thể tính chính xác khoảng cách từ cảng đến tàu, chính là đoạn OB (do tam giác OAB vuông tại A) dựa vào định lí Pythagore: \(OB = \sqrt {O{A^2} + A{B^2}} \)

                Trong Hình 3.8, hãy thực hiện các bước sau để thiết lập công thức tính a theo b,c và giá trị lượng giác của góc A

                a) Tính \({a^2}\) theo \(B{D^2}\) và \(C{D^2}\)

                b) Tính \({a^2}\) theo b, c và DA.

                c) Tính DA theo c và \(\cos A\).

                d) Chứng minh \({a^2} = {b^2} + {c^2} - 2bc\;\cos A.\)

                Giải mục 1 trang 38, 39 SGK Toán 10 tập 1 - Kết nối tri thức 3

                Phương pháp giải:

                a) Áp dụng định lí Pythagore với tam giác BCD.

                b) Bước 1: Tính BD theo DA và c (định lí Pythagore cho tam giác BDA)

                Bước 2: Thay DC bởi DA + b.

                Bước 3: Thế BD và DC ở trên vào biểu thức ở ý a)

                c)

                Bước 1: Tính \(\cos A\) theo \(\cos \alpha \).

                Bước 2: Tính DA theo c và \(\cos \alpha \)

                Bước 3: Suy ra công thức tính DA theo c và \(\cos A\)

                d)

                Lời giải chi tiết:

                a) Xét tam giác BDC vuông tại D, theo định lý Pythagore ta có:

                \({a^2} = B{D^2} + D{C^2}\) (1)

                b) Xét tam giác vuông BDA ta có:

                \(\left\{ \begin{array}{l}B{A^2} = B{D^2} + D{A^2} \Rightarrow B{D^2} = B{A^2} - D{A^2} = {c^2} - D{A^2}\\\cos \alpha = \frac{{DA}}{c} \Rightarrow DA = c.\cos \alpha \end{array} \right.\)

                Lại có: DC = DA + AC = DA + b Thế vào (1)

                \( \Rightarrow {a^2} = \left( {{c^2} - D{A^2}} \right) + {\left( {DA + b} \right)^2}\) (2)

                c) Xét tam giác vuông BDA ta có:

                \(\cos \alpha = \frac{{DA}}{c} \Rightarrow DA = c.\cos \alpha \)

                Mà \(\cos \alpha = - \cos A\) (do góc \(\alpha \) và góc A bù nhau)

                \( \Rightarrow DA = - \,\,c.\cos A\)

                d) Thế \(DA = - \,\,c.\cos A\) vào (2) ta được:

                \(\begin{array}{l}{a^2} = \left[ {{c^2} - {{\left( { - \,\,c.\cos A} \right)}^2}} \right] + {\left( { - \,\,c.\cos A + b} \right)^2}\\ \Leftrightarrow {a^2} = \left( {{c^2} - \,\,{c^2}.{{\cos }^2}A} \right) + \left( {{c^2}.{{\cos }^2}A - \,2b\,c.\cos A + {b^2}} \right)\\ \Leftrightarrow {a^2} = {c^2} - \,\,{c^2}.{\cos ^2}A + {c^2}.{\cos ^2}A - \,2b\,c.\cos A + {b^2}\\ \Leftrightarrow {a^2} = {b^2} + {c^2} - \,2b\,c.\cos A\end{array}\) (đpcm)

                Định lí Pythagore có phải là một trường hợp đặc biệt của định lí cosin hay không?

                Lời giải chi tiết:

                Theo định lí cosin ta có:

                \(\begin{array}{l}{a^2} = {b^2} + {c^2} - \,2b\,c.\cos A\\{b^2} = {a^2} + {c^2} - \,2a\,c.\cos B\\{c^2} = {b^2} + {a^2} - \,2ab.\cos C\end{array}\)

                Giải mục 1 trang 38, 39 SGK Toán 10 tập 1 - Kết nối tri thức 4

                Mà \(\cos A = \cos {90^o} = 0;\cos B = \frac{c}{a};\;\cos C = \frac{b}{a}\)

                 \( \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}{a^2} = {b^2} + {c^2} - \,2b\,c.0\\{b^2} = {a^2} + {c^2} - \,2a\,c.\frac{c}{a}\\{c^2} = {b^2} + {a^2} - \,2ab.\frac{b}{a}\end{array} \right.\)\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}{a^2} = {b^2} + {c^2}\\{b^2} = {a^2} + {c^2} - \,2{a^2}\\{c^2} = {b^2} + {a^2} - \,2{b^2}\end{array} \right. \Leftrightarrow {a^2} = {b^2} + {c^2}\)

                Vậy định lí Pythagore là một trường hợp đặc biệt của định lí cosin.

                Từ định lí cosin hãy viết các công thức tính cos A, cos B, cos C theo độ dài các cạnh a, b, c của tam giác ABC.

                Phương pháp giải:

                Từ định lí cosin cho tam giác ABC

                \(\begin{array}{l}{a^2} = {b^2} + {c^2} - \,2b\,c.\cos A\\{b^2} = {a^2} + {c^2} - \,2a\,c.\cos B\\{c^2} = {b^2} + {a^2} - \,2ab.\cos C\end{array}\)

                Rút ra công thức tính cos A, cos B, cos C.

                Lời giải chi tiết:

                Định lí cosin: Trong tam giác ABC

                \(\begin{array}{l}{a^2} = {b^2} + {c^2} - \,2b\,c.\cos A\quad (1)\\{b^2} = {a^2} + {c^2} - \,2a\,c.\cos B\quad (2)\\{c^2} = {b^2} + {a^2} - \,2ab.\cos C\quad (3)\end{array}\)

                Ta có \((1) \Leftrightarrow 2bc\cos A = {b^2} + {c^2} - {a^2}\, \Leftrightarrow \cos A = \frac{{{b^2} + {c^2} - {a^2}\,}}{{2b\,c}}.\)

                Tương tự từ (2) và (3) ta suy ra \(\cos B = \frac{{{a^2} + {c^2} - {b^2}\,}}{{2a\,c}}\); \(\cos C = \frac{{{b^2} + {a^2} - {c^2}\,}}{{2b\,a}}\)

                Cho tam giác ABC có AB = 5, AC = 8 và \(\widehat A = {45^o}\). Tính độ dài các cạnh và độ lớn các góc còn lại của tam giác.

                Phương pháp giải:

                Bước 1: Tính cạnh BC (tương ứng là a) theo công thức \({a^2} = {b^2} + {c^2} - \,2b\,c.\cos A\)

                Bước 2: Tính cos B (theo công thức \(\cos B = \frac{{{a^2} + {c^2} - {b^2}\,}}{{2a\,c}}\)) từ đó suy ra góc B.

                Bước 3: Tính góc C.

                Lời giải chi tiết:

                Áp dụng định lí cosin trong tam giác ABC

                \(\begin{array}{l}{a^2} = {b^2} + {c^2} - \,2b\,c.\cos A\quad (1)\\{b^2} = {a^2} + {c^2} - \,2a\,c.\cos B\quad (2)\end{array}\)

                (trong đó: AB = c, BC = a và AC = b)

                Ta được: \(B{C^2} = {a^2} = {8^2} + {5^2} - 2.8.5.\cos {45^o} = 89 - 40\sqrt 2 \)\( \Rightarrow BC \approx 5,7\)

                Từ (2) suy ra \(\cos B = \frac{{{a^2} + {c^2} - {b^2}\,}}{{2a\,c}}\);

                Mà: a = BC =5,7; b =AC = 8; c =AB =5.

                \( \Rightarrow \cos B \approx \frac{{ - 217}}{{1900}} \Rightarrow \widehat B \approx {97^o} \Rightarrow \widehat C \approx {38^o}\)

                Vậy tam giác ABC có BC = 5,7, \(\widehat B = {97^o},\widehat C = {38^o}\)

                Vẽ một tam giác ABC, sau đó đo độ dài các cạnh, số đo góc A và kiểm tra tính đúng đắn của Định lí cosin tại đỉnh A đối với tam giác đó.

                Lời giải chi tiết:

                Xét tam giác ABC như hình dưới:

                Giải mục 1 trang 38, 39 SGK Toán 10 tập 1 - Kết nối tri thức 5

                Áp dụng định lí cosin tại đỉnh A ta có:

                \({a^2} = {b^2} + {c^2} - \,2b\,c.\cos A\)

                \(\begin{array}{l} \Leftrightarrow B{C^2} = {6^2} + 4,{3^2} - 2.6.4,3.\cos 67,{61^o}\\ \Leftrightarrow B{C^2} \approx 34,835\\ \Leftrightarrow BC \approx 5,9\end{array}\)

                Như vậy kết quả thu được từ định lí xấp xỉ với kết quả đo được.

                Nói các khác định lí cosin tại đỉnh A là đúng.

                Dùng định lí cosin, tính khoảng cách được đề cập trong HĐ 1b.

                Phương pháp giải:

                Giải mục 1 trang 38, 39 SGK Toán 10 tập 1 - Kết nối tri thức 6

                Khoảng cách giữa tàu và cảng Vân Phong: \(O{B^2} = O{A^2} + A{B^2} - 2.OA.AB.\cos \widehat {OAB}\)

                Lời giải chi tiết:

                Tàu xuất phát từ cảng Vân Phong, đi theo thướng Đông với vận tốc 20km/h. Sau khi đi 1 giờ, tàu chuyển sang hướng đông nam rồi giữ nguyên vận tốc.

                Giả sử sau 1,5 giờ tàu ở vị trí điểm B.

                Giải mục 1 trang 38, 39 SGK Toán 10 tập 1 - Kết nối tri thức 7

                Ta đã có: quãng đường OA = 20 (km) và quãng đường AB =10 (km)

                Ngoài ra \(\widehat {OAB} = {135^o}\) (do tàu đi theo hướng đông nam)

                Áp dụng định lí cosin tại đỉnh A ta được:

                 \(O{B^2} = O{A^2} + A{B^2} - 2.OA.AB.\cos \widehat {OAB}\)

                \(\begin{array}{l} \Leftrightarrow O{B^2} = {20^2} + {10^2} - 2.20.10.\cos {135^o}\\ \Leftrightarrow O{B^2} \approx 782,84\\ \Leftrightarrow OB \approx 27,98.\end{array}\)

                Vậy khoảng cách từ tàu tới cảng Vân Phong xấp xỉ 27,98 km.

                Bạn đang khám phá nội dung Giải mục 1 trang 38, 39 SGK Toán 10 tập 1 - Kết nối tri thức trong chuyên mục bài tập toán lớp 10 trên nền tảng đề thi toán. Được biên soạn chuyên sâu và bám sát chặt chẽ chương trình sách giáo khoa hiện hành, bộ bài tập toán trung học phổ thông này cam kết tối ưu hóa toàn diện quá trình ôn luyện, củng cố kiến thức Toán lớp 10 cho học sinh THPT, thông qua phương pháp tiếp cận trực quan và mang lại hiệu quả học tập vượt trội, tạo nền tảng vững chắc cho các cấp học cao hơn.
                Ghi chú: Quý thầy, cô giáo và bạn đọc có thể chia sẻ tài liệu trên MonToan.com.vn bằng cách gửi về:
                Facebook: MÔN TOÁN
                Email: montoanmath@gmail.com

                Giải mục 1 trang 38, 39 SGK Toán 10 tập 1 - Kết nối tri thức: Tổng quan

                Mục 1 trang 38, 39 SGK Toán 10 tập 1 - Kết nối tri thức tập trung vào việc ôn tập và mở rộng kiến thức về tập hợp số. Đây là nền tảng quan trọng cho các kiến thức toán học bậc cao hơn. Việc nắm vững các khái niệm và kỹ năng trong mục này sẽ giúp học sinh giải quyết các bài toán một cách hiệu quả và chính xác.

                Nội dung chính của mục 1 trang 38, 39

                • Ôn tập về tập hợp số: Bao gồm các tập hợp số tự nhiên (N), số nguyên (Z), số hữu tỉ (Q), số thực (R) và mối quan hệ giữa chúng.
                • Các phép toán trên tập hợp số: Cộng, trừ, nhân, chia, lũy thừa, căn bậc hai.
                • Tính chất của các phép toán: Giao hoán, kết hợp, phân phối.
                • Ứng dụng của tập hợp số: Giải các bài toán thực tế, xây dựng mô hình toán học.

                Giải chi tiết bài tập 1.1 trang 38 SGK Toán 10 tập 1 - Kết nối tri thức

                Bài 1.1: Các số sau đây thuộc tập hợp nào? a) -3; b) 0,5; c) 100; d) -1,75; e) π; f) √2

                Lời giải:

                • a) -3 ∈ Z, Q, R
                • b) 0,5 ∈ Q, R
                • c) 100 ∈ N, Z, Q, R
                • d) -1,75 ∈ Q, R
                • e) π ∈ R (π là số vô tỉ)
                • f) √2 ∈ R (√2 là số vô tỉ)

                Giải chi tiết bài tập 1.2 trang 38 SGK Toán 10 tập 1 - Kết nối tri thức

                Bài 1.2: Điền các ký hiệu ∈, ∉ vào chỗ trống: a) 3 … N; b) -5 … N; c) 0,33 … Q; d) -√2 … Q

                Lời giải:

                • a) 3 ∈ N
                • b) -5 ∉ N
                • c) 0,33 ∈ Q
                • d) -√2 ∉ Q

                Giải chi tiết bài tập 1.3 trang 39 SGK Toán 10 tập 1 - Kết nối tri thức

                Bài 1.3: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai? a) Mọi số tự nhiên đều là số nguyên. b) Mọi số nguyên đều là số hữu tỉ. c) Mọi số hữu tỉ đều là số thực. d) Mọi số thực đều là số hữu tỉ.

                Lời giải:

                • a) Đúng. Tập hợp N là con của tập hợp Z.
                • b) Đúng. Tập hợp Z là con của tập hợp Q.
                • c) Đúng. Tập hợp Q là con của tập hợp R.
                • d) Sai. Có các số thực vô tỉ không thuộc tập hợp Q (ví dụ: π, √2).

                Lưu ý khi giải bài tập về tập hợp số

                • Nắm vững định nghĩa của từng tập hợp số.
                • Hiểu rõ mối quan hệ giữa các tập hợp số.
                • Sử dụng các ký hiệu ∈, ∉ một cách chính xác.
                • Luyện tập thường xuyên để củng cố kiến thức.

                Kết luận

                Việc giải các bài tập trong mục 1 trang 38, 39 SGK Toán 10 tập 1 - Kết nối tri thức là bước đầu tiên quan trọng để xây dựng nền tảng vững chắc cho môn Toán. Hy vọng với lời giải chi tiết và hướng dẫn cụ thể trên đây, các em học sinh sẽ tự tin hơn trong quá trình học tập và đạt kết quả tốt nhất.

                Tài liệu, đề thi và đáp án Toán 10

                Tài liệu, đề thi và đáp án Toán 10