Chào mừng bạn đến với bài học về Lý thuyết Dấu của tam thức bậc hai, một phần quan trọng trong chương trình Toán 10 Kết nối tri thức. Bài học này sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản và cần thiết để giải quyết các bài toán liên quan đến tam thức bậc hai.
Chúng ta sẽ cùng nhau khám phá cách xác định dấu của tam thức bậc hai, ứng dụng của lý thuyết này trong việc giải bất phương trình bậc hai và các bài toán thực tế khác.
A. Lý thuyết 1. Dấu của tam thức bậc hai a) Khái niệm tam thức bậc hai
A. Lý thuyết
1. Dấu của tam thức bậc hai
a) Khái niệm tam thức bậc hai
Tam thức bậc hai (đối với x) là biểu thức có dạng \(a{x^2} + bx + c\), trong đó a, b, c là các số thực cho trước và \(a \ne 0\), được gọi là các hệ số của tam thức bậc hai. |
Chú ý: Nghiệm của phương trình bậc hai \(a{x^2} + bx + c = 0\) cũng được gọi là nghiệm của tam thức bậc hai \(a{x^2} + bx + c\).
\(\Delta = {b^2} - 4ac\) và \(\Delta ' = b{'^2} - ac\) với b = 2b’ tương ứng được gọi là biệt thức và biệt thức thu gọn của tam thức bậc hai \(a{x^2} + bx + c\). |
b) Dấu của tam thức bậc hai
Mối quan hệ giữa dấu của tam thức bậc hai \(a{x^2} + bx + c\) với dấu của hệ số a trong từng trường hợp của \(\Delta \) được phát biểu trong định lí về dấu của tam thức bậc hai sau đây:
Cho tam thức bậc hai \(f(x) = a{x^2} + bx + c\) \((a \ne 0)\). - Nếu \(\Delta < 0\) thì f(x) cùng dấu với hệ số a \(\forall x \in \mathbb{R}\). - Nếu \(\Delta = 0\) thì f(x) cùng dấu với hệ số a với mọi \(x \ne - \frac{b}{{2a}}\) và \(f\left( { - \frac{b}{{2a}}} \right) = 0\). - Nếu \(\Delta > 0\) thì tam thức f(x) có hai nghiệm phân biệt \({x_1}\) và \({x_2}\) \(({x_1} < {x_2})\). Khi đó: + f(x) cùng dấu với hệ số a \(\forall x \in ( - \infty ;{x_1}) \cup ({x_2}; + \infty )\). + f(x) trái dấu với hệ số a \(\forall x \in ({x_1};{x_2})\). |
Chú ý: Trong định lí về dấu của tam thức bậc hai, có thể thay \(\Delta \) bởi \(\Delta '\).
2. Bất phương trình bậc hai
Bất phương trình bậc hai ẩn x là bất phương trình có dạng \(a{x^2} + bx + c > 0\) (hoặc \(a{x^2} + bx + c \ge 0\), \(a{x^2} + bx + c < 0\), \(a{x^2} + bx + c \le 0\)), trong đó a, b, c là những số thực đã cho và \(a \ne 0\). Số thực \({x_0}\) gọi là nghiệm của bất phương trình bậc hai \(a{x^2} + bx + c > 0\), nếu \(a{x_0}^2 + b{x_0} + c > 0\). Tập hợp gồm tất cả các nghiệm của bất phương trình bậc hai \(a{x^2} + bx + c > 0\) gọi là tập nghiệm của bất phương trình này. Giải một bất phương trình bậc hai là tìm tập nghiệm của nó. |
Nhận xét: Để giải bất phương trình bậc hai \(a{x^2} + bx + c > 0\) (hoặc \(a{x^2} + bx + c \ge 0\), \(a{x^2} + bx + c < 0\), \(a{x^2} + bx + c \le 0\)) ta cần xét dấu tam thức \(a{x^2} + bx + c\), từ đó suy ra tập nghiệm.
B. Bài tập
Bài 1: Hãy cho biết biểu thức nào sau đây là tam thức bậc hai?
A. \(3x + 2\sqrt x + 1\)
B. \( - 5{x^4} + 3{x^2} + 4\)
C. \( - \frac{2}{3}{x^2} + 7x - 4\)
D. \({\left( {\frac{1}{x}} \right)^2} + 2\frac{1}{x} + 3\)
Giải:
\( - \frac{2}{3}{x^2} + 7x - 4\) là tam thức bậc hai với \(a = - \frac{2}{3},b = 7,c = - 4\).
Bài 2: Xét dấu các tam thức bậc hai sau đây:
a) \({x^2} + x + 1\).
b) \( - \frac{3}{2}{x^2} + 9x - \frac{{27}}{2}\).
c) \(2{x^2} + 6x - 8\).
Giải:
a) \(f(x) = {x^2} + x + 1\) có \(\Delta = - 3 < 0\) và \(a = 1 > 0\) nên f(x) > 0 với mọi \(x \in \mathbb{R}\).
b)
\(f(x) = - \frac{3}{2}{x^2} + 9x - \frac{{27}}{2}\) có \(\Delta = 0\) và \(a = - \frac{3}{2} < 0\) nên f(x) có nghiệm kép x = 3 và f(x) < 0 với mọi \(x \ne 3\).
c) Dễ thấy \(f(x) = 2{x^2} + 6x - 8\) có \(\Delta ' = 25 > 0\), a = 2 > 0 và có hai nghiệm phân biệt \({x_1} = - 4\), \({x_2} = 1\). Do đó ta có bảng xét dấu:
Suy ra f(x) > 0 với mọi \(x \in ( - \infty ; - 4) \cup (1; + \infty )\) và f(x) < 0 với mọi \(x \in ( - 4;1)\).
Bài 3: Giải các bất phương trình sau:
a) \(3{x^2} + x + 5 \le 0\).
b) \( - 3{x^2} + 2\sqrt 3 x - 1 \ge 0\).
c) \( - {x^2} + 2x + 1 > 0\).
Giải:
a) Tam thức \(f(x) = 3{x^2} + x + 5\) có \(\Delta = - 59 < 0\), hệ số a = 3 > 0 0 nên f(x) luôn dương (cùng dấu với a) với mọi x, tức là \(3{x^2} + x + 5 > 0\) với mọi \(x \in \mathbb{R}\). Suy ra bất phương trình vô nghiệm.
b) Tam thức \(f(x) = - 3{x^2} + 2\sqrt 3 x - 1\) có \(\Delta ' = 0\), hệ số a = -3 < 0 nên f(x) có nghiệm kép \(x = \frac{{\sqrt 3 }}{3}\) và f(x) luôn âm (cùng dấu với a) với mọi \(x \ne \frac{{\sqrt 3 }}{3}\), tức là \( - 3{x^2} + 2\sqrt 3 x - 1 < 0\) với mọi \(x \ne \frac{{\sqrt 3 }}{3}\).
Suy ra bất phương trình có nghiệm duy nhất \(x = \frac{{\sqrt 3 }}{3}\).
c) Tam thức \(f(x) = - {x^2} + 2x + 1\) có \(\Delta ' = 2 > 0\) nên f(x) có hai nghiệm \({x_1} = 1 - \sqrt 2 \) và \({x_2} = 1 + \sqrt 2 \).
Mặt khác, a = -1 < 0, do đó ta có bảng xét dấu sau:
Tập nghiệm của bất phương trình là \(S = \left( {1 - \sqrt 2 ;1 + \sqrt 2 } \right)\).
Tam thức bậc hai là một biểu thức toán học quan trọng trong đại số, đặc biệt là khi giải các bài toán liên quan đến bất phương trình bậc hai và các bài toán ứng dụng. Hiểu rõ về dấu của tam thức bậc hai là chìa khóa để giải quyết hiệu quả các bài toán này.
Tam thức bậc hai là một biểu thức có dạng f(x) = ax2 + bx + c, trong đó a, b, và c là các hệ số thực và a ≠ 0.
Nghiệm của tam thức bậc hai là các giá trị của x sao cho f(x) = 0. Để tìm nghiệm, ta giải phương trình bậc hai ax2 + bx + c = 0. Phương pháp giải thường dùng là công thức nghiệm:
x1,2 = (-b ± √(b2 - 4ac)) / 2a
Biệt thức delta (Δ) được tính bằng công thức: Δ = b2 - 4ac. Delta đóng vai trò quan trọng trong việc xác định số lượng nghiệm của phương trình bậc hai:
Dấu của tam thức bậc hai phụ thuộc vào hệ số a và delta (Δ):
Để dễ dàng xác định dấu của tam thức bậc hai, ta có thể sử dụng bảng xét dấu:
Khoảng giá trị của x | Dấu của (x - x1) | Dấu của (x - x2) | Dấu của f(x) (với a > 0) |
---|---|---|---|
x < x1 | - | - | + |
x1 < x < x2 | + | - | - |
x > x2 | + | + | + |
Lý thuyết dấu của tam thức bậc hai được ứng dụng rộng rãi trong việc:
Xét tam thức bậc hai f(x) = 2x2 - 5x + 2. Ta có:
Vậy phương trình 2x2 - 5x + 2 = 0 có hai nghiệm phân biệt:
x1 = 2 và x2 = 1/2
Do đó, tam thức bậc hai f(x) dương khi x < 1/2 hoặc x > 2, âm khi 1/2 < x < 2.
Hy vọng bài học này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về Lý thuyết Dấu của tam thức bậc hai. Hãy luyện tập thêm các bài tập để nắm vững kiến thức và áp dụng vào giải quyết các bài toán thực tế.